Cối xay

Giới thiệu về cây cối xay

Trong kho tàng các cây thuốc nam quý của nước ta, Cối xoay là một loại cây khá quen thuộc với tác dụng trị bệnh sỏi thận hiệu quả. Hãy cùng nhà thuốc Apharma tìm hiểu kĩ hơn về tác dụng làm thuốc của cây cối xoay ở bài viết bên dưới nhé!

1. Giới thiệu về cây cối xay

Giới thiệu về cây cối xay

Cây Cối Xay có tên khoa học là Abutilon indicum (L.) G. Don (Sida indica L), thuộc họ Cẩm Qùy  (Malvaceae). Trong dân gian, cây còn có tên gọi khác  là cây nhĩ hương thảo, kim hoa thảo, hoặc cây mãng thảo,…Theo sách Đông y, hầu hết các bộ phận của cây cối xay  đều được dùng làm thuốc từ lá, thân, rễ và quả.

2. Đặc điểm cây cối xay

2.1 Đặc điểm hình thái

Toàn thân cây cối xay chứa nhiều chất nhờn, có lông tơ bao phủ, cây có chiều cao khoảng 1 Cây cối xay là loại cây thân thảo sống lâu năm, mọc thành bụi và cao khoảng 1.5m. Toàn thân cây cối xay chứa nhiều chất nhờn và có lông tơ bao phủ. Lá cối xay có hình tim, phiến lá hình răng cưa, có chiều rộng tầm 10cm. Các lá mọc so le nhau. Hoa cối xay có 5 cánh to màu vàng. Quả có 20 lá noãn, chình vì hình dạng bên ngoài quả trông như hình cối xay nên dân gian gọi tên là cây cối xay.

Cây cối xay có mùa hoa là vào khoảng tháng 2 tới tháng 4, mùa quả mọc từ tháng 4 đến tháng 6

2.2 Khu vực sinh trưởng

Cối xay là dược liệu đặc trưng của tỉnh Hòa Bình nước ta. Cây thường mọc hoang và mọc nhiều ở các đất khô như ven các bờ rào, sườn đồi, nương rẫy….. Ngoài ra, Cây còn được tìm thấy trên các quốc gia Châu Á như Indonesia, Malaysia, Ấn Độ,…

2.3 Bộ phận dùng làm thuốc

Bộ phận dùng làm thuốc

Theo sách Đông y, vị thuốc cối xay được làm từ lá, thân, rễ và quả của cây ở dạng tươi, khô

2.4 Phương pháp thu hái, sơ chế và bảo quản

Vị thuốc cối xay được thu hái vào mùa hè và mùa thu. Sau khi thu hái xong, đem dược liệu cối xay đi rửa sạch loại bỏ bụi bẩn và đem phơi hay sấy khô. Để dễ bảo quản và cất giữ, ta có thể tán dược liệu thành bột hoặc cắt khúc và bảo quản trong bao bì hay lọ kín

2.5 Thời gian sử dụng sau khi sơ chế

Sau khi sơ chế, bảo quản ở nơi khô ráo, sản phẩm từ cây cối xay có thể bảo quản lâu dài trong 3 – 6 tháng. Tránh sử dụng khi sản phẩm có dấu hiệu lạ, dấu hiệu mốc,..hay hết hạn sử dụng khi trên sản phẩm.

2.6 Cách phân biệt thành phẩm tốt 

Vì dược liệu cối xay khá phổ biến, nên Nhà thuốc apharma đưa ra một số phương pháp để nhận biết thành phẩm đạt chất lượng như sau:

  • Dược liệu không được có mùi mốc, không có nấm, không ẩm.
  • rễ phải sạch đất, không bị sâu hay hư hại

3. Thành phần hóa học của cây cối xoay

Theo các nghiên cứu khoa học trên thế giới, với mỗi bộ phận cây cối xoay khác nhau sẽ có các thành phần chính khác nhau như sau:

  • Hầu hết các bộ phận của cây đều chứa tinh dầu với hàm lượng hoạt chất cao như geraniol, alemen, borneol,..
  • Hạt cối xay chứa 1,6% raffinose và 4,21% dầu nửa khô, chủ yếu là glycerid của các chất acid oleic, stearic, linoleic.
  • Lá cối xay chứa rất nhiều chất nhầy và asparagine
  • Với rễ cối xay có rất nhiều dầu béo, b-amyrin, b-sitosterol,..

4. Phương pháp bào chế và sử dụng dược liệu cối xay

Dược liệu cối xay sau khi đã sơ chế, có thể sử dụng trực tiếp bằng cách sắc hay hãm lấy nước uống. Với các dược liệu khô, ta có thể xay thành bột để uống với nước ấm, hay sắc nhỏ phơi khô kết hợp với các vị thuốc khác trong điều trị sỏi thận hiệu quả

5. Vị thuốc dược liệu cối xay

5.1 Tính vị, quy kinh

Trong các sách y học cổ truyền, Vị thuốc cối xay có vị ngọt nhẹ, tính bình hòa

5.2 Liều lượng sử dụng an toàn

Dược liệu cối xay với các các giá trị dược dụng, đã và đang được sử dụng ngày càng nhiều. Với từng bài thuốc, liều lượng các vị thuốc sẽ thay đổi nên tham khảo ý kiến của Thầy thuốc của bạn để sử dụng hiệu quả và an toàn nhất.

5.3 Độc tính khi sử dụng quá liều

Hiện tại, trên thực tế chưa có trường hợp nào bị ngộ độc khi sử dụng vị thuốc cối xay để chữa bệnh và chưa có một nghiên cứu khoa học nào nói rõ độc tính khi sử dụng quá liều. Tuy nhiên, trước khi sử dụng bất kỳ vị thuốc nào cũng nên tham khảo ý kiến của Bác sĩ.

6. Công dụng và lợi ích có lợi của dược liệu cối xay

6.1 Theo y học cổ truyền

Trong y học cổ truyền, với vị ngọt nhẹ, cây cối xay có tác dụng thanh nhiệt, nhuận tràng, lợi tiểu, giải độc,.. đặc biệt giúp hoạt huyết và chữa tai điếc rất hiệu quả.

Với mỗi bộ phận khác nhau của cây cối xay, cùng với các  cách điều chế khác nhau, sẽ có tác dụng điều trị khác nhau:

  • Lá cối xay chứa nhiều chất nhầy có tác dụng giúp làm dịu vết thương, giúp nhanh lành da hơn

làm dịu vết thương, giúp nhanh lành da hơn

  • Rễ cây cối xay sau khi hãm lấy nước giúp hạ sốt, nhức đầu

Rễ cây cối xay sau khi hãm lấy nước giúp hạ sốt, nhức đầu

  • Lá cối xay khi còn tươi đem giã nát rồi đắp lên vùng bị mụn, sẽ giúp dịu những mụn đỏ, giúp da khỏe mạnh và sáng mịn.

Lá cối xay khi còn tươi đem giã nát rồi đắp lên vùng bị mụn, sẽ giúp dịu những mụn đỏ, giúp da khỏe mạnh và sáng mịn.

6.2 Theo y học hiện đại

Hiện nay, với nền y học hiện đại, các tác dụng trị bệnh của cây cối xay càng được nghiên cứu và áp dụng rộng rãi hơn, đặc biệt hiệu quả ở các bệnh sau:

  • Tác dụng chữa sỏi thận

Tác dụng chữa sỏi thận

Dược liệu cối xay với tác dụng lợi tiểu, làm tăng số lượng nước tiểu, từ đó giúp thải trừ sỏi thận khi tiểu. Tuy nhiên nó chỉ phù hợp áp dụng cho sỏi thận có kích thước nhỏ, khi chưa có  các biểu hiện như tiểu máu, nhiễm trùng đường tiểu, viêm thận…

  • Tác dụng chữa ù tai

Tác dụng chữa ù tai

Cây cối xay với hàm lượng tinh dầu cao, có khả năng cải thiện thính lực trong các trường hợp ù tai âm trầm (tiếng cối xay lúa). Đối với các trường hợp ù tai âm cao cũng có thể dùng được nhưng hiệu quả không cao bằng ù tai âm trầm.

  • Tác dụng chữa trĩ

Tác dụng chữa trĩ

7.  Các điều cần lưu ý và bí quyết sử dụng dược liệu cối xay hiệu quả

Cây cối xay mang lại nhiều công dụng tốt cho sức khỏe con người với tác dụng nhuận tràng và lợi tiểu  nhưng bên cạnh đó trong một số trường hợp không nên sử dụng loại thảo dược này để tránh xảy ra những tình trạng không mong muốn:

  • Bệnh nhân bị thận hư, tiểu nhiều, nước tiểu trong
  • Người có bệnh đường tiêu hóa
  • Phụ nữ đang mang thai và cho con bú

8. Các bài thuốc dân gian quý từ dược liệu cối xay

8.1 Bài thuốc chữa bệnh sỏi thận 

  • Nguyên liệu: 40g hoa, lá, hoặc quả của cây cối xoay đã phơi khô
  • Hướng dẫn cách làm: Cho nguyên liệu cùng 1lit nước vào nồi, đun đều lửa đến khi còn nửa lượng nước còn lại là uống được
  • Liều dùng: Uống hằng ngày, uống liên tục hai ngày

8.2 Bài thuốc chữa bệnh chữa bệnh ù tai, điếc tai

  • Nguyên liệu: 30g quả cối xay
  • Hướng dẫn cách làm: đem nguyên liệu nấu cùng với thịt lợn nạc, sau đó ăn cả nước lẫn cái
  • Liều dùng: Ăn liên tục trong vòng 2 tuần

8.3 Bài thuốc chữa bệnh tiểu buốt, tiểu rắt, tiểu tiện bí do thấp nhiệt

  • Nguyên liệu: 30g cây cối xay, 20g rễ tranh, 20g bông mã đề, 8g cỏ mần trầu cùng 12g râu ngô và 12g rau má
  • Hướng dẫn cách làm: Đem tất cả nguyên liệu nấu với 650ml nước đến khi cạn còn 250ml
  • Liều dùng: Uống 2 lần/ ngày và uống trước ăn, duy trì trong vòng ba ngày

8.4 Bài thuốc điều trị xương khớp

  • Nguyên liệu: 3g mỗi loại rễ gấc, lá lốt, cỏ xước; 5g lá cối xay khô, 5g rễ cây xấu hổ
  • Hướng dẫn cách làm: Cho nguyên liệu cùng 1lit nước vào nồi, đun đều lửa đến khi còn nửa lượng nước còn lại là uống được
  • Liều dùng: Uống trong vòng 1 tháng

8.5 Bài thuốc trị bệnh trĩ

  • Nguyên liệu: 200g cây mãng thảo
  • Hướng dẫn cách làm: Cho 4 chén nước cùng nguyên liệu vào nồi, sắc đến khi cạn còn 1 chén, sau đó lọc lấy nước
  • Liều dùng: uống sau khi ăn

9. Chế độ sống và vận động phù hợp cho bệnh nhân bị sỏi thận

Sỏi thận đang là một trong những căn bệnh có nguy cơ cao. Để phòng tránh và hỗ trợ điều trị sỏi thận, ngoài việc dùng thảo dược cối xay, bệnh nhân cần phải chú ý chế độ dinh dưỡng phù hợp để tình trạng bệnh nhanh cải thiện

  • Uống nhiều nước hằng ngày

Uống nhiều nước hằng ngày

Người bị sỏi thận nên uống nhiều nước mỗi ngày, nên với lượng  lớn hơn 2,5 lít. Ta Có thể uống nước lọc, nước hoa quả và nước canh trong bữa ăn.

  • Bổ sung Canxi

Bổ sung Canxi

Đây là một nhận định sai khi nhiều người cho rằng bản chất của sỏi là canxi nên cần phải kiêng hoàn toàn canxi để tránh sỏi phát triển. Tuy nhiên, quá trình hình thành sỏi không hẳn là do canxi mà còn phụ thuộc rất nhiều yếu tố khác. Việc kiêng cữ quá mức có thể dẫn đến tình trạng thiếu hụt canxi gây loãng xương, vì vậy người bị sỏi thận vẫn nên đưa vào thực đơn sữa, sữa chua, phô mai – những thực phẩm giúp bổ sung canxi. Ta có thể bổ sung trực tiếp qua các dạng dược phẩm, hay nhờ vào việc ăn các thực phẩm giàu canxi như sữa, phô mai,…

  • Các loại thực phẩm giàu vitamin B6 và vitamin A

Các loại thực phẩm giàu vitamin B6 và vitamin A

Vitamin B6 và vitamin A là hai loại vitamin rất tốt cho người bị sỏi thận. Vitamin B6 làm giảm khả năng kết tủa sỏi oxalat, với vitamin A sẽ giúp điều hòa hệ thống bài tiết nước tiểu, làm giảm lại sự hình thành sỏi thận.Các vitamin này có thể dễ dàng tìm thấy trong rau xanh như rau mồng tơi, các loại trái cây như bơ, chuối với hàm lượng cao,…

10. Thảo dược cối xay được dùng khi nào và nên mua ở đâu?

Dược liệu cối xay là dược liệu quý có tác dụng điều trị lành tính bệnh sỏi thận .Với các giá trị dược dụng trong y học, Người bệnh có thể tham khảo, tuy nhiên trước khi sử dụng bất kỳ bài thuốc nào, luôn phải hỏi ý kiến, thăm khám và lắng nghe ý kiến từ Bác sĩ, thầy thuốc để đảm bảo an toàn trong sử dụng.

Để mua được vị thuốc cối xay chất lượng tốt,  người mua nên chọn những nhà thuốc lớn hay địa chỉ có uy tín để đảm bảo chất lượng và nguồn gốc, sản phẩm có bao bì ghi chú rõ ràng nhà sản xuất, nguồn gốc,..

Trên đây là những chia sẻ của nhà thuốc Apharma về cối xay, dược liệu có tác dụng hiệu tốt trong điều trị bệnh sỏi thận , Apharma hy vọng những thông tin trên sẽ hỗ trợ cho các bạn.

Nhà thuốc Apharma thuộc công ty cp dược phẩm Apharma sẽ là người bạn đồng hành mang đến những sản phẩm chất lượng, giá cả hợp lý nhất. Nhà thuốc online Apharma luôn hân hạnh phục vụ.

Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *