Khoai lang

Khoai lang

Khoai lang là một loài cây quen thuộc ở Việt Nam, nhưng các tác dụng của loài cây này như thế nào? Ăn nhiều khoai lang có tốt không? Cây khoai lang có tác hại gì không? Hãy cùng Apharma tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Cây khoai lang là cây gì?

Cây khoai lang được biết đến là một loài cây thuộc họ Bìm Bìm Convolvulaceae có tên khoa học là lpomoea batatas (L.) Poir. Cây khoai lang còn được gọi với nhiều cái tên khác nhau như hồng thự, cam thự, cam chư, phần chư,…

Khoai lang
Cây khoai lang trồng ngoài tự nhiên

Đặc điểm của cây hồng thự

Cây hồng thự là một loài cây quen thuộc ở làng quê Việt Nam từ xưa. Được sử dụng để chế biến các món ăn, ngoài ra, cây khoai lang còn có nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe và được dùng để làm thuốc rất tốt. Về đặc điểm, cây cam chư là loại cỏ sống lâu năm có thân mọc bò, chiều dài khoảng 2-3m.

Cây hồng thự có phần rễ mẫm thành củ gọi là củ cam chư. Củ khoai thường có màu đỏ, vàng hoặc trắng. Về phần lá, lá cam chư có nhiều hình dạng, chủ yếu là hình tim xẻ 3 thùy, có phần cuống dài. Hoa của cây cam chư có màu tím nhạt và trắng, thường mọc thành sim ít hoa ở đầu cành. Cây khoai lang ít khi có quả.

Khu vực phân bố của cây khoai lang

Nguồn gốc chủ yếu của cây hồng thự đến từ vùng nhiệt đới châu Mỹ. Loài cây này xuất hiện và được trồng từ 5000 năm trước đây. Cây cam chư ban đầu phổ biến ở vùng nhiệt đới châu Mỹ, bao gồm cả vùng Caribe. Ngày nay, cây cam chư được trồng và phát triển rộng rãi tại các vùng có khí hậu nhiệt đới, ôn đới ẩm bởi khả năng cung cấp đủ nước cho sự sinh trưởng của cây. Thông thường, người ta trồng khoai lang lấy củ ăn thay gạo từ lúa. Sở dĩ khoai lang được yêu thích là bởi hồng thự dễ ăn, lại nhuận tràng, không gây béo phì, những người bị thừa cân rất ưa chuộng loại thực phẩm này.

Thành phần hóa học của cây hồng thự

Thành phần hóa học của củ hồng thự bao gồm 4,17% glucoza và 24,6% tinh bột. Tùy tình trạng của củ mà các thành phần dưỡng chất có thể khác nhau. Cụ thể là:

  • Củ hồng thự tươi chứa 0,1% chất béo, 1,3% protein, các diattaza, Mn, Ca, 4,24% tamin, 1.375 pentozan, ngoài ra còn chứa nhiều vitamin như vitamin A, B, C,…
  • Củ hồng thự khô thì giàu dextrin, phytosterol, axit clorogenic, betanin, cholin, carotin và adenin,…
Khoai lang
Củ khoai lang

Thành phần hóa học chủ yếu trong dây hồng thự gồm có adenin, betain và cholin. Ngoài ra, các chuyên gia còn cho biết, phần ngọn của dây khoai lang đỏ còn chứa nhiều chất khá giống với insulin. Chất này rất tốt cho người bị đái tháo đường, bởi vậy bệnh nhân bị đái tháo đường có thể ăn dây hồng thự rất tốt cho sức khỏe.

Vị thuốc của hồng thự

1, Tính vị của hồng thự

Củ và rau cam chư đều có tính bình, vị ngọt và không độc

2, Quy kinh của hồng thự

Vào kinh tỳ vị, đại tràng

Các công dụng của hồng thự đối với sức khỏe

Cây khoai lang là một loài cây có nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe. Đa phần các bộ phận đều có tác dụng tốt, cụ thể như sau:

Củ hồng thự giúp bồi bổ cơ thể rất tốt. Ăn nhiều củ cam chư sẽ có tác dụng ích khí, cường thận, kiện vị và tiêu viêm rất tốt, đồng thời giúp thanh can, tốt cho mật và giúp mắt sáng. Người ta thường dùng củ hồng thự để chế ra thuốc chữa các chứng bệnh như ung nhọt, vàng da, viêm tuyến vú, lỵ hay chữa kinh nguyệt không đều ở phụ nữ, di tinh ở nam giới và cam tích ở trẻ em.

Tác dụng của cam chư ở phần lá thể hiện ở hiệu quả ích khí lực, bổ hư tổn, bổ thận âm và kiện tỳ vị. Lá cam chư thường được dùng để chữa chứng kém ăn, tỳ hư, thận âm bất túc rất tốt. Tuy vậy, các trường hợp bị viêm dạ dày đa toan, tiêu chảy hay đường huyết thấp cần chú ý kiêng kỵ không sử dụng hồng thự. Bên cạnh đó, nghiên cứu cho thấy khoai lang vàng đỏ có chứa nhiều dưỡng chất hơn hồng thự trắng.

Khoai lang
Củ khoai lang vàng có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe con người

Cây hồng thự có công dụng nổi bật là làm thực phẩm tốt cho sức khỏe, tinh bột cam chư tốt hơn nhiều so với tinh bột gạo, người ta thường dùng khoai lang để ăn khi giảm cân vì khoai lang rất dễ tiêu. Ngoài ra, nhờ tính dễ tiêu mà khoai lang được dùng nhiều để làm thuốc nhuận tràng.

Liều dùng thuốc hồng thự nhuận tràng: Lấy 60 – 100g lá cam chư tươi hoặc 30 – 40g lá khoai lang khô sắc nước uống và ăn cả lá.

Các tác dụng chữa bệnh phổ biến của hồng thự cùng liều dùng và cách sử dụng

1, Khoai lang có khả năng chữa cảm sốt trong mùa nóng

Mùa nóng là thời điểm dễ gây bệnh sốt cảm nhất bởi thời tiết nóng nực, ra mồ hôi nhiều. Với nhiều người khó ra được mồ hôi rất dễ bị cảm sốt, vì vậy, có thể dùng hồng thự như một liều thuốc hạ sốt, giải cảm và giúp ra mồ hôi rất tốt. Các bài thuốc hạ sốt, giải cảm từ khoai lang bao gồm:

  • Dùng một nắm hồng thự trắng khô với 1 củ nghệ pha cùng 1/2 chén con giấm sắc lấy nước uống khi còn nóng.
  • Dùng cam chư và gừng sắc nước uống hoặc nấu cháo theo liều lượng 16g khoai lang khô trắng với 16g gừng.
  • Luộc chín hồng thự trắng để xông, sau đó ăn khoai nóng và uống nước luộc khoai để ra mồ hôi tốt hơn.
  • Lấy lần lượt các thành phần sau: 400g (khoảng 1 củ) hồng thự, 200g gạo, 1/2 bát cơm đậu xanh, 4 củ mã thầy, 1 củ cải, 3 nhánh tỏi, 70g tôm nõn cùng 150g thịt gà giã nát hoặc thái nhỏ cùng với gia vị. Sau đó nấu nhừ hỗn hợp trên. Chú ý riêng mã thầy và đậu xanh sau khi thái nhỏ sẽ được bỏ vào sau rồi tiếp tục nấu nhừ hỗn hợp để ăn.
Khoai lang
Thu hoạch cây hồng thự

2, Chữa táo bón với hồng thự

Khoai lang rất nhuận tràng nên có tác dụng chữa táo bón rất tốt. Người bị táo bón chỉ cần ăn khoai luộc hoặc chấm với vừng, chấm mật, cũng có thể ăn khoai luộc kèm cà pháo hoặc thái chỉ cà pháo nghiền thành khối cùng khoai. Các cách khác chữa táo bón cùng với cam chư có thể kể đến là:

  • Rửa sạch khoai đem luộc, sau đó uống nước luộc khoai
  • Lấy hồng thự tươi hoặc khô nấu chè cùng vừng và hoa quế
  • Uống nước cốt khoai luộc hàng ngày
  • Ăn bánh khoai với dừa hoặc vừng
  • Ăn hồng thự tươi xào với dầu vừng
  • Ăn canh rau cam chư
  • Ăn rau lang luộc không hoặc chấm cùng nước mắm gừng tỏi, nước sốt cà chua hay chấm muối vừng lạc
  • Quấy bột hồng thự với vừng và đường uống mỗi sáng

3, Chữa chứng biếng ăn ở trẻ em với khoai lang

Với trẻ bị chứng biếng ăn, bạn có thể cho trẻ ăn dặm bột hồng thự vàng đỏ quấy với sữa hoặc bột sẽ dễ ăn và kích thích vị giác của trẻ hơn.

4, Cam chư chữa chứng quáng gà

Người bị quáng gà có thể lấy lá hồng thự non xào cùng gan lợn hoặc gan gà ăn sẽ giảm chứng bệnh của mình.

5, Chữa thiếu sữa với cam chư

Đối với thai phụ thiếu sữa cho con bú, có thể xào thịt lợn với lá hồng thự để ăn theo tỉ lệ sau: 250g lá cam chư tươi cùng 200g thịt lợn thái chỉ, xào cùng gia vị.

6, Khoai lang hỗ trợ điều trị viêm tuyến vú

Người bị viêm tuyến vú có thể ăn cam chư trắng hoặc gọt vỏ cam chư trắng rồi giã nhuyễn và đắp lên vú.

7, Cam chư hỗ trợ điều trị thận âm và thận dương hư

Thận âm hư có thể gây đau lưng mỏi gối, bệnh nhân có thể lấy 30g lá hồng thự tươi non cùng 30g mai rùa sắc kỹ lấy nước uống để cải thiện tình trạng thận âm hư.

Thận dương hư gây ra tình trạng đi tiểu nhiều lần, người bệnh có thể hầm thịt chó với khoai lang cùng rượu và nêm gia vị vừa miệng, ăn sẽ giúp giảm tình trạng đi tiểu nhiều lần.

8, Khoai lang chữa ngộ độc sắn

Khoai lang cũng có tác dụng chữa ngộ độc sắn rất tốt. Để chữa ngộ độc sắn, bạn cần gọt vỏ cam chư giã nát thêm nước và vắt lấy nước cốt để uống. Uống nước cốt hồng thự cách nhau nửa giờ.

9, Khoai lang góp phần giảm mụn nhọt

Khoai lang còn có tác dụng giảm mụn nhọt đáng kể. Bạn cần chuẩn bị những nguyên liệu sau: 40g củ cam chư, 40g lá cây bồ công anh, đường hoặc mật mía. Giã nhuyễn các nguyên liệu này rồi bọc vào vải, đắp lên vùng da mụn.

Khoai lang
Cây khoai lang có tác dụng giảm mụn rất tốt

Để hút mủ nhọt của mụn đã vỡ, chỉ cần lấy 50g lá hồng thự non giã nhuyễn cùng 12g đậu xanh và muối, sau đó bọc vào vải và đắp lên vùng mụn nhọt.

Một số lưu ý khi sử dụng thảo dược từ cây cam chư

Các loại thảo dược từ cây cam chư đều có thể sử dụng để chữa bệnh hay để bồi bổ cho người khỏe mạnh. Tuy nhiên, tùy vào tình trạng sức khỏe, bệnh đang chữa trị mà người dùng cần chú ý đến liều lượng sử dụng và tham khảo ý kiến bác sĩ để sử dụng đúng cách, tránh sử dụng quá liều sẽ không đạt được kết quả như mong muốn.

Bên cạnh đó, người sử dụng thảo dược từ cây cam chư cần nắm được thành phần dược liệu để biết mình có thể sử dụng thảo dược này không, tránh tình trạng dị ứng với các thành phần trong cây khoai lang và các tác dụng phụ không mong muốn.

Khoai lang
Nên bổ sung khoai lang vào thực đơn trong bữa ăn của bạn

Khoai lang là một loài thảo dược quý, lại là nguồn lương thực với lượng chất dinh dưỡng rất tốt cho sức khỏe. Bạn nên bổ sung các món ăn từ khoai lang vào thực đơn trong bữa ăn của gia đình.

Nếu các bạn đang có nhu cầu hoặc quan tâm đến các sản phẩm thuốc, dược liệu làm từ cây khoai lang, bạn có thể tham khảo trên trang web của Công ty CP Dược phẩm Apharma tại địa chỉ Apharma.vn, hoặc đến nhà thuốc của công ty trên khắp cả nước để nhận được sự tư vấn nhiệt tình cùng các sản phẩm chính hãng, chất lượng và mức giá ưu đãi.

Trên đây là toàn bộ thông tin về cây cam chư mà chúng tôi tổng hợp được. Cảm ơn các bạn đã quan tâm và theo dõi bài viết, đừng quên theo dõi website của Nhà thuốc Apharma để nắm được thông tin về các bài thuốc thảo dược hữu ích khác nhé!

Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *