Muống biển là loài cây khá quen thuộc đối với mọi người Việt, đặc biệt tại các vùng ven biển như Hà Tiên, Rạch Giá, Vũng Tàu, Nha Trang, Thanh Hóa, Nghệ An, Hải Phòng…. Cây thường mọc hoang khắp các bãi cát dọc theo bờ biển. Cây không chỉ giúp giữ cát không bị trôi đi, tránh sạt lở biển.
Ngoài ra cây còn là một vị thuốc chữa được nhiều bệnh như: Mụn nhọt, viêm xoang, đau nhức răng,…
Mô tả cây muống biển
Muống biển hay còn gọi là rau muống biển, mã an đằng, nhị diệp hồng thự,… Là loại cây rất quen thuộc. Đây là loài cây thuộc họ khoai lang (Convolvulaceae) với tên khoa học là Ipomoea pes capre.
1. Đặc điểm nhận dạng
Muống biển thuộc loại cây thân thảo, không cuống, phân nhánh. Nhìn qua, cây thảo dược này giống với rau muống. Tuy nhiên thân của loài cây này không rỗng, chúng đặc và phân làm nhiều nhánh. Cây mọc bò lan trên mặt đất nên cây lan đến đâu, rễ cây mọc đến đó. Thân cây thường có màu đo đỏ, ngọn cây hướng lên.
Phần lá cây có hình tim sâu ở ốc lá và thuôn nhọn ở phần thân và ngọn. Lá mọc so le, lá non có 2 mảnh cụp vào nhau. Cả thân cây và lá cây đều có nhựa, chỉ cần ngắt ra sẽ dễ dàng thấy nhựa đục trắng chảy ra như khoai lang.
Hoa của nó to có màu hồng tím mọc ra từ nách lá. Hoa của thảo dược này thường nở nhiều vào mùa hè và mùa thu. Quả có dạng nang hình cầu với đường kính dài khoảng 2cm.
2. Thành phần hóa học
Trong muống biển chứa các thành phần hóa học gồm:
- 7.27 % nhựa;
- 0.048% tinh dầu;
- Pentatriacontane;
- Sterol;
- Acid Maslinic;
- Triacontane;
- Acid Behenic;
- Acid Butyric;
- Acid Myristic;
- Alcaloid;
3. Công dụng của cây muống biển
Dân gian hay dùng thân cây làm thức ăn cho gia súc, gia cầm. Tuy nhiên trong y học, đây là một vị thuốc quý với tên gọi là nhị diệp hồng thự.
Cây có vị đắng, hơi cay, tính lạnh có tác dụng trừ phong thấp, tiêu ung nhọt, tán kết. Trong Đông Y thường sử dụng toàn bộ cây để làm thuốc, từ thân cành lá và có khi dùng cả rễ cây. Dùng vị thuốc này ở dạng tươi hoặc khô đều rất tốt.
Một số bài thuốc chữa bệnh bằng cây muống biển
1. Bài thuốc chữa mụn nhọt
Nếu bạn đang có các vết loét, có mụn nhọt đang mưng mủ, bị ngứa do chạm phải sứa độc,… có thể sử dụng ngay 1 nắm lá tươi để đắp lên khu vực bị tổn thương. Đây là bài thuốc dân gian dễ sử dụng mà hiệu quả cực tốt.
2. Bài thuốc chữa viêm xoang
Rửa sạch lá rồi đem thái nhỏ, phơi khô rồi dùng giấy lọc se cuộn lại thành điếu thuốc. Dùng thuốc này đốt hút, hít khói mỗi ngày 3 lần. Duy trì liên tục trong khoảng 15 đến 30 ngày sẽ thấy được công dụng chữa bệnh viêm xoang hiệu quả thế nào.
3. Bài thuốc chữa phong thấp đau nhức
Để chữa chứng phong thấp, đau nhức, sử dụng các nguyên liệu gồm: 45 gam mã an đằng đem sắc với nước và rượu trắng. Lấy thuốc này chia làm 2 đến 4 lần để uống trong ngày để chữa chứng phong thấp đau nhức.
4. Bài thuốc chữa bệnh chàm
Khi mắc chứng chàm (eczema) cần dùng 30 gam rễ muống biển tươi giã đắp sẽ rất nhanh khỏi bệnh.
5. Bài thuốc chữa bệnh trĩ
Nguyên liệu cần có bao gồm 30 gam mã an đằng tươi đem hầm cùng 300 gam lòng lợn. Dùng mỗi ngày 2 lần, liên tục một liệu trình như vậy trong trong vòng 10 ngày. Trong trường hợp bệnh chưa khỏi, có thể nghỉ 3 ngày đến 5 ngày rồi lại tiếp tục một liệu trình khác để thấy được hiệu quả.
6. Bài thuốc chữa đau nhức răng
Đối với chứng đau nhức răng cần sử dụng 15 gam mã an đằng cùng 15 gam rễ cây dành dành và 30 gam rễ cỏ lau đem sắc thành nước uống.
7. Bài thuốc trị rắn cắn
Khi bị rắn cắn nên làm sạch vến cắn và đến ngay các trung tâm y tế. Tuy nhiên sau khi đã ổn định, bạn có thể sử dụng bài thuốc sau đây để điều trị thêm.
Nguyên liệu cần có: 40 gam thân và lá cây mã an đằng, 40 gam rễ cỏ gừng, 40 gam củ cói chiếu, 20 gam rễ cây đậu rồng, 20 gam củ hành nén, 20 gam rễ và thân cây địa liền, 3 trái cóc kèn và một ít muối ăn.
Cách dùng: Rửa sạch, cắt nhỏ, phơi khô sau đó đem xay hoặc xã nát các nguyên liệu thành bột. Trong trường hợp không may bị rắn cắn có thể lấy một nửa số thuốc đem hãm với nước sôi và lọc lấy nước uống.
Rau muống biển (mã an đằng) có ăn được không?
Rau muống biển có hình dáng gần giống với rau muống thường dùng trong các bữa ăn. Thông thường loài cây này không thể sử dụng để làm các món xào, luộc như rau muống thông thường. Tuy nhiên có thể dùng một ít như loại rau ăn kèm với các loại thức ăn khác. Và thực tế cây cũng có vị cay, đắng hơi khó ăn.
Rau này tuy không có độc, đây không phải là loài cây độc nhưng không thường dùng chúng để ăn mà chỉ dùng để làm thuốc chữa bệnh. Một số người mắc các chứng bệnh như: Viêm đường tiết niệu, sỏi thận, huyết áp cao, người đang điều trị bệnh bằng các phương pháp nội khoa hay ngoại khoa không nên sử dụng.
Và đặc biệt khuyến cáo đối với phụ nữ có thai không nên sử dụng loài cây này.
Mua muống biển ở đâu an toàn uy tín?
Muống biển là vị thuốc quen thuộc, lành tính và dễ dùng. Tuy nhiên để đảm bảo hiệu quả, bạn nên lựa chọn sản phẩm sạch, uy tín với giá cả phải chăng. Apharma chính là lựa chọn hàng đầu cho những ai muốn bảo vệ sức khỏe bằng các dược liệu thiên nhiên.