Hiện nay, bệnh Đau nhức xương khớp là một căn bệnh phổ biến với các cơn đau ở các khớp gối, gây khó khăn cho việc di chuyển. Việt Nam ta với nền Đông y lâu đời đã có rất nhiều cây thuốc nam quý được dùng để chữa trị viêm khớp, thấp khớp. Trong đó có Dược liệu gối hạc, Gối hạc được mệnh danh là thần dược trong điều trị viêm khớp dạng thấp hiệu quả. Hãy cùng nhà thuốc Apharma tìm hiểu kĩ hơn về tác dụng làm thuốc của cây gối hạc ở bài viết bên dưới nhé!
1. Giới thiệu về cây Gối hạc
Cây gối hạc có tên khoa học là Leea rubra Blume, thuộc họ Gối hạc (Leeaceae. Trong dân gian Gói hạc còn được gọi là kim lê, bí đại, phỉ tủ, mũn, mạy chia (Thổ)…
Theo các sách đông y ghi lại, bộ phận dùng làm thuốc chính của cây là rễ gối hạc
2. Đặc điểm cây Gối hạc
2.1 Đặc điểm hình thái
Cây Gối hạc là một loại cây gỗ nhỏ, có chiều cao từ 1 – 1,5m. Cây thường mọc tập trung thành bụi. Thân cây gối hạc có tiết diện tròn, với thân non chứa dịch nhầy, có màu xanh lục. Khi thân già đi có màu xám đen, sần sùi.
Lá gối hạc là lá kép lông chim 2 – 3 lần và có 3 -7 lá chét, chúng thường mọc cách nhau. Phiến lá hình bầu dục thuôn và có chiều dài từ 9 – 12cm, chiều rộng từ 4 – 6c. Mặt trên của lá có màu xanh lục sẫm đậm hơn mặt dưới của lá.
Hoa gối hạc mọc thành cụm hoa ngù, mọc đối diện với lá ở phía ngọn cành, có cuống màu đỏ hoặc không có cuống. Vào tháng 5 – 10, quả sẽ mọc và khi chín sẽ có màu đen.
2.2 Khu vực sinh trưởng
Cây Gối hạc thường mọc hoang ở những vùng đồi núi cao. Loài cây này thường được tìm thấy ở nhiều nơi ở Châu Á như Campuchia, Indonesia, Ấn Độ, Việt Nam…
Tại nước ta, để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng, gối hạc đã được trồng ở một số tỉnh như: Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu, Hòa Bình, Thái Nguyên, Vĩnh Phúc, Hà Tiên.
2.3 Bộ phận dùng làm thuốc
Đông y khi xưa sử dụng rễ gối hạc làm thuốc, Ngày nay, để tăng giá trị dược dụng, sẽ dùng phần rễ đã phát triển thành củ của cây để làm thuốc trị viêm khớp dạng thấp
2.4 Phương pháp thu hái, sơ chế và bảo quản
Dược liệu gối hạc được thu hái chủ yếu vào mùa đông. Sau khi đào cây và lấy rễ gối hạc xong,đem đi rửa sạch dược liệu nhiều lần với nước. Để bảo quản lâu dài, phải phơi khô hoặc sấy khô rễ đã làm sạch. Dược liệu rễ gối hạc khô sau khi chế biến nên bảo quản ở trong bao bì kín và cất trữ ở nơi thoáng mát.
2.5 Thời gian sử dụng sau khi sơ chế
Sau khi sơ chế, bảo quản ở nơi khô ráo, sản phẩm từ cây gối hạc có thể bảo quản lâu dài trong 3- 6 tháng. Tránh sử dụng khi sản phẩm có dấu hiệu lạ, dấu hiệu mốc,..hay hết hạn sử dụng khi trên sản phẩm.
2.6 Cách phân biệt thành phẩm tốt
Nhà thuốc apharma đưa ra một số phương pháp để nhận biết thành phẩm đạt chất lượng như sau:
- Dược liệu không được có mùi mốc, không có nấm, không ẩm.
- rễ phải sạch đất, không bị sâu hay hư hại
3. Thành phần hóa học của cây Gối hạc
Hiện tại trên thế giới, chưa có tài liệu nào nghiên cứu về thành phần hóa học cây gối hạc
4. Phương pháp bào chế và sử dụng dược liệu gối hạc
Với mỗi cách sử dụng khác nhau, ta sẽ có cách bào chế dược liệu gối hạc khác nhau để đạt hiệu quả điều trị cao nhất:
- Với cách dùng trong: Sau khi thu hái và sơ chế xong, ta có thể dùng dạng khô như sấy khô, phơi khô hoặc dùng dạng tươi để sắc lấy thuốc uống, nấu thành cao, ngâm rượu hoặc tán thành bột.
- Với cách dùng ngoài: Rễ cây gối hạc được ngâm với rượu để đắp ngoài.
5. Vị thuốc dược liệu Hoắc hương
5.1 Tính vị, quy kinh
Theo sách y học cổ truyền, Vị thuốc gối hạc có tính mát, vị ngọt đắng, được quy vào ba kinh phế, tỳ và vị.
5.2 Liều lượng sử dụng an toàn
Với kinh nghiệm chữa bệnh của các thầy thuốc Đông y, liều dùng an toàn của dược liệu gối hạc là từ 10 – 16 gam/ngày. Tuy nhiên ở từng bài thuốc, liều lượng các vị thuốc sẽ thay đổi nên tham khảo ý kiến của Thầy thuốc của bạn để sử dụng hiệu quả và an toàn nhất.
5.3 Độc tính khi sử dụng quá liều
Hiện tại, trên thực tế chưa có trường hợp nào bị ngộ độc khi sử dụng vị thuốc hàm ếch để chữa bệnh và chưa có một nghiên cứu khoa học nào nói rõ độc tính khi sử dụng quá liều. Tuy nhiên, trước khi sử dụng bất kỳ vị thuốc nào cũng nên tham khảo ý kiến của Bác sĩ.
6. Công dụng và lợi ích có lợi của dược liệu Gối hạc
6.1 Theo y học cổ truyền
Từ xưa, Rễ gối hạc đã được biết đến với công dụng kháng viêm, sát khuẩn, thông huyết rất tốt. Đây là vị thuốc chủ trị trong các bệnh:
- đau nhức khớp xương, tê thấp
- đau bụng
6.2 Theo y học hiện đại
Trong Đông y, Cây gối hạc là vị thuốc quý đối với công dụng chữa phong tê thấp, đau nhức xương khớp, viêm khớp,… rất hiệu quả. Ngoài ra, chúng còn có tác dụng chữa đau bụng, tiêu chảy, sát khuẩn, kháng viêm,…Dưới đây là các tác dụng dược dụng của vị thuốc gối hạc:
- Tác dụng trị đau nhức xương khớp
Với các hoạt chất kháng viêm có trong cây gối hạc,sẽ giúp cải thiện tình trạng đau nhức rõ rệt ở bệnh nhân mắc chứng đau nhức xương khớp.
- Tác dụng trị thấp khớp
Rễ gối hạc có tính mát, vị ngọt giúp giảm đau trong các cơn đau nhức do bệnh thấp khớp gây nên.
- Tác dụng chữa đau bụng, tiêu chảy
Nhờ đặc tính sát khuẩn cao, vị thuốc gối hạc giúp cơ thể tiêu diệt một số vi khuẩn có hại ở đường tiêu hóa cũng. Từ đó giúp chữa đau bụng và tiêu chảy ở người bệnh.
- Tác dụng chữa rong kinh
Rễ gối hạc có các hoạt chất giúp thông huyết tốt, giúp hỗ trợ điều trị tình trạng rong kinh
7. Các điều cần lưu ý và bí quyết sử dụng dược liệu gối hạc hiệu quả
Cây gối hạc là một vị thuốc Nam từ thiên nhiên, khá lành tính, tuy nhiên để sử dụng cây gối hạc một cách an toàn không có tác dụng phụ,bạn cần lưu ý một số điều sau:
- Không nên sử dụng các bài thuốc của cây gối hạc với bệnh nhân bị thận yếu
- Phụ nữ có thai hay đang cho con bú không nên dùng vì cây thuốc này có thể gây biến chứng nhẹ cho trẻ nhỏ.
- Không nên lạm dụng hoặc sử dụng quá liều lượng các bài thuốc của cây.
- Tuyệt đối không sử dụng vị thuốc cho bệnh nhân bị dị ứng với các thành phần có trong bài thuốc
8. Các bài thuốc dân gian quý từ cây Gối hạc
8.1 Bài thuốc trị thấp khớp cấp tính
- Nguyên liệu: 15g rễ cây gối hạc, 15g ké đầu ngựa,10g dây kim ngân, 10g lá cây đơn tướng quân, 7g lá thông, 10g lá cây đơn đỏ, 10g lá bạc thau đã sao vàng
- Hướng dẫn cách làm: Đem tất cả nguyên liệu đi làm sạch với nước muối pha loãng. Sau đó, cho vào nồi, sắc với 600ml nước trong nửa tiếng ở lửa nhỏ. Khi nước sắc cạn còn 200ml thì ngưng.
- Liều dùng: dùng 3 lần/ ngày, mỗi lần dùng trước bữa ăn khoảng 15 phút.
8.2 Bài thuốc trị khớp mạn tính
- Nguyên liệu: 15g rễ cây gối hạc, 10g rễ bươm bướm, 10g găng bầu, 10g nam đằng sao vàng, 7g rễ tơ mảnh, 7g rễ rung rúc, 15g tử thiên tuế
- Hướng dẫn cách làm: Đem tất cả nguyên liệu đi làm sạch với nước muối pha loãng. Sau đó, cho vào nồi, sắc với 600ml nước trong nửa tiếng ở lửa nhỏ. Khi nước sắc cạn còn 200ml thì ngưng.
- Liều dùng: dùng 3 lần/ ngày, mỗi lần dùng trước bữa ăn khoảng 15 phút.
8.3 Bài thuốc trị viêm khớp
- Nguyên liệu: 40g đến 50g rễ cây gối hạc
- Hướng dẫn cách làm:Đem nguyên liệu sắc với 800ml nước, sắc cạn đến khi lượng nước còn 400ml thì dừng. Lọc lấy phần nước sắc
- Liều dùng: uống 1 lần/ngày
8.4 Bài thuốc trị phong thấp khớp
- Nguyên liệu: 45g rễ cây gối hạc
- Hướng dẫn cách làm: Đem nguyên liệu sắc với 800ml nước, sắc cạn đến khi lượng nước còn 400ml thì dừng. Lọc lấy phần nước sắc
- Liều dùng: uống 1 lần/ngày
8.5 Bài thuốc trị rong kinh
- Nguyên liệu:15g rễ của cây gối hạc dạng khô
- Hướng dẫn cách làm: Đem nguyên liệu tán thành bộ
- Liều dùng: Uống với nước ấm và uống 3 lần/ ngày
9. Chế độ sống và vận động phù hợp với bệnh nhân bị viêm xương khớp
Các bệnh nhân mắc bệnh đau nhức xương khớp, đang dùng thảo dược Hàm ếch để điều trị, bên cạnh dùng thuốc cần phải chú ý chế độ sinh hoạt và dinh dưỡng điều độ để tình trạng bệnh nhanh cải thiện. Dưới đây là một số loại thực phẩm tốt mà Apharma đã tổng hợp cho bệnh nhân bị viêm khớp:
9.1 Các loại cá biển
Cá sẽ giúp cung cấp một lượng lớn acid béo Omega-3, đây là thần dược được biết đến có tác dụng ức chế quá trình viêm và cải thiện các triệu chứng sưng, đau, cứng khớp trong căn bệnh viêm khớp. Omega-3 có nhiều trong các loại cá béo, đặc biệt là cá thu, cá hồi, cá trích, cá trống,…
9.2 Sữa và các sản phẩm từ sữa
Sữa có chứa nhiều canxi – là thành phần cấu tạo nên xương, làm tăng cường sự chắc khỏe, dẻo dai của xương. Việc bổ sung sữa hoặc các sản phẩm từ sữa vào chế độ ăn uống sẽ giúp bạn tăng cường sức khỏe của xương khớp
9.3 Chè xanh
Chè xanh còn chứa hợp chất EGCG, có tác dụng ức chế protein gây ra các phản ứng viêm.
10. Thảo dược gối hạc được dùng khi nào và nên mua ở đâu?
Dược liệu gối hạc là dược liệu quý có tác dụng chữa đau viêm khớp, thấp khớp hiệu quả.Với các giá trị dược dụng trong y học, Người bệnh có thể tham khảo, tuy nhiên trước khi sử dụng bất kỳ bài thuốc nào, luôn phải hỏi ý kiến, thăm khám và lắng nghe ý kiến từ Bác sĩ, thầy thuốc để đảm bảo an toàn trong sử dụng.
Để mua được vị thuốc gối hạc chất lượng tốt, người mua nên chọn những nhà thuốc lớn hay địa chỉ có uy tín để đảm bảo chất lượng và nguồn gốc, sản phẩm có bao bì ghi chú rõ ràng nhà sản xuất, nguồn gốc,..
Trên đây là những chia sẻ của nhà thuốc Apharma về gối hạc, dược liệu có tác dụng hiệu tốt trong trị các bệnh về xương khớp, Apharma hy vọng những thông tin trên sẽ hỗ trợ cho các bạn.
Nhà thuốc Apharma thuộc công ty cp dược phẩm Apharma sẽ là người bạn đồng hành mang đến những sản phẩm chất lượng, giá cả hợp lý nhất. Nhà thuốc online Apharma luôn hân hạnh phục vụ.