Cây Vàng Đắng là thảo dược tốt, được sử dụng trong nhiều bài thuốc dân gian quý. Nếu bạn chưa biết rõ về cây vàng đắng cũng như các công dụng tuyệt vời của nó. Vậy thì cùng nhà thuốc Apharma tìm hiểu trong bài viết này nhé.
1. Cây Vàng Đắng là cây thuốc gì?
– Tên tiếng Việt: vàng đắng. Ngoài ra cây còn có tên gọi khác là hoàng đằng, dây đằng hoàng, dây khai, nam hoàng liên, dây vàng,…
– Tên khoa học (tên tiếng Anh): Coscinium fenestratum. Tên dược của vàng đắng là Radix et Caulis Fibraurea Tinctoria. Cây thuộc họ Menispermaceae – họ Tiết dê.
– Bộ phận dùng làm thuốc: Người ta sử dụng rễ và thân già của cây vàng đắng để làm thuốc.
2. Mô tả chi tiết về Cây Vàng Đắng
2.1. Đặc điểm nhận biết
Cây Vàng Đắng thuộc loại cây leo, thân to và phân nhánh, có thể leo lên những cây thân gỗ to cao hoặc mọc bò dưới đất. Cây có đường kính khoảng 5-10cm. Khi còn non, thân cây có màu trắng pha bạc, khi già trở nên xù xì và có nhiều vết tích lá rụng để lại. Khi cắt ngang thân cây sẽ thấy có hình giống bánh xe, có hình tia tủy như nan bánh xe, thân màu vàng.
Lá cây vàng đắng thường mọc so le, mặt dưới có màu trắng nhạt và có lông tơ, mặt trên xanh đậm. Lá có chiều rộng khoảng 4-10cm, chiều dài khoảng 9-20cm. Phiến lá nhẵn, cứng, nổi gân rõ ràng, có hình bầu dục, tròn ở gốc và nhọn ở đầu, cuống dài.
Hoa vàng đắng mọc ở kẽ lá, có màu vàng, nhỏ, cuống hoa ngắn. Quả vàng đắng có màu xanh khi còn non và chuyển sang vàng khi già, hình trái xoan.
Cây vàng đắng mọc lên từ hạt, thỉnh thoảng sẽ mọc chồi từ phần gốc sau khi chặt còn lại.
2.2. Khu vực sinh trưởng
Cây vàng đắng có nguồn gốc từ Đông Nam Á, cụ thể là nước Malaysia. Vàng đắng ưa khí hậu nóng ẩm, là 1 loại thực vật nhiệt đới. Tại Việt Nam, vàng đắng mọc phổ biến ở các vùng núi Tây Nguyên, Đông – Nam Trung Bộ.
2.3. Bộ phận dùng làm dược liệu tốt nhất
Thân và rễ cây vàng đắng khi già đều có thể sử dụng làm dược liệu.
2.4. Phương pháp thu hái, sơ chế và bảo quản
+ Cách thu hái, sơ chế: Vàng đắng sau khi thu hái về thì cần được loại bỏ lớp bẩn bên ngoài bằng cách cạo sạch lớp bao phủ bên ngoài vỏ cây. Sau đó chặt thành khúc vừa phải, rồi đem sấy khô hoặc phơi.
+ Phương pháp bảo quản: Bảo quản vàng đắng sau khi sơ chế ở nơi thoáng mát, khô ráo để tránh ẩm mốc.
2.5. Thời hạn sử dụng kể từ khi sơ chế
Tùy thuộc vào kết quả sơ chế mà thời hạn sử dụng vàng đắng là khác nhau. Trong quá trình sử dụng, không nên dùng dược liệu đã bị mốc, hỏng hoặc chưa được phơi khô hẳn. Nếu dược liệu đã được sơ chế từ rất lâu rồi thì cũng không nên sử dụng, vì có thể làm giảm tác dụng chữa bệnh ngoài ra còn có thể gây ra nhiều tác hại nguy hiểm khác.
2.6. Cách phân biệt thành phẩm tốt
Nên chọn dược phẩm không bị nấm mốc, sâu hỏng, không có tạp chất để đảm bảo tác dụng chữa bệnh tốt nhất.
2.7. Mùa thu hoạch trong năm
Cây vàng đắng có thể thu hái quanh năm, nhưng chủ yếu là vào khoảng tháng 8-9 hàng năm.
3. Thành phần dược liệu của Cây Vàng Đắng
Trong rễ và thân vàng đắng chứa nhiều nhất là Alkaloid. Chất này là dẫn xuất của isoquinoline, có thành phần chủ yếu là Berberin (chiếm đến là 1.5-3%). Ngoài ra, vàng đắng còn chứa columbamin, jatrorrhizin, palmatin.
4. Phương pháp bào chế và sử dụng Cây Vàng Đắng
Cây vàng đắng sau khi thu hoạch, cạo sạch lớp bẩn bên ngoài, chặt thành đoạn ngắn rồi đem sấy/phơi khô. Vàng đắng có thể được sử dụng bằng cách sắc nước uống, tán bột mịn uống, cô thành viên uống hoặc dùng thoa ngoài da.
Mỗi ngày nên sử dụng liều lượng tham khảo là 6-12g.
5. Vị thuốc của Cây Vàng Đắng
Vàng đắng có tính lạnh, vị đắng, quy vào kinh Can, Phế, Tỳ. Theo Đông y, vàng đắng có tác dụng thanh nhiệt, tiêu viêm, sát trùng, được chỉ định điều trị tiêu chảy, kiết lỵ, viêm ruột, tiêu hóa kém, sốt rét, viêm tai, lở ngứa ngoài da.
6. Công dụng, lợi ích cho sức khỏe con người của thảo dược Cây Vàng Đắng
Cây vàng đắng có tác dụng gì?
+ Cây vàng đắng được dùng để chữa tiêu chảy, kiết lỵ, bệnh tả cấp, rối loạn tiêu hóa do đường ruột bị nhiễm khuẩn.
+ Công dụng của berberin trong vàng đắng có thể giúp giảm cholesterol, giúp tăng giãn nở, co bóp hoạt động của thần kinh giao cảm ở tim. Nhờ vào tác dụng của berberin, vàng đắng có thể giúp cải thiện chức năng tim.
+ Vàng đắng giúp ngăn chặn hình thành xơ vữa động mạch, ngăn ngừa các bệnh mạch vành.
+ Ngoài ra, vàng đắng còn có thể được sử dụng để điều trị bệnh sốt rét, các bệnh về gan, mật, đau mắt.
7. Kiêng kỵ và bí quyết sử dụng Cây Vàng Đắng hiệu quả
Vì vàng đắng có tính lạnh nên không sử dụng thảo dược cho những người bị huyết hàn hoặc mắc các bệnh do hàn lạnh.
Khi sử dụng cây vàng đắng để điều chế thành thuốc nhỏ mắt trị viêm kết mạc, bạn cần có sự cho phép của bác sĩ. Vì việc tự điều chế thuốc không đảm bảo sạch khuẩn và có thể gây tình trạng viêm tăng lên thành bội nhiễm.
8. Các bài thuốc dân gian quý từ thảo dược Cây Vàng Đắng
Từ xa xưa, ông cha ta đã sử dụng vàng đắng dược liệu để điều chế thành nhiều bài thuốc dân gian khác nhau. Apharma sẽ mang đến cho bạn 1 số bài thuốc dân gian quý từ thảo dược vàng đắng nhé.
+ Vàng đắng trị tiêu chảy, kiết lỵ
Trộn đều vàng đắng, cao cỏ sữa lá lớn, mức hoa trắng, sau đó làm thành viên để uống hàng ngày.
+ Vàng đắng trị viêm phế quản
Chuẩn bị 10g vàng đắng, 10g mộc thông, 10g huyết dụ. Đem tất cả sắc lấy nước uống. Sử dụng 1 thang thuốc/ngày cho đến khi khỏi bệnh hoàn toàn.
+ Vàng đắng trị viêm tai có mủ
Chuẩn bị 20g vàng đắng, 10g phèn chua. Tán nhuyễn tất cả thành bột, trộn đều rồi thổi vào tai bị viêm. Thực hiện liên tục trong vài ngày, 2-3 lần/ngày.
+ Vàng đắng trị nóng trong người làm nổi mụn ở trẻ em
Nấu 1 ít vàng đắng thành nước tắm. Lấy nước đó tắm cho trẻ nhỏ 1-2 lần/ngày đến khi hết hẳn.
+ Vàng đắng trị đau mắt, kèm sưng đỏ, chảy nước
Chuẩn bị 8g vàng đắng, 2g cam thảo, 9g mật mông, 4g phòng phong, 4g cúc hoa, 4g kinh giới, 4g long đởm thảo, 4g bạch chỉ. Đem tất cả sắc lấy nước uống. Sử dụng liên tục 3-5 ngày, 1 thang thuốc/ngày.
9. Bí quyết sử dụng thảo dược hiệu quả nhất kèm chế độ vận động phù hợp tốt cho sức khỏe
Để sử dụng cây vàng đắng hiệu quả nhất, bạn nên sử dụng theo đúng liều lượng được thầy thuốc kê đơn, không nên tự ý sử dụng để tránh gặp tác dụng phụ. Đặc biệt là nên sử dụng thảo dược có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, chất lượng tốt.
Để hiệu quả chữa bệnh của vàng đắng đạt cao nhất, Apharma khuyên bạn nên duy trì một lối sống lành mạnh, ăn uống đầy đủ dưỡng chất, ngủ đủ giấc, không sử dụng các chất kích thích, giảm stress, tăng cường vận động để tăng cường sức đề kháng.
Bạn có thể thực hiện 1 vài vận động đơn giản, nhẹ nhàng như đi bộ, đi xe đạp, bơi lội,… Nếu có thời gian, bạn có thể tham gia các lớp tập luyện, yoga để có người hướng dẫn cụ thể nhé.
10. Khi nào nên dùng thảo dược Cây Vàng Đắng và sử dụng bao lâu?
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều địa điểm bán vàng đắng. Bạn cần tìm đến các địa chỉ uy tín, có giấy tờ rõ ràng đảm bảo chất lượng. Ngoài các phòng khám, nhà thuốc đông dược, bạn cũng có thể tìm mua vàng đắng trên các trang thương mại điện tử uy tín để mua thuốc online. Ngoài ra, bạn cũng nên lựa chọn những dược liệu còn mới, không bị nấm, mốc để đảm bảo tác dụng chữa bệnh.
Nếu có bất kỳ triệu chứng bất thường khi sử dụng vàng đắng thì cần dừng sử dụng và đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được kiểm tra và điều trị kịp thời.
Trên đây là toàn bộ thông tin về Cây Vàng Đắng, một loại thảo dược có nhiều tác dụng tuyệt vời. Nhà thuốc Apharma hy vọng bạn đã có thêm được nhiều thông tin bổ ích và biết cách sử dụng thảo dược hiệu quả. Liên hệ ngay Apharma để được tư vấn cụ thể hơn. Cảm ơn bạn đã đọc bài viết.