Hoắc hương

Trong dân gian, cây Hoắc Hương là một cây khá phổ biến với mùi thơm đặc trưng, hay mọc dại ở dọc bờ ruộng. Ít ai biết được, Hoắc Hương còn được dùng trong đông y là một vị thuốc quý dùng để trị khó tiêu và cảm mạo rất hiệu quả. Hãy cùng nhà thuốc Apharma tìm hiểu kĩ hơn về tác dụng làm thuốc của cây Hoắc Hương ở bài viết bên dưới nhé!

1. Giới thiệu về cây Hoắc hương

cây Hoắc hương

Cây Hoắc hương có tên khoa học là Pogostemon cablin Benth, thuộc Hoa môi (Lamiaceae). Trong dân gian, Hoắc hương còn có tên gọi khác là Quảng hoắc hương, Thổ hoắc hương. Theo các sách Đông Y ghi lại toàn cây Hoắc Hương trừ rễ đều được dùng làm thuốc

2. Đặc điểm cây Hoắc Hương

2.1 Đặc điểm hình thái

Cây hoắc hương là loại cây thân nhỏ cao tầm 30m – 60m và sống lâu năm. Thân cây hình vuông, có lông và có màu nâu tím. Lá Hoắc hương có cuống ngắn và mọc đối nhau. Lá và thân cây đều mang tinh dầu nên có mùi thơm đặc trưng. Phiến lá dài 6-10cm, rộng 3-7cm, và có lông bao phủ bề mặt lá.

Hoa mọc thành cụm xim co và màu tím nhạt. Hoa Hoắc hương hay mọc ở kẽ lá hay ngọn cành.

2.2 Khu vực sinh trưởng

Cây Hoắc hương ưa đất ẩm và phù hợp với khí hậu lạnh, nên được trồng nhiều ở miền Bắc nước ta, nhiều nhất tại Kim Sơn – Ninh Bình, Hưng Yên. Cây được trồng bằng hạt hoặc bằng cành giâm cành vào mùa xuân

2.3 Bộ phận dùng làm thuốc

Bộ phận dùng làm thuốc

Tất cả các bộ phận của hoắc hương trừ rễ đều có giá trị dược dụng trong đông y. Tuy nhiên với hàm lượng tinh dầu cao nhất, lá thường là bộ phận dùng làm thuốc nhiều nhất

2.4 Phương pháp thu hái, sơ chế và bảo quản

Cây Hoắc Hương được thu hái quanh năm trước khi ra hoa, thường là vào tháng 4 tới tháng 6. Sau khi thu hái xong, dược liệu Hoắc hương được loại bỏ các bộ phận hư đi và đem đi rửa sạch, phơi khô. Có thể đem phơi nắng nhỏ hoặc sấy nhẹ đến khô rồi thái nhỏ hoặc tán bột đựng vào lọ kín.

Dược liệu sau khi sơ chế nên bảo quản trong bao bì, để ở nơi khô ráo và thoáng mát

2.5 Thời gian sử dụng sau khi sơ chế

Sau khi sơ chế, bảo quản ở nơi khô ráo, dược liệu hoắc hương có thể bảo quản trong 3-6 tháng. Tránh sử dụng khi sản phẩm có dấu hiệu lạ, dấu hiệu mốc,..hay hết hạn sử dụng khi trên sản phẩm.

2.6 Cách phân biệt thành phẩm tốt 

Khi sử dụng lá hoắc hương làm thuốc, nên chọn các lá lành, xanh tươi, tránh các lá bị sâu, hư hại. Nên chọn các vị thuốc hoắc hương có vị thơm nồng để đạt hiệu quả điều trị cao nhất

3. Thành phần hóa học của cây Hoắc Hương

Theo các nhà nghiên cứu khoa học trên thế giới thì trong cây hoắc hương có chứa các hàm lượng tinh dầu rất cao, thành phần chính gồm:

  •  patchoulic, patchoulen
  •  benzaldehyde
  • aldehyde cinnamic
  • eugenol….

Hầu hết tất cả các chất này có tác dụng sát khuẩn và kích thích tiêu hóa rất tốt

4. Phương pháp bào chế và sử dụng dược liệu hoắc hương

Sau khi thu hái và sơ chế, các bộ phận của Hoắc hương có thể sử dụng trực tiếp để hãm như trà uống, hay sắc và kết hợp với các vị thuốc Đông y khác để chữa bệnh.

Ngoài ra hiện nay với công nghệ hiện đại, người ta thường thu hái Hoắc hương tươi về để sản xuất tinh dầu. Tinh dầu hoắc hương mang đến cảm giác ngọt ngào, nồng nàn rất quyến rũ, là hương liệu cao cấp của hầu hết các hãng mỹ phẩm nước hoa hiện nay

5. Vị thuốc dược liệu Hoắc hương

5.1 Tính vị, quy kinh

Vị thuốc hoắc hương có vị cay, tính hơi ôn. Theo Sách Lôi công bào chế dược tính, hoắc hương quy vào kinh Tỳ, Vị, Phế.

5.2 Liều lượng sử dụng an toàn

Với từng phương pháp điều chế vị thuốc Hoắc hương, sẽ có liều sử dụng phù hợp gồm:

  • Liều uống có thể dùng từ 5g – 10g.
  • Nếu dùng tươi bằng cách hãm thì nên tăng lên lượng gấp đôi

Liều lượng trên đây của Apharma chỉ mang tính chất tham khảo, khi sử dụng nên hỏi ý kiến bác sĩ của bạn để có cách dùng tốt nhất

5.3 Độc tính khi sử dụng quá liều

Đa số các hoạt chất có tác dụng dược lý trong cây hoắc hương tương đối lành tính nên không có độc tính nghiệm trọng khi dùng quá liều. Đặc biệt chú ý với các bệnh nhân bị bệnh tim nên dùng đúng liều theo ý kiến của bác sĩ

6. Công dụng và lợi ích có lợi của dược liệu Hoắc hương

6.1 Theo y học cổ truyền

Theo các sách Đông y, Hoắc hương có tác dụng:

  • Hóa thấp giải biểu tiêu thử
  • chỉ ẩu (cầm nôn)
  • trị tiên (chàm).

Các thầy thuốc dùng Hoắc hương chủ trị trong các trường hợp: thử thấp, thấp ôn, nôn mửa, chàm lở tay chân,….

6.2 Theo y học hiện đại

Cây hoắc hương chứa nhiều hoạt chất có các tác dụng điều trị bệnh khác nhau

  • Tác dụng điều trị bệnh cảm hàn thấp

Tác dụng điều trị bệnh cảm hàn thấp

Bệnh cảm hàn thấp có những triệu chứng như sau đau đầu tiêu chảy, đau bụng, buồn nôn…Tinh dầu hoắc hương giúp giảm nhanh các triệu chứng và kích thích tiêu hóa cho bệnh nhân mau khỏe

  • Tác dụng chữa bệnh viêm mũi, viêm xoang

Tác dụng chữa bệnh viêm mũi, viêm xoang

Hoắc hương với tinh dầu chứa patchoulic, patchoulen, có tác dụng trị viêm hiệu quả, giảm nhanh các triệu chứng hắt xì, đau mũi,..

  • Giảm các triệu chứng ăn không tiêu, sôi bụng

Giảm các triệu chứng ăn không tiêu, sôi bụng

Hoắc hương được biết đến là một loại dược liệu có tác dụng rất tốt cho hệ tiêu hóa. Khi gặp các triệu chứng ăn không tiêu, đau bụng, tức bụng,…có thể sử dụng hoắc hương để điều trị

  • Tác dụng sát khuẩn, chữa hôi miệng

Tác dụng sát khuẩn, chữa hôi miệng

Hoắc hương có chứa các hoạt chất có tính sát khuẩn cao. Nước hoắc hương có thể dùng dưới dạng súc miệng cho tác dụng tiêu diệt vi khuẩn, đánh bay mảng bám trong khoang miệng cực kỳ tốt.

  • Tác dụng giảm triệu chứng ho

Tác dụng giảm triệu chứng ho

Với các hoạt chất kháng viêm, cùng vị ngọt thanh, Hoắc hương giúp giảm các triệu chứng ho, ho khan hay ho có đờm hiệu quả. Khi dùng trong với các vị thuốc khác như bạc hà, gừng,…sẽ làm tăng hiệu quả điều trị

7.  Các điều cần lưu ý và bí quyết sử dụng dược liệu Hoắc hương hiệu quả

Cây hoắc hương được xem là một vị thuốc quý trong điều trị bệnh, tuy nhiên một số đối tượng sau nên đặc biệt chú ý khi sử dụng Hoắc hương:

  • Những bệnh nhân mắc bệnh thiếu máu
  • Các bệnh nhân mắc các bệnh liên quan đến tim mạch

Với hàm lượng tinh dầu khá cao và có chứa các hoạt chất có khả năng kích thích tim, nên các đối tượng bệnh nhân mắc các bệnh tim mạch nên chú ý

  • Bệnh nhân đang bị bệnh táo bón

Hoắc hương với các hoạt chất kháng viêm cao khi sử dụng dễ gây táo bón

  • Các đối tượng nhạy cảm như: trẻ nhỏ và phụ nữ đang mang thai dưới 5 tháng tuổi…
  • Các bệnh nhân dị ứng với bất kì thành phần nào của dược liệu

Nên tham khảo ý kiến của các bác sĩ để đạt hiệu quả điều trị tối đa và hạn chế những rủi ro có thể xảy ra cho người bệnh tốt hơn

8. Các bài thuốc dân gian quý từ cây Hoắc Hương

8.1 Bài thuốc trị khó tiêu, chướng bụng

  • Nguyên liệu: Hoắc hương, Thạch xương bồ, Hoa cây Đại đều 12g, vỏ Bưởi đào đốt cháy 6g
  • Hướng dẫn cách làm:  Đem tất cả nguyên liệu đi tán nhỏ thành bột và uống với nước nóng trước ăn 30 phút
  • Liều dùng: ngày uống 3 lần, mỗi lần 2g

8.2 Bài thuốc trị ngoại cảm hàn thấp

  • Nguyên liệu: Hoắc hương, Đại phúc bì, Phục linh, Khương Bán hạ đều 10g, Bạch chỉ, Tô tử, Hậu phác, Cát cánh, Sinh khương đều 6g, Trần bì 5g, Cam thảo 3g, Đại táo 10g
  • Hướng dẫn cách làm: Đem nguyên liệu nấu với 200ml, đến khi còn 100ml thì có thể dùng
  • Liều dùng: uống 3 lần/ngày

8.3 Bài thuốc trị hôi miệng

  • Nguyên liệu: lá Hoắc hương tươi hay phơi khô
  • Hướng dẫn cách làm: Đem nguyên liệu nấu với 200ml, đến khi còn 100ml thì có thể dùng súc
  • Liều dùng: súc 4-5 lần/ngày

8.4 Bài thuốc trị viêm mũi, viêm xoang

  • Nguyên liệu: Hoắc hương 120g, Hắc đởm hoàn
  • Hướng dẫn cách làm: đem nguyên liệu đi tán bột
  • Liều dùng: mỗi lần uống 3g, ngày 2 lần với nước sôi ấm, dùng liền trong 2 – 4 tuần.

8.5 Bài thuốc động thai không yên

  • Nguyên liệu: Hương phụ, Hoắc hương, Cam thảo mỗi vị 8g
  • Hướng dẫn cách làm: Đem tất cả nguyên liệu đi tán bột, mỗi lần uống 8g với nước vo gạo
  • Liều dùng: uống 3 lần/ngày

9. Chế độ sống và vận động phù hợp cho bệnh nhân bị khó tiêu, chướng bụng

Hoắc hương là vị thuốc nam quý có tác dụng chữa các bệnh đường tiêu hóa hiệu quả. Tuy nhiên “phòng bệnh hơn chữa bệnh” để có một hệ tiêu hóa khỏe mạnh, bạn nên xây dựng và duy trì một chế độ ăn uống cũng như lối sống lành mạnh để hạn chế tình trạng khó tiêu, khó tiêu chướng bụng. Dưới đây là một số lời khuyên của Apharma

9.1  Xây dựng các thói quen ăn uống tốt

Xây dựng các thói quen ăn uống tốt

Chúng ta nên xây dựng thói quen ăn uống tốt hằng ngày để tăng cường sức khỏe như bao gồm: ăn uống đúng giờ, ăn chậm, nhai kỹ, ăn uống hợp vệ sinh và đầy đủ chất. Bên cạnh đó còn nên hạn chế ăn thực phẩm chiên rán, quá nhiều đạm và nhiều chất béo.  Từ đó, đẩy lùi chứng đầy bụng, khó tiêu hiệu quả hơn.

9.2. Duy trì lối sống và cách sinh hoạt khoa học

Duy trì lối sống và cách sinh hoạt khoa học

Vận động thường xuyên,tập luyện thể dục thể thao đều đặn và phù hợp giúp nâng cao sức khỏe toàn diện. Xây dựng kế hoạch làm việc điều độ, ngủ đủ 7-8 tiếng mỗi ngày giúp thư giãn và nạp lại năng lượng cho cơ thể.

10. Thảo dược Hoắc Hương được dùng khi nào và nên mua ở đâu?

Dược liệu hoắc hương là thuốc nam quý có tác dụng hiệu quả trong chữa khó tiêu và cảm mạo hiệu quả.Với các giá trị dược dụng trong y học, Người bệnh có thể tham khảo, tuy nhiên trước khi sử dụng bất kỳ bài thuốc nào, luôn phải hỏi ý kiến, thăm khám và lắng nghe ý kiến từ Bác sĩ, thầy thuốc để đảm bảo an toàn trong sử dụng.

Để mua được vị thuốc hoắc hương chất lượng tốt,  người mua nên chọn những nhà thuốc lớn hay địa chỉ có uy tín để đảm bảo chất lượng và nguồn gốc, sản phẩm có bao bì ghi chú rõ ràng nhà sản xuất, nguồn gốc,..

Trên đây là những chia sẻ của nhà thuốc Apharma về cây hoắc hương, vị thuốc quý có tác dụng đặc hiệu trong điều trị các khó tiêu và cảm mạo, Apharma hy vọng những thông tin trên sẽ hỗ trợ cho các bạn.

Nhà thuốc Apharma thuộc công ty cp dược phẩm Apharma sẽ là người bạn đồng hành mang đến những sản phẩm chất lượng, giá cả hợp lý nhất. Nhà thuốc online Apharma luôn hân hạnh phục vụ.

Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *