Cây thanh long

Tác dụng của cây thanh long

Nhắc đến cây thanh long chắc hẳn không còn xa lạ gì với chúng ta nữa. Đây là 1 loại cây ăn quả thường xuyên xuất hiện và có thể dễ dàng bắt gặp ở bất cứ đâu. Nhưng đằng sau loại cây ăn quả này là những tác dụng không thể ngờ tới của nó. Bài viết dưới hãy cùng nhà thuốc Apharma tìm hiểu những công dụng chữa bệnh mà cây thanh long mang lại nhé!

Tìm hiểu chung về cây thanh long

Tên tiếng anh: Cây thanh long còn được gọi với cái tên Pitahaya, Dragon fruit

Cây thanh long (Dragon fruit) là cây gì?

Thanh long là một loài cây được trồng để lấy quả là chủ yếu và đây cũng là tên của một vài chi thuộc họ của cây xương rồng.

Khu vực phân bố

Thanh long là loài thực vật bản địa ở Mexico, các nước Nam Mỹ và Trung Mỹ. Hiện nay, loài cây này cũng được trồng khá phổ biến ở các nước nằm trong khu vực Đông Nam Á như Việt Nam, Malaysia, Đài Loan, Philippines, Indonesia (đặc biệt là ở miền tây đảo Java); Thái Lan, miền nam Trung Quốc và một vài khu vực khác.

Cây thanh long
Hình ảnh cây thanh long

Đặc điểm nhận dạng về cây thanh long

Thanh long là loại thân bò với 3 cánh dẹt, có màu xanh lục nhạt, các lá đài và các cánh hoa dính vào nhau tạo thành ống. Hoa có nhiều tiểu nhuỵ, quả  thanh long có nhiều thịt với lớp vỏ ngoài dày có màu đỏ tươi với những phiến hoa còn sót lại. Quả thanh long dài khoảng từ 18-20cm, đường kính khoảng 12-15cm. Sau lớp vỏ hơi dày có màu đỏ chính là phần thịt màu trắng (hoặc màu đỏ) với rất nhiều hạt màu đen nhỏ li ti giống các hạt vừng nhỏ.

Quả thanh long
Hình ảnh quả thanh long

Quả và hạt thanh long: có các hạt gần giống như hạt vừng đen nằm lẫn lộn xộn trong ruột. Phần cùi thịt trong ruột quả thường được người dân ăn khi  quả còn tươi,  ăn vào có mùi vị thơm dịu, ngọt nhạt thanh và cung cấp ít lượng calo. Quả thanh long có thể dùng chế biến thành nước quả hay rượu vang, hoa thanh long có thể ăn luôn hoặc ngâm vào trong  nước giống như chè. Mặc dù các hạt nhỏ li ti nằm trong quả được ăn cùng với thịt của ruột quả nhưng chúng lại không bị tiêu hoá như cùi thịt.

Hoa thanh long: hoa của cây thanh long chỉ nở vào ban đêm (trong khoảng thời gian từ  7h tối theo giờ Việt Nam) hoa có màu trắng và có mùi thơm nhẹ tỏa ra, bông hoa nở ra hình tròn lớn nên nó còn được gọi là “hoa trăng ” hay gọi là “nữ hoàng của đêm”, bên trong nhụy hoa chứa nhiều bột mịn có mùi thơm. Chính vì thế, ngoài việc trồng cây để ăn trái, thì thanh long còn được trồng làm cây cảnh.

Phân loại cây thanh long

Thanh long ruột trắng – vỏ đỏ: Loại thanh long này được trồng khá phổ biến ở các tỉnh nam Trung Bộ và Nam Bộ nhưng nổi tiếng nhất là ở Bình Thuận. Thanh long ruột trắng – vỏ đỏ sinh trưởng và phát triển tốt ở những nơi có ánh sáng cao và toàn phần và được trồng trên nhiều loại đất khác nhau.

Thanh long ruột trắng – vỏ vàng: Loại này cũng có đặc điểm sinh học giống như thanh long ruột trắng thông thường, tuy nhiên loại thanh long vỏ vàng này thay cho loại ruột màu trắng, hạt to nhỏ không đều. 

Thanh long đỏ: loại quả này hiện đang được trồng ở một vài vùng ở Bình Thuận, nó có yêu cầu về sinh trưởng và dinh dưỡng cao, vì thế loại cây này rất khó trồng.

Thanh long trắng và thanh long đỏ
Thanh long trắng và thanh long đỏ

Thành phần dinh dưỡng trong quả thanh long

Về thành phần dinh dưỡng, cứ trong 100g thanh long được ăn có chứa:cellulose 1,4g nước 84g, protein 1,4g, glucid 11,8g, lipid 0,4g, vitamin C, một ít vitamin A, chất nhầy.

Ngoài ra, các nhà khoa học nghiên cứu ước tính rằng, chỉ cần khoảng 600-700g thanh long đủ cung cấp một lượng vitamin C cần thiết quan trọng cho cơ thể, chống một số chứng bệnh do thiếu vitamin C.

Tính vị, tác dụng

Thanh long có vị ngọt thanh nhạt, tính mát; nó có tác dụng giúp thanh nhiệt, nhuận phế. Thân cây có tác dụng giúp thư cân hoạt lạc, giải độc.

Quả thanh long có tác dụng giải nhiệt giải khát, nhuận tràng, lợi tiểu.

Hoa của thanh long có tác dụng thanh nhiệt, dưỡng âm, giải độc.

Những tác dụng không ngờ mà cây thanh long mang lại cho sức khỏe con người

Ngoài là loại cây ăn quả được người dân sử dụng rộng rãi thì cây thanh long còn có những tác dụng to lớn giúp tăng cường sức khỏe. Dưới đây các bạn sẽ được tìm hiểu các công dụng vốn có của thanh long tốt cho sức khỏe.

Tác dụng của thanh long
Tác dụng của thanh long

Tăng cường sức khỏe tim mạch

Thanh long có khả năng giúp làm giảm bớt  hàm lượng cholesterol có hại cho cơ thể đồng thời, giúp tăng cường các loại chất béo có lợi cho cơ thể, vì vậy mà có thể giúp tim mạch hoạt động tốt hơn. Nghiên cứu cho thấy rằng ăn nhiều quả thanh long sẽ giúp giảm các nguy cơ gây mắc các bệnh về tim mạch và giúp giảm thiểu, ngăn ngừa bệnh cao huyết áp. Thanh long loại cây thần kỳ này chính là nguồn chất béo bão hòa rất tốt cho sức khỏe  và tốt cho tim mạch.

Ngừa ung thư

Vì trong quả thanh long có chứa nhiều chất chống oxy hóa nên nếu thường xuyên ăn thì cơ thể của chúng ta sẽ có được khả năng giúp chống lại sự tấn công của các gốc tự do và các tia cực tím gây hại từ ánh nắng mặt trời – đây chính là những tác nhân gây ung thư và vấn đề gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người.

Giúp ngăn ngừa táo bón

Như đã biết thì chất xơ là một trong những dưỡng chất quan trọng và cần thiết cho cả người lớn và trẻ em. Nhờ có chất xơ mà cơ thể mới có thể tiêu hóa thức ăn một cách dễ dàng nhất, từ đó giúp phòng ngừa hiệu quả các bệnh về đường tiêu hóa cũng như là táo bón.

Tốt cho các bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường

Lượng chất xơ cao có trong thanh long tốt cho những người mắc bệnh tiểu đường. Vì quả thanh long có khả năng giúp ổn định lượng đường trong máu bằng cách ức chế lượng đường trong cơ thể tăng cao.

Chống lão hóa

Là loại quả giàu vitamin C và chất chống oxy hóa, thanh long bảo vệ các axit béo và màng tế bào khỏi các gốc tự do. Vitamin C  còn được biết đến là chất tái tạo alpha-tocopherol – chất chống oxy hoá.  Chính vì vậy mà thanh long có tác dụng giúp chống lại các dấu hiệu lão hóa sớm của da như là mất độ đàn hồi và các nếp nhăn.

Thanh long giúp chống lão hóa
Ăn thanh long giúp chống lão hóa hiệu quả

Đặc biệt hơn, vitamin C đóng  vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sản xuất Collagen. Đây là protein quyết định độ đàn hồi, săn chắc và tươi trẻ của làn da, có ý nghĩa rất quan trọng đối với nhan sắc của phụ nữ.

Xoa dịu da bị cháy nắng

Nếu như kết hợp thanh long cùng nước ép dưa chuột và mật ong, bạn sẽ có một hợp chất làm dịu bớt làn da bị cháy nắng. Với một lượng vitamin B3 dồi dào, thanh long có thể cung cấp dưỡng ẩm cho da bị cháy nắng và giúp giải phóng nhiệt từ các vùng da bị ảnh hưởng hiệu quả.

Ngăn ngừa và trị mụn

Với một lượng vitamin C dồi dào, thanh long có thể giúp bạn phòng ngừa và trị mụn hiệu quả. Bạn có thể nghiền nát một miếng thanh long rồi dùng nó thoa vào các nốt mụn đỏ trên mặt, để khô sau 15 phút sau đó rửa sạch  lại với nước. Bạn có thể lập lại 2 -3 lần một tuần.

Giảm thiếu máu khi mang thai

Thanh long là một trong số các loại trái cây tươi có chứa sắt. Thanh long là một lựa chọn tuyệt vời bởi vì cứ một khẩu phần ăn sẽ chứa 8% lượng sắt được khuyến nghị bổ sung hàng ngày của bạn (RDI). Thanh long cũng chứa vitamin C, giúp cho cơ thể hấp thụ chất sắt tốt hơn.

Thanh long là nguồn Magie tốt

Thanh long cung cấp nhiều magie nhất trong  hầu hết các loại trái cây. Trung bình, cơ thể bạn sẽ chứa khoảng 24g magie, khoảng 1 ounce. Số lượng magie này dường như rất nhỏ. Tuy nhiên Magie có mặt trong hầu hết các tế bào trong cơ thể và tham gia vào khoảng hơn 600 phản ứng hóa học quan trọng của cơ thể.

Magie tham gia vào hầu hết các phản ứng cần thiết cho sự phân hủy chuyển hoá thức ăn thành năng lượng, hình thành xương và thậm chí còn tạo ra DNA.

Quả thanh long chứa nhiều chất dinh dưỡng
Trong quả thanh long chứa nhiều dưỡng chất rất tốt cho sức khỏe

Một số lưu ý khi ăn thanh long và dùng các bài thuốc từ thanh long

Thanh long là một loại hoa quả có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe, tuy vậy nếu ăn thanh long không đúng cách, bạn vẫn có thể gặp những nguy cơ tiềm ẩn có hại cho sức khỏe. Sau đây là một số lưu ý bạn cần nhớ khi sử dụng thanh long: 

  • Người bị tiêu chảy không nên ăn thanh long vì đây là một loại quả có tính lạnh. Ăn có thể khiến tình trạng bệnh trở nên trầm trọng hơn.
  • Chị em phụ nữ, nhất là trong thời kỳ kinh nguyệt cũng không nên ăn quá nhiều thanh long.
  • Phụ nữ có thai cần lưu ý không ăn nhiều thanh long nếu cơ thể bị dị ứng với protein thực vật vì trong thanh long chứa khá nhiều dưỡng chất này.
  • Chú ý không ăn thanh long với sữa bò vì có thể ảnh hưởng đến hệ thống tiêu hóa của cơ thể.
  • Về chọn lựa quả thanh long, nên chọn những quả tươi ngon, trước khi bổ nên rửa sạch vỏ ngoài dù chỉ ăn phần bên trong để tránh vi khuẩn xâm nhập.

Địa chỉ cung cấp các bài thuốc từ cây thanh long

Ngoài việc ăn thanh long như một loại hoa quả giải nhiệt, giải khát, có khá nhiều bài thuốc cũng sử dụng thanh long như một thành phần không thể thiếu. Nếu bạn có nhu cầu tìm mua những bài thuốc từ cây thanh long thì Nhà thuốc Apharma là địa chỉ bạn không nên bỏ qua. 

Đến với Nhà thuốc trực tuyến Apharma, bạn có thể lựa chọn hình thức mua hàng trực tiếp hoặc online, chúng tôi đều có những tư vấn viên tận tình chăm sóc ở cả 2 hình thức.

Trên đây là thông tin về cây thanh long và những tác dụng không ngờ đối với sức khỏe mà Nhà thuốc Apharma tổng hợp được. Cần lưu ý rằng những thông tin này chỉ mang tính chất tham khảo. Cảm ơn các bạn đã quan tâm và theo dõi bài viết. Hy vọng rằng bài viết sẽ giúp ích cho bạn trong việc lựa chọn và sử dụng loại trái cây này trong các bữa ăn của gia đình mình. 

Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *