Suy giảm trí nhớ

Trí nhớ kém ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, ngoài ra còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ khác

Suy giảm trí nhớ không phải là căn bệnh hiếm gặp trong xã hội hiện nay. Theo thống kê của các nhà khoa học, trên thế giới cứ 3 người sẽ có 1 trường hợp mắc căn bệnh này. Không chỉ vậy, bệnh còn diễn biến phức tạp theo thời gian. Để tìm hiểu chi tiết hơn về căn bệnh này mời bạn đón đọc bài viết sau của Nhà thuốc Apharma nhé. 

Khái niệm về căn bệnh suy giảm trí nhớ

Suy giảm trí nhớ được hiểu là hiện tượng não bộ của con người không thể nhớ lâu về sự vật, hiện tượng xảy ra trong khoảng thời gian gần. Không chỉ vậy, trí nhớ kém ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, làm việc của chúng ta.

Suy giảm trí nhớ nếu đang ở giai đoạn nhẹ, con người chỉ quên đi một số việc xảy ra trong quá khứ thì không được gọi là bệnh. Đây chỉ là một hiện tượng não bộ tự đào thải những ký ức không quan trọng. Tuy nhiên, đối với các trường hợp quên đi những chuyện mới xảy ra, những sự việc quan trọng trong thời gian không quá 2 3 ngày thì chính là căn bệnh mất trí nhớ.

Trí nhớ kém ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, ngoài ra còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ khác
Trí nhớ kém ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, ngoài ra còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ khác

Suy giảm trí nhớ tạm thời

Suy giảm trí nhớ tạm thời là hiện tượng não bộ quên đi những ký ức về các sự việc trong một thời gian nhất định. Ví dụ như: bạn quên mất thời gian đón con, quên rằng hôm qua đã để chìa khóa xe ở đâu,… Thông thường, mất trí nhớ tạm thời thường quên những sự việc nhỏ trong đời sống hằng ngày.

Tuy nhiên, những ký ức của bạn không hoàn toàn biến mất đi. Chứng mất trí nhớ tạm thời sẽ khắc phục được trong khoảng thời gian từ 1 tới 2 ngày hoặc có thể chỉ sau vài giờ. Những người mắc bệnh mất trí nhớ tạm thời thường ở tình trạng nhẹ, không quá nghiêm trọng và ảnh hưởng tới đời sống.

Suy giảm trí nhớ trong thời gian dài

Suy giảm trí nhớ trong thời gian dài là dấu hiệu bệnh đã chuyển biến xấu đi. Thông thường, những bệnh nhân bị mắc bệnh sẽ không thể nhớ lại được những chuyện đã xảy ra trong quá khứ. Không chỉ vậy, họ thường quên những thông tin quan trọng như tên tuổi, năm sinh, chỗ ở,… Vì vậy, chứng bệnh này ảnh hưởng rất lớn tới cuộc sống và công việc. 

Suy giảm trí nhớ ở người trẻ tuổi

Người trẻ trước những áp lực của cuộc sống và công việc, não bộ thường xuyên hoạt động quá mức và không được nghỉ ngơi. Vì vậy, hiện nay số người trẻ tuổi mắc căn bệnh suy giảm trí nhớ đang ở mức báo động.

Trong học tập cũng như làm việc, người trẻ thường quên deadline, những nội dung quan trọng và khó tập trung để nhớ những con số. Chất lượng công việc vì thế cũng bị giảm sút đi rất nhiều.

Người trẻ tuổi cũng có thể gặp phải chứng suy giảm trí nhớ
Người trẻ tuổi cũng có thể gặp phải chứng suy giảm trí nhớ

Trí nhớ giảm sút ở người già hay là căn bệnh đãng trí

Đãng trí ở người già là hiện tượng thường xuyên xảy ra. Những người cao tuổi thường rất dễ quên những hiện tượng sự việc xảy ra trong đời sống. Không chỉ vậy, những người già còn quên mất tên tuổi, những người thân trong gia đình.

Chúng ta đã thấy nhiều trường hợp người già đã đi lạc do không thể nhớ vị trí nhà cũng như cách thức liên lạc với người thân. Nhiều ông, bà mắc căn bệnh đãng trí đã không thể nhớ mình là ai, sống ở đâu,… Đây là vấn đề nghiêm trọng, gia đình cần lưu ý và trông nom những người cao tuổi mắc căn bệnh đãng trí.

Số lượng người suy giảm trí nhớ gia tăng rất nhanh vào những khoảng thời gian gần đây. Với sự phát triển về xã hội, con người cũng đương đầu với số lượng công việc ngày càng tăng và những stress, lo âu trong cuộc sống. Phải chăng đây có là nguyên nhân duy nhất khiến cho chúng ta suy giảm trí nhớ? Cùng bài viết sau tìm hiểu ngay những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tình trạng suy giảm trí nhớ ở con người nhé!

Nguyên nhân dẫn đến hội chứng suy giảm trí nhớ

Việc xác định đúng nguyên nhân gây giảm trí nhớ sẽ giúp bạn lựa chọn được phương pháp điều trị hợp lý. Không những thế bạn cũng biết cách điều chỉnh tốt hơn chế độ sinh hoạt, làm việc của mình để bảo vệ sức khỏe tốt hơn. Đồng thời duy trì một trí nhớ minh mẫn, ổn định. 

Trầm cảm, căng thẳng và stress trong cuộc sống

Khi con người gặp những cảm xúc tiêu cực, não bộ sẽ bị tác động theo chiều hướng xấu đi. Trung khu hành tủy chịu những áp lực khiến cho sự điều khiển hoạt động của những cơ quan này không hoạt động tốt như trước. 

Không chỉ vậy, khi quá căng thẳng và lo âu, nhịp tim và huyết áp tăng nhanh khiến cơ thể không được minh mẫn và sáng suốt. Não bộ không còn nhanh nhạy để xử lý những thông tin chính xác. Vì vậy, chúng ta dễ dàng quên mất những ký ức, sự việc xảy ra trong ngày.

Ngủ không đủ giấc cũng gây nên triệu chứng hay quên

Khi cơ thể không được ngủ đủ 8 tiếng mỗi người, thời gian não bộ nghỉ ngơi cũng không còn được đảm bảo. Khi ấy, não không được giảm bớt căng thẳng sau một ngày xử lý hàng tá công việc. Điều này ảnh hưởng trực tiếp tới  khả năng ghi nhớ cũng như hình thành nên những ký ức của não bộ.

Ngủ không đủ giấc có thể gây suy giảm trí nhớ
Ngủ không đủ giấc có thể gây suy giảm trí nhớ

Não bộ bị thoái hóa do tuổi tác gây mất tập trung hay quên

Não bộ là cơ quan rất nhạy cảm, được cấu tạo từ vô số các tế bào thần kinh bởi những chất nối được gọi là xinap. Chúng có cơ chế tự đào thải những tế bào đã chết, hoặc không có khả năng hoạt động tốt. Sau đó, cơ thể sẽ hình thành những tế bào mới thế chỗ cho những tế bào đã bị thoái hóa.

Tuy nhiên đối với người già, việc hình thành tế bào mới bị chậm, hoặc không có quá trình này. Vì vậy, những tế bào thoái hóa không được thay thế khiến cho não bộ hoạt động trì trệ.

Bên cạnh đó chúng ta cũng có thể liệt kê thêm những nguyên nhân khác dẫn đến sự suy giảm trí nhớ ở con người, cụ thể như: 

  • Chế độ dinh dưỡng không đảm bảo, sử dụng nhiều chất kích thích và đồ ăn dầu mỡ.
  • Không thường xuyên tập thể thao, lười vận động.
  • Mắc phải những căn bệnh về trí não như đột quỵ, chấn thương não,…
  • Rối loạn nội tiết tố.
  • Phụ nữ sau sinh, bệnh nhân sau những ca phẫu thuật,..

Ung thư

Ung thư được xem là thủ phạm gây ra bệnh suy giảm trí nhớ trầm trọng. Bệnh nhân trong quá trình điều trị ung thư bắt buộc phải sử dụng những loại thuốc với nhiều tác dụng phụ khác nhau.

Điều này gây ra tình trạng suy giảm trí nhớ nghiêm trọng ở người bệnh. Vì vậy, các bạn có thể tham khảo một số phương pháp để giảm thiểu tình trạng nêu trên.

Tiểu đường và cao huyết áp

Có thể bạn chưa biết rằng tiểu đường và cao huyết áp cũng là hai căn bệnh có thể gây ra chứng bệnh suy giảm trí nhớ. Việc sử dụng các loại thuốc đi kèm cũng ảnh hưởng không ít tới não bộ của chúng ta. Điều chỉnh lượng đường nạp vào kết hợp sử dụng thuốc hạ áp sẽ giúp bạn thuyên giảm tình trạng bệnh cũng như nâng cao trí nhớ của bản thân.

Tác dụng phụ của thuốc

Một số loại thuốc có tác dụng chống buồn nôn hay giảm đau cũng có thể khiến bạn suy giảm trí nhớ. Sở dĩ những loại thuốc này tác động trực tiếp đến thần kinh của người dùng. Lâu dần tình trạng trên trở nên nặng nề và phức tạp dẫn đến việc khó kiểm soát vấn đề trên.

Thiếu hụt dinh dưỡng

Thiếu hụt dinh dưỡng làm rối loạn nội tiết tố trong cơ thể khiến các cơ quan không thể phối hợp hoạt động nhịp nhàng. Điều này cũng ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng của trí nhớ bệnh nhân. Họ không thể nhớ quá lâu một bất kì việc gì nếu không được bổ sung lượng chất dinh dưỡng vừa và đủ.

Suy giảm trí nhớ là căn bệnh ảnh hưởng trực tiếp tới cuộc sống của chúng ta. Không chỉ khiến chất lượng công việc bị giảm sút, mà chứng suy giảm trí nhớ còn dẫn đến những trường hợp nguy hiểm, ảnh hưởng tiêu cực tới con người. Vì vậy, chúng ta cần nắm rõ cách ngăn ngừa, điều trị và cải thiện vấn đề này để giữ gìn và phát triển não bộ tốt nhất.

Suy giảm trí nhớ là bệnh ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người mà bạn không thể chủ quan
Suy giảm trí nhớ là bệnh ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người mà bạn không thể chủ quan

Triệu chứng của bệnh suy giảm trí nhớ

Căn bệnh suy giảm trí nhớ có nhiều triệu chứng khác nhau. Điển hình trong những tình trạng thường gặp đó chính là lặp đi lặp lại một câu hỏi giống nhau. Điều này thường gặp ở người già khi trí nhớ kém minh mẫn so với ngày trước. 

Ngoài ra, những người mắc chứng suy giảm trí nhớ cũng là những người quên những từ ngữ thông dụng trong đời sống. Chưa kể đến họ cũng không thể nhớ hết những con số trong số điện thoại hay dãy số dù mới nhìn qua.

Đôi khi người bệnh cũng có thể lẫn lộn những từ ngữ hay cách diễn đạt ý. Họ thường sử dụng các từ ngữ trong câu văn dài một cách lộn xộn và vô cùng khó hiểu.

Những người mắc chứng suy giảm trí nhớ cũng là những người sắp xếp những đồ vật lung tung, sai vị trí. Thậm chí họ còn bị lạc trong những cung đường quen thuộc mỗi ngày.

Đây đều là những triệu chứng đặc trưng nhất của tình trạng suy giảm trí nhớ. Nếu bạn đang gặp trong một số những vấn đề kể trên thì rất có thể bạn đang mắc bệnh lý này.

Cách điều trị bệnh suy giảm trí nhớ hiệu quả

Bệnh lý suy giảm trí nhớ là căn bệnh khá phổ biến và gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đối với đời sống con người. Vì vậy, việc tìm ra những cách điều trị và cải thiện trí nhớ kém là điều vô cùng cần thiết. Sau đây là một số giải pháp mà chúng ta có thể tham khảo:

Thay đổi thói quen sinh hoạt lành mạnh hơn

Thay đổi thói quen sinh hoạt là một trong những phương thức hữu hiệu giúp bạn cải thiện tối đa trí nhớ của bạn. Người bệnh nên bắt đầu từ những việc nhỏ nhặt nhất như để đồ vật ở những nơi dễ nhớ, dễ thấy.

Ngoài ra, bạn cũng có thể tập luyện trí não mỗi ngày nhờ việc tham gia các lớp học tăng cường trí não. Việc chơi các câu đố có sẵn trên internet hay tập chơi các trò chơi rèn luyện trí tuệ sẽ giúp bạn cải thiện được trí nhớ một cách đáng kể.

Thêm vào đó, các bạn cũng nên tập thể dục thường xuyên và đều đặn để cải thiện tình trạng cơ thể. Tập thể dục giúp trí não của bạn tỉnh táo và hoạt động hiệu quả hơn.

Duy trì thói quen sinh hoạt lành mạnh, tập thể dục thể thao thường xuyên để cải thiện sức khỏe và trí não
Duy trì thói quen sinh hoạt lành mạnh, tập thể dục thể thao thường xuyên để cải thiện sức khỏe và trí não

Bạn cũng nên bổ sung nhiều rau trong chế độ ăn uống của mình để giúp tăng cường trí nhớ. Theo nghiên cứu khoa học, ăn rau đặc biệt tốt dành cho người già khi căn bệnh suy giảm trí nhớ đã cận kề.

Người mắc chứng bệnh suy giảm trí nhớ cũng không nên làm quá nhiều việc cùng một lúc. Điều này làm hạn chế khả năng tập trung của bạn vì vậy bạn cũng không nhớ được quá lâu các thông tin trong quá trình làm việc.

Cuối cùng, người bệnh cũng không nên quá để ý đến những ảnh hưởng của căn bệnh suy giảm trí nhớ ảnh hưởng tới mình. Điều bạn cần làm là vui sống và tận hưởng trọn vẹn món quà của cuộc sống mang lại.

Tâm sự với người khác khi bạn gặp áp lực, mệt mỏi

Nghe qua có vẻ kỳ lạ nhưng việc tâm sự với người khác về chứng bệnh của mình sẽ giúp bạn phần nào giảm căng thẳng trong quá trình điều trị bệnh. Việc bạn giấu kín bệnh lý của mình sẽ khiến các bạn đắm chìm quá nhiều vào trong những suy nghĩ về bệnh tình.

Bạn chắc chắn sẽ cảm thấy thoải mái và nhẹ nhõm hơn rất nhiều khi có dịp tâm sự với người thân và bạn bè về những chuyện mình đang trải qua. Những người thân cận cũng sẽ đưa ra lời khuyên và phương pháp chữa bệnh dành cho bạn.

Nhận tư vấn lời khuyên từ bác sĩ hoặc dùng thuốc tăng cường trí nhớ

Rất nhiều bạn trẻ hiện nay tìm đến các bác sĩ để nhận lời khuyên về chứng bệnh suy giảm trí nhớ. Bác sĩ sẽ là những chuyên gia trong lĩnh vực này và chỉ ra phác đồ điều trị hợp lý nhất dành cho bạn.

Trước khi ghé thăm bác sĩ, bạn nên chuẩn bị một danh sách tất cả những loại thuốc điều trị mà bạn đang sử dụng. Danh sách này bao gồm những loại thuốc thảo mộc, vitamin, thực phẩm chức năng,…

Bạn cũng nên đi cùng một người bạn hay thành viên thân thiết gắn bó trong gia đình của bạn. Trong quá trình trao đổi với bác sĩ, họ sẽ giúp bạn chỉ ra một số triệu chứng hay tình trạng bạn đang gặp nhưng chính bạn cũng đang hoang mang về điều đó.

Hy vọng rằng những thông tin về chứng bệnh suy giảm trí nhớ Nhà thuốc Apharma tổng hợp trên đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về bệnh lý này. Chúc quý độc giả luôn duy trì được sức khỏe tốt để tận hưởng cuộc sống một cách trọn vẹn. Cảm ơn các bạn vì đã theo dõi bài viết.

Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *