Stress

Stress được xem như là căn bệnh của thế kỷ 21 khi ngày càng nhiều người hiện đại rơi vào tình trạng căng thẳng thần kinh. Vì là vấn đề phổ biến nên đa phần chúng ta thường bỏ qua những cơn stress vì nghĩ chúng không đáng lo. Thế nhưng, thực tế stress chính là “kẻ chủ mưu” khiến sức khỏe của bạn xuống cấp, ảnh hưởng nghiêm trọng và tâm lý và tinh thần.

Bạn biết gì về stress – áp lực của những người trẻ thời hiện đại?

Stress là gì?

Stress là tình trạng căng thẳng thần kinh, bao gồm các yếu tố vật lý và hóa học, khi bản thân một người đang cố gắng thích nghi với các sự thay đổi hay những áp lực từ bên ngoài và cả bên trong. Stress sẽ tạo ra những phản ứng bên trong cơ thể như: tim đập nhanh, lượng đường trong máu tăng cao, nhịp thở nhanh, căng cơ,… Về mặt tâm lý, stress sẽ đem đến cảm giác mệt mỏi, chán nản, bức bối, đau đầu,..

Stress là vấn đề ngày càng lớn trong cuộc sống hiện đại
Stress là vấn đề ngày càng lớn trong cuộc sống hiện đại

Những đối tượng dễ bị stress tấn công

Stress là vấn đề của đa phần mọi người trong xã hội. Tuy nhiên những đối tượng sau đây dễ dàng gặp phải tình trạng căng thẳng đầu óc dẫn đến stress nặng như: 

  • Người có sức khỏe yếu: Bị suy dinh dưỡng hay thường xuyên ốm đau, người đang phải điều trị các bệnh nan y,…
  • Người có môi trường sống không lành mạnh, thường xuyên phải chứng kiến hay tham gia những xung đột, tranh cãi trong cuộc sống.
  • Những người gặp áp lực trong công việc, thường xuyên phải tăng ca hay làm việc quá sức.
  • Người thiếu tự ti, ít mối quan hệ xã hội
  • Người bị ảnh hưởng stress từ những người khác.

Những hậu quả mà stress để lại

Stress bản chất không hoàn toàn xấu, nó có thể là tác động giúp cho bản thân bắt đầu tập trung để làm việc hiệu quả hơn. Nhưng nếu stress liên tục và kéo dài thì có thể vô hình chung dẫn đến rất nhiều những hệ lụy đặc biệt nguy hiểm đối với sức khỏe. 

  • Stress gây teo não, trí nhớ kém: Rất nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, việc thường xuyên stress sẽ khiến chất xám bị ăn mòn, não teo lại có nguy cơ suy giảm trí nhớ từ đó rất khó để tập trung gây ảnh hưởng đến cuộc sống và công việc. 
  • Đau dạ dày, rối loạn tiêu hóa trầm trọng: Dạ dày và đường ruột của cơ thể được ví như là bộ não thứ hai. Tại đây có hàng trăm dây thần kinh cũng hoạt động. Việc stress kéo dài thông qua dây thần kinh phế vị và tác động lên dạ dày. Là nguyên nhân chính dẫn đến trào ngược dạ dày, viêm loét, gây nên những hội chứng đường ruột như táo bón, ỉa chảy. 
  • Stress kéo dài có thể làm tăng nguy cơ đột quỵ: Tình trạng này thường xảy ra đối với những người thường xuyên gặp áp lực trong cuộc sống, phải đối mặt với những tình huống bất ngờ. Khi não bộ không thích ứng kịp có thể gây đột quỵ, vỡ mạch máu não. 

Nguyên nhân dẫn đến căng thẳng stress

Những người bị stress vì vô vàn lý do khác nhau trong cuộc sống như: căng thẳng công việc, tranh cãi trong gia đình, các vấn đề tình cảm, các tình huống xã hội, mối quan hệ giữa người thân hay bạn bè,…

Môi trường sống

Sự thay đổi bất ngờ của thời tiết và môi trường đều là những nguyên nhân gián tiếp khiến bạn cảm thấy mệt mỏi và chán nản trong cuộc sống. Đặc biệt với những ai đang sống ở thành phố lớn, môi trường ô nhiễm, khói bụi, giao thông đông đúc, chất lượng không khí kém,… đều là những vấn đề ảnh hưởng đến tâm lý và tinh thần của chúng ta. Trong điều kiện thời tiết bị biến đổi khí hậu, xảy ra nhiều vấn đề về thiên tai cũng sẽ là nguyên nhân dẫn đến stress của mỗi người.

Áp lực từ công việc và xã hội

Áp lực từ công việc và xã hội chính là tác động bên ngoài dẫn đến stress. Hiện nay, đa phần người trẻ bị căng thẳng, áp lực tâm lý đều do nguyên nhân chính bắt nguồn từ công việc. Lượng công việc quá nhiều, thời gian hoàn thành gấp gáp, thay đổi môi trường làm việc, khó hòa đồng với đồng nghiệp, khác biệt trong văn hóa làm việc,… Đây đều là những nguyên nhân dẫn đến stress. Có những vấn đề tưởng như nhỏ bé, mâu thuẫn đơn giản nhưng tích tụ ngày qua ngày cũng khiến tâm lý bị căng thẳng.

Cuộc sống hiện đại, công việc, xã hội mang theo nhiều áp lực khiến con người ta căng thẳng và dễ stress
Cuộc sống hiện đại, công việc, xã hội mang theo nhiều áp lực khiến con người ta căng thẳng và dễ stress

Ngoài ra, còn có các yếu tố xã hội khác như suy thoái kinh tế, thị trường bất ổn,… khiến cho người kinh doanh bị mất vốn, thất bại trong đầu tư đều sẽ tác động không nhỏ đến tinh thần của mỗi người và khiến người ta bị stress.

Áp lực từ gia đình và người thân

Gia đình và người thân vốn sẽ là những người giúp chúng ta được chia sẻ và giãi bày cảm xúc. Thế nhưng các vấn đề xung đột, tranh cãi, bất đồng quan điểm,… trong gia đình, giữa vợ chồng, giữa bố mẹ và con cái,… lại là nguyên nhân dẫn đến stress. Ngoài ra, còn có các áp lực đến từ những vấn đề như: mất người thân, người thân bị ốm đau, bệnh tật,…

Vấn đề về sức khỏe

Vấn đề sức khỏe là yếu tố bên trong tác động đến tâm lý của mỗi người. Những người gặp phải tình trạng sức khỏe không tốt như: suy dinh dưỡng, ốm đau, đang điều trị bệnh,… Đây là đối tượng sẽ thường cảm thấy lo lắng, suy nghĩ nhiều về sức khỏe của mình vì vậy gây stress. Theo thống kê, hơn 75% bệnh nhân trong các cơ sở y tế đều gặp vấn đề về căng thẳng tâm lý từ nhẹ đến nặng. Có thể thấy, sức khỏe cơ thể, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe tinh thần. 

Tâm lý của bản thân

Không cần những yếu tố bên ngoài hay do những đối tượng xã hội khác, đôi khi chính chúng ta là “kẻ” đã tự tạo áp lực và stress cho bản thân của mình. Những người có tính cầu toàn hay phải sống trong môi trường cạnh tranh, thường bị so sánh sẽ có những suy nghĩ để mong muốn mọi việc luôn tốt và hoàn hảo nhất. Điều này, đã tạo nên áp lực vô hình buộc hệ thần kinh phải làm việc liên tục, không ngừng nghỉ gây ra căng thẳng và áp lực tâm lý.

Ngoài ra có những người thường suy nghĩ hay để tâm quá nhiều đến cảm nhân của người khác về mình cũng dễ bị stress. Vì lúc này, bạn phải ép bản thân sống để được “vừa lòng” mọi người, nói hoặc làm những điều trái với suy nghĩ của mình, gây căng thẳng tâm lý.

Những triệu chứng của stress

Các triệu chứng và dấu hiệu bị stress được biểu hiện dưới nhiều hình thức khác nhau như thể chất, tinh thân, hành vi và cả cảm xúc.

Bạn có đang có những triệu chứng đầu tiên của stress?
Bạn có đang có những triệu chứng đầu tiên của stress?

Biểu hiện về mặt thể chất là triệu chứng stress đầu tiên

Nếu như bạn đang không gặp phải bất kỳ chấn thương nào về mặt vật lý nhưng lại thường xuyên cảm thấy đau nhức cơ thể, thì rất có thể bạn đang gặp phải các vấn đề về tâm lý và có thể là stress. Quá nhiều áp lực, căng thẳng về mặt thần kinh chính là nguyên nhân chính gây nên chứng đau đầu. Ngoài ra, nếu bạn cảm thấy mệt mỏi vì những suy nghĩ của người khác do khiếm khuyết của bản thân thì còn gặp phải tình trạng đau nhức vùng cổ và đau vai gáy. Bên cạnh đó, bạn còn cảm thấy đau nhức ở vùng vai, đau ở lưng trên, đau ở lưng dưới, đau ở khuỷu tay, đau hông, bắp chân,…

Ngoài những cảm giác đau nhức ở các bộ phận trên cơ thể, thì các biểu hiện của stress còn khiến bạn cảm thấy nhức mỏi toàn thân, tim đập nhanh, đau tức ngực khó thở, thường xuyên cảm thấy buồn nôn, bị rối loạn giấc ngủ,…

Biểu hiện về mặt tinh thần

Các vấn đề do áp lực thần kinh mang lại không chỉ tác động lên mặt thể chất mà còn tấn công trực tiếp và tinh thần và tâm lý của bạn. Bạn sẽ cảm thấy trí nhớ bị sa sút, hay quên trong công việc và cuộc sống. Ngoài ra, bạn sẽ cảm thấy không vui vẻ, hạnh phúc mà thường có cảm xúc mệt mỏi, chán nản, khó tập trung lúc làm việc và học tập. Bị stress còn khiến cho sự sáng tạo, việc nảy sinh ra các ý tưởng mới của bạn bị giảm sút,… khiến công việc của bạn bị trì trệ.

Trí nhớ sa sút, hay mệt mỏi chán nản là biểu hiện thường thấy về mặt tâm lý của stress
Trí nhớ sa sút, hay mệt mỏi chán nản là biểu hiện thường thấy về mặt tâm lý của stress

Biểu hiện về mặt hành vi

Thần kinh căng thẳng sẽ khiến bạn đôi khi không đủ tỉnh táo để làm chủ các hành vi của mình. Vì vậy, bạn sẽ thường có các hành động tiêu cực như: khóc lóc bất thường, dễ tủi thân, có thể tự làm hại chính mình và người khác, muốn thử những thứ kích thích, muốn dùng các đồ uống có cồn,… Đa phần, những người bị căng thẳng còn thường thích ăn đồ ngọt, ăn uống bất thường,…

Biểu hiện về cảm xúc

Người đang bị stress sẽ có những biểu hiện bất thường về cảm xúc. Bạn sẽ cảm thấy dễ xúc động hơn, lo lắng và sợ hãi trước mọi thay đổi của môi trường và mọi người. Một số trường hợp người bị stress còn dễ nóng giận, bực tức, thất vọng, và thường xuyên cảm thấy khó chịu,…

Điều trị và phòng ngừa stress

Phòng ngừa stress

Stress là vấn đề thường gặp và có thể xảy ra với tất cả mọi người ở mọi độ tuổi và giới tính. Từ những vấn đề, tranh cãi nhỏ nhặt trong cuộc sống cũng có thể khiến bị stress với các mức độ khác nhau. Vì vậy, để phòng ngừa stress, bạn có thể tham khảo một số gợi ý sau đây:

  • Loại bỏ những yếu tố gây stress bằng cách hạn chế suy nghĩ tiêu cực, có thời gian nghỉ ngơi và làm việc hợp lý. 
  • Luôn luôn dành thời gian để thư giãn và tập thể dục. Khi cơ thể và tâm lý của bạn được nghỉ ngơi, thư giãn thông qua các hoạt động xã hội và vận động bổ ích sẽ khiến bạn tiếp thêm năng lượng tích cực, xua tan đi căng thẳng và mệt mỏi.
  • Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh: Sức khỏe thân thể cũng ảnh hưởng đến tâm lý của mỗi chúng ta. Vì vậy nếu có chế độ ăn uống và lối sống lành mạnh sẽ giúp bạn bảo vệ cả sức khỏe và phòng ngừa stress hiệu quả.
  • Duy trì đời sống tinh thần phong phú: Những xung đột, bất đồng trong cuộc sống là điều mà mỗi chúng ta không thể tránh khỏi vì thế bạn có thể mở rộng mối quan hệ, kết thêm bạn bè để cùng chia sẻ, tránh suy nghĩ nhiều.
Giữ thái độ tích cực là cách phòng ngừa stress và những nguy cơ của stress hiệu quả nhất
Giữ thái độ tích cực là cách phòng ngừa stress và những nguy cơ của stress hiệu quả nhất

Điều trị stress như thế nào là hiệu quả?

Phương pháp điều trị stress còn phụ thuộc rất nhiều vào thái độ và sự hợp tác của người bệnh. Thông thường, khi chữa stress bác sĩ sẽ đưa ra các lời khuyên về việc thay đổi môi trường, thói quen sinh hoạt và sử dụng một số loại thuốc giảm căng thẳng thần kinh. Những phương pháp giúp rèn luyện và điều trị stress hiệu quả như:

  • Ăn uống khoa học: Nên bổ sung nhiều món ăn từ rau xanh và thực vật trong thực đơn hằng ngày, ăn nhiều rau củ quả, trái cây và các loại hạt. Nếu có một sức khỏe thân thể tốt thì sẽ giúp hạn chế stress do sức khỏe. 
  • Vận động thường xuyên: Bạn có thể tham gia các lớp thiền, yoga hay chỉ đơn giản là các bài tập thể dục đơn giản, chạy bộ hoặc chơi các môn thể thao. 
  • Kiểm soát cảm xúc: Người bị stress thường gặp những vấn đề bất ổn về cảm xúc vì vậy bạn phải học cách kiểm soát sự “bất ổn” này. Bạn nên có thói quen nghe nhạc, nên nghe loại nhạc yêu thích hoặc nhạc không lời, thư giãn bằng cách đọc sách, trồng cây, nấu ăn,…
  • Trò chuyện và chia sẻ nhiều hơn với người thân và bạn bè của minh.
  • Sử dụng thuốc giảm stress theo đúng chỉ định của bác sĩ. Việc thăm khám định kỳ để bác sĩ quan sát và điều chỉnh phác đồ điều trị là thực sự cần thiết.
  • Ngoài ra bạn cũng có thể sử dụng các loại trà, các loại thảo dược, sữa ong chúa uống hằng ngày để góp phần làm điều hòa cơ thể, lưu thông mạch máu. Những dưỡng chất giàu có trong sữa ong chúa sẽ giúp bạn sớm lấy lại được năng lượng tích cực cho cơ thể, loại bỏ cảm giác mệt mỏi, bực bội gây ảnh hưởng đến sức khỏe.  

Stress là một trạng thái căng thẳng về tinh thần khi chúng ta cố gắng thích nghi với các sự thay đổi ở bên trong và bên ngoài môi trường, xã hội. Đây cũng là vấn đề mà nhiều người hiện đại đang gặp phải. Vì thế, bạn đừng quá lo lắng khi bị stress mà có thể đến gặp các chuyên gia y tế để được tư vấn. 

Cảm ơn các bạn đã đọc bài viết của Nhà thuốc Apharma. Mong rằng bài viết này đã mang đến nhiều thông tin hữu ích cho bạn.

Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *