Hãy cùng Apharma tìm hiểu thêm về công dụng, cách dùng cũng như các bài thuốc đến từ hạt ý dĩ nhé.
1. Giới thiệu sơ lược về hạt ý dĩ
Ý dĩ không những là một loại thực phẩm mà còn là một thảo dược quý có vị ngọt cùng tính hàn dùng được cho cả người lớn và trẻ em giúp điều trị được nhiều chứng bệnh khác nhau.
- Tên thường gọi dược liệu: hạt bo bo, giải lễ, dĩ mễ, dĩ thực, mễ châu, dĩ nhân, khởi mục, ngọc mễ, ý mễ nhân, thảo ngư mục, ý châu tử, hữu ốc mai, hồi hồi mễ, tây phiên thuật, cống mễ, thảo châu chi.
- Tên khoa học: Coix lachryma jobi L.
- Thuộc họ: Lúa (Poaceae).
Cây ý dĩ
2. Mô tả vài nét về dược liệu ý dĩ
2.1. Đặc điểm nhận biết cây thảo dược ý dĩ
- Đây là loại cây thân thảo với chiều cao 1m đến 1,5m với phần thân có vạch sọc nhẵn bóng, lá có dạng dài hẹp như lá mía cùng chiều dài tầm 10cm đến 40cm, rộng 1,4 cm đến 3cm có gân giữa ta. Quả ý dĩ thường nhọn phần đầu và dạng hình cầu màu xanh. Cây ý dĩ phân nhánh ở những vị trí nhánh có hoa đồng thời gốc có nhiều rễ nhỏ.
- Hoa ý dĩ mọc ngay ở kẻ lá thành bông.
- Hạt ý dĩ là phần bên trong của quả và đây cũng chính là vị thuốc chữa nhiều bệnh lý. Hạt có màu vàng nhạt hoặc màu trắng to gần bằng trái đậu.
2.2. Cây ý dĩ thường mọc tập trung ở đâu?
Ý dĩ là loại thực vật mọc hoang những nơi có khí hậu mát mẻ, ven ruộng, ven suối. Ở nước ta thì nó tập trung khá nhiều nơi kể đến như: Thanh Hoá, Lai Châu, Nghệ An, Hà Tĩnh,..
2.3. Bộ phận cây ý dĩ được sử dụng làm dược liệu
Dân gian chủ yếu dùng phần hạt làm thuốc, tuy nhiên phần rễ cũng được tận dụng trong một số phương thuốc nhưng rất hiếm.
Hình ảnh hạt ý dĩ
2.4. Cách thức thu hái, sơ chế và bảo quản ý dĩ
- Thu hái: lúc cây bắt đầu khô héo, hạt đã già.
- Chế biến: Sau khi thu hoạch cả cây về thì đem đập lấy hạt, rồi sau đó phơi khô hoặc sấy khô.
- Bảo quản: Thảo dược khô cần được bảo quản nơi thoáng mát tránh tình trạng ẩm mốc hay côn trùng cắn.
2.5. Thời gian dùng kể từ lúc sơ chế ý dĩ
- Hạt ý dĩ tươi: Dùng sau khi thu hoạch về.
- Hạt khô: Nếu chúng ta bảo quản ý dĩ đúng cách không bị bay màu, ẩm mốc hay bị hư hại gì thì vẫn sử dụng được.
2.6. Cách phân biệt thành phẩm hạt ý dĩ chất lượng tốt
Nên chọn những hạt đã khô hoàn toàn và đặc biệt ko có hư hại gì.
2.7. Thời gian thu hái ý dĩ thích hợp nhất trong năm
Hạt ý dĩ được thu hoạch 1 lần trong năm vào mùa thu từ khoảng tháng 8 đến tháng 9 âm lịch. Thời gian này là lúc hạt đã già rất thích hợp để thu hái.
3. Thành phần hạt ý dĩ
- Lipid, protit, cacbohydrat.
- Các loại axit amin lysin, leucin, arginin.
- Bên cạnh đó còn chứa các hoạt chất như: coixol, sitosterol, coixenolid, dimethyl glucozit…
4. Cách thức bào chế và sử dụng hạt ý dĩ
Thông thường, ý dĩ có thể dùng dưới dạng tươi hoặc đã qua sao hơi vàng hay tán ra thành bột.
5. Vị thuốc ý dĩ
- Tính vị, quy kinh: Vị ngọt, hơi hàn cùng tính bình đi vào kinh phế, tỳ, vị, can.
- Liều lượng thông thường: 12g đến 80g.
- Độc tố: Liều lượng gây độc của ý dĩ đối với chuột nhắt là 5-10g/kg (chích dưới da) và ở thỏ là 1-1,5g/kg (chích tĩnh mạch).
6. Lợi ích và công dụng mà ý dĩ đem đến cho sức khỏe con người
Công dụng của hạt ý dĩ được nhắc đến như:
- Hỗ trợ trị ung thư phổi, dạ dày, đại tràng.
- Chữa chứng đau nhức do phong thấp gây nên.
- Điều trị bệnh lý ho có đờm.
- Trị chứng tiểu ra sỏi.
- Bồi bổ cơ thể.
- Trị phong tê thấp.
- Chữa tiểu buốt, vàng da.
- Điều hoà kinh nguyệt, trị khí hư.
- Hạt ý dĩ lợi sữa.
- Điều trị chứng rối loạn tiêu hoá hay tiêu chảy ở trẻ em.
- Hạt ý dĩ giảm cân.
- Hạt ý dĩ dưỡng da, trị tàn nhang.
Hạt ý dĩ trị phong tê thấp rất hiệu quả
7. Những điều kiêng kỵ cùng bí quyết sử dụng hạt ý dĩ sao cho thật hiệu quả
Với vô vàn những lợi ích mà ý dĩ mang đến đối với sức khỏe con người. Tuy nhiên, để sử dụng sao cho đạt kết quả tốt nhất nhà thuốc Apharma khuyên bạn cần chú ý một vài điểm sau:
- Tuyệt đối không tự ý kết hợp hạt ý dĩ với bất kỳ loại thuốc tây nào mà không hỏi qua ý kiến của người có chuyên môn.
- Phụ nữ đang mang thai hoặc đang cho con bú hỏi ý kiến của bác sĩ.
- Không sử dụng ý dĩ khi có dấu hiệu dị ứng với bất cứ thành phần nào của thảo dược này.
- Nên thận trọng khi dùng ý dĩ với thuốc tiểu đường vì có thể làm giảm lượng đường trong máu nhanh hơn.
8. Các phương thuốc dân gian quý từ cây dược liệu ý dĩ
8.1. Phương thuốc chữa dạ dày, đại tràng
- Chuẩn bị: 100g hạt ý dĩ sao vàng.
- Cách dùng: Sắc cùng với nước uống.
8.2. Phương thuốc chữa chứng đau nhức do phong thấp gây nên
- Cần dược liệu: 40g ý dĩ, 120g ma hoàng, 30g hạt hạnh nhân, 40g cam thảo.
- Thực hiện: đem toàn bộ dược liệu đã chuẩn bị sắc cùng 4 chén nước cho tới khi nước còn 1 chén thì chắt lấy nước. Sau đó cho thêm 3 chén nước vào nấu cho tới khi còn 1 chén thì tắt bếp. Tiếp đến cho 2 chén thu được trộn vào nhau rồi sắc sao cho còn 1 chén thì chia làm 3 lần uống hết trong ngày.
8.3. Phương thuốc trị chứng ho có đờm
- Cần nguyên liệu: 120g ý dĩ, 40g cát cánh cùng 80g cam thảo.
- Dùng như sau: đem toàn bộ nguyên liệu trên tán thành bột rồi dùng mỗi lần tầm 20g nấu cùng nước dùng sau bữa ăn.
8.4. Phương thuốc điều trị tỳ hư, tiêu hoá kém
- Cần dược liệu: 40g ý dĩ, 40g bạch biển đậu, 40g hoài sơn, 30g liên nhục, 30g sử quân tử, 30g sơn tra, 16g thần khúc, 100g gạo nếp, 200g đương quy.
- Cách dùng: cho toàn bộ dược liệu đem sao vàng rồi sau đó tán thành bột. mỗi lần uống đem sắc 15g rồi dùng khi còn ấm.
8.5. Phương thuốc bồi bổ cơ thể
- Dược liệu cần: 10g ý dĩ, 5g tang bạch bì, 4g mạch môn, 4g thiên môn, 4g bách bộ.
- Thực hiện: Đem toàn bộ dược liệu đã chuẩn bị nấu cùng 1000ml nước cho tới khi còn 300ml thì tắt bếp uống ngày 3 lần.
8.6. Phương thuốc trị phong tê thấp
- Chuẩn bị: 40g ý dĩ kết hợp 20g phổ thục linh.
- Thực hiện: Đem dược liệu nấu cùng 800ml nước đến khi nước còn một nửa thì chia ra uống trong ngày.
8.7. Phương thuốc giúp giảm béo
- Chuẩn bị: 10g hạt ý dĩ, 10g táo mèo cùng 10g sen khô.
- Thực hiện: Sắc nguyên liệu đã chuẩn bị cùng với nước và uống hết trong ngày. Kiên trì uống trong vòng 1 tháng sẽ thấy hiệu quả.
8.8. Phương thuốc dưỡng da và điều trị tàn nhang
- Chuẩn bị: 1 thìa bột ý dĩ cùng 2 thìa mật ong.
- Cách làm: Trộn đều các nguyên liệu đã chuẩn bị rồi sau đó đắp lên mặt khoảng 15 phút thì rửa lại. Sử dụng 2 đến 3 lần mỗi tuần.
9. Bí quyết dùng hạt ý dĩ mang đến kết quả tốt nhất kèm chế độ vận động phù hợp
Đi kèm cùng một lối sống khoa học, ăn đủ chất dinh dưỡng, ngủ đủ giấc thì ai trong chúng ta cũng cần dành ít nhất 30 phút mỗi ngày cho việc thể dục để nâng cao sức đề kháng từ đó phòng ngừa nhiều bệnh lý nguy hiểm. Chúng ta có thể tham gia vào mấy bộ môn nhẹ nhàng như: đi bộ, dưỡng sinh,…. hay những khóa học bài bản: yoga, khiêu vũ,…tùy thuộc vào thể trạng sức khỏe cũng như sở thích của mỗi người.
10. Khi nào chúng ta nên sử dụng ý dĩ và sử dụng bao lâu?
10.1. Người bình thường sử dụng thảo dược ý dĩ có ảnh hưởng gì không?
Việc sử dụng ý dĩ có rất nhiều lợi ích đối với sức khỏe song cũng hàm chứa nguy cơ gặp phải tác dụng phụ. Chính vì vậy, người dùng phải hết sức cẩn trọng khi sử dụng. Cách tốt nhất là hỏi ý kiến những người có chuyên môn như: bác sĩ, thầy thuốc để được hướng dẫn trước khi sử dụng ý dĩ. tránh lạm dụng và tự chẩn đoán bệnh trên mọi hình thức.
10.2. Lựa chọn nơi bán và dược liệu ý dĩ chất lượng tốt
Để mua được vị thuốc ý dĩ chất lượng tốt, người mua nên chọn những cửa hàng Đông y, nhà thuốc Đông dược, cơ sở bán thuốc Đông y có uy tín để đảm bảo chất lượng và nguồn gốc tránh gặp phải hàng giả, hàng kém chất lượng gây ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như hiệu quả chữa trị.
Trên đây là toàn bộ những chia sẻ của nhà thuốc trực tuyến Apharma về hạt ý dĩ, mong rằng những thông tin trên sẽ hỗ trợ cho các bạn.
Pingback: List 28 hình ảnh cây ý dĩ mới nhất hiện nay - Z photos