Hạt vải

Cây vải là một loại cây ăn quả rất quen thuộc đối với người Việt Nam. Quả vải không chỉ là một loại quả ngon mà còn tốt cho sức khỏe. Nhưng có lẽ ít ai biết tác dụng chữa bệnh của Hạt Vải. Nếu bạn cũng chưa biết thì cùng nhà thuốc Apharma tìm hiểu trong bài viết này nhé.

1. Khái quát về Hạt Vải

Hạt Vải

– Tên tiếng Việt: Hạt vải. Tên trong Đông y là Lệ chi hạch.

– Tên khoa học (tên tiếng Anh): Litchi chinensis Sonn. Cây vải thuộc họ Sapindaceae – họ Bồ hòn.

– Bộ phận dùng làm thuốc: Cây vải cho 2 vị thuốc quý, 1 là cùi vải (lệ chi nhục) và Hạt Vải (Lệ chi hạch).

2. Mô tả chi tiết về Hạt Vải

2.1. Đặc điểm nhận biết

Cây vải thuộc nhóm cây gỗ cao, khoảng 8-15m. Cây có tán lá rộng, cành tròn to, màu gụ. Lá cây vải có dạng đầu nhọn, gốc lá tù, kép lông chim, mặt dưới có màu thẫm hơn mặt trên. Hoa cây vải mọc thành chùm, có lông màu nâu. Quả vải có vỏ xù xì, hình trứng nhỏ, áo hạt dày bao hoàn toàn hạt.

Hạt Vải to, sáng bóng, có màu nâu đen, đầu hạt có màu trắng pha vàng. Hạt Vải có hình trứng hoặc tròn dài. Chiều dài hạt khoảng 2-3cm, chiều rộng 1-2cm.

Đặc điểm nhận biết

2.2. Khu vực sinh trưởng

Trên thế giới, có thể bắt gặp cây vải ở các nước như Campuchia, Philippin, Đài Loan, Nhật Bản, Hồng Kông, phía Nam Trung Quốc, Madagascar.

Tại Việt Nam, cây vải được trồng nhiều ở các tỉnh phía Bắc như: Hải Dương, Quảng Ninh, Hà Giang, Hưng Yên.

2.3. Bộ phận dùng làm dược liệu tốt nhất

Cùi vải và Hạt Vải được sử dụng làm thuốc, trong đó Hạt Vải (Lệ Chi Hạch) được sử dụng chủ yếu hơn, còn cùi vải (Lệ Chi Nhục) thường chỉ được ăn sống, ít dùng làm thuốc.

Bộ phận dùng làm dược liệu tốt nhất

2.4. Phương pháp thu hái, sơ chế và bảo quản

Thu hái quả vải vào mùa hè. Phần cùi và phần hạt được tách riêng ra. Phần cùi dùng tươi trực tiếp hoặc sấy khô như long nhãn. Lựa chọn Hạt Vải to, trong, sáng bóng. Rửa sạch Hạt Vải, thái nhỏ xong tẩm nước muối loãng (30%) hoặc đốt tồn tính. Cắt bỏ phần rốn hạt, loại phần vỏ cứng màu nâu bên ngoài. Hạt Vải còn có thể đem đồ chín, thái mỏng sau đó phơi nắng hoặc sấy khô.

Cách bảo quản: sau khi phơi khô dược liệu, sờ thấy không còn dính tay thì cho Hạt Vải vào thùng đậy kín. Để thùng ở nơi khô thoáng, tránh ánh nắng trực tiếp để tránh ẩm, mốc.

2.5. Thời hạn sử dụng kể từ khi sơ chế

Tùy thuộc vào kết quả sơ chế mà thời hạn sử dụng Hạt Vải khác nhau. Trong quá trình sử dụng, tránh dùng dược liệu đã bị mốc, hỏng hoặc chưa được phơi khô hẳn. Hoặc nếu dược liệu đã được sơ chế từ rất lâu rồi thì cũng không nên sử dụng, vì không những làm giảm tác dụng chữa bệnh mà còn có thể gây ra nhiều tác hại nguy hiểm khác.

2.6. Cách phân biệt thành phẩm tốt

Dù dùng tươi hay khô thì cũng nên chọn dược phẩm không bị nấm mốc, sâu hỏng, không có tạp chất để đảm bảo tác dụng chữa bệnh tốt nhất.

2.7. Mùa thu hoạch trong năm

Mùa thu hoạch trong năm

Hoa vải thường ra vào khoảng tháng 2-3 hàng năm. Sau 3-4 tháng là có thể thu hoạch quả và Hạt Vải.

3. Thành phần dược liệu của Hạt Vải

Trong Hạt Vải có chứa nhiều chất hóa học tốt cho sức khỏe như: anpha-methylene cyclopropyl glycine, tannin, saponosid, flavonoid. Các chất này được nghiên cứu có thể ức chế virus viêm gan B, chữa đau dạ dày, ngăn ngừa sỏi mật, hạ đường huyết…

4. Phương pháp bào chế và sử dụng Hạt Vải

Hạt Vải (Lệ Chi Hạch) sau khi phơi khô sẽ được sử dụng trong các bài thuốc, còn cùi vải (Lệ Chi Nhục) có thể ăn trực tiếp hoặc sấy khô dùng dần.

5. Vị thuốc của Hạt Vải

Hạt Vải (Lệ Chi Hạch) có tính ấm, vị ngọt và hơi đắng, có tác dụng hành khí tán kết, khư hàn chỉ thống.

Cùi vải (Lệ Chi Nhục) có tính mát, vị ngọt chua, có tác dụng bổ tỳ, mát phổi, bớt nặng đầu, bốc nóng.

6. Công dụng, lợi ích cho sức khỏe con người của Hạt Vải

+ Hạt Vải có tác dụng chữa đau bụng, đau dạ dày, đau tinh hoàn và 1 số loại đau khác.

chữa đau bụng, đau dạ dày

+ Theo dược lý hiện đại, hạt vải khô có thể làm hạ đường huyết, ngăn ngừa kết tụ tiểu cầu, ức chế virus viêm gan B, chống lại các khối u.

làm hạ đường huyết, ngăn ngừa kết tụ tiểu cầu, ức chế virus viêm gan B

+ Chiết xuất từ hạt vải còn có thể chống lại oxy hóa, điều chỉnh lipid trong máu. Hạt vải có thể chuyển hóa đường, phòng trị tiểu đường và ngăn ngừa các biến chứng.

chống lại oxy hóa, điều chỉnh lipid trong máu

7. Kiêng kỵ và bí quyết sử dụng Hạt Vải hiệu quả

Có nhiều nghiên cứu cho thấy Hạt Vải có tính độc thấp từ lớp màng đen bên ngoài hạt. Để sử dụng hiệu quả, khi sử dụng Hạt Vải để chữa bệnh, lớp màng đen bên ngoài hạt cần được loại bỏ hoàn toàn.

8. Các bài thuốc dân gian quý từ Hạt Vải

+ Hạt Vải chữa tiểu đường loại 2 cực tốt

Phơi khô rồi thái nhỏ Hạt Vải, sắc với nước rồi cô đặc lại thành cao, viên thành viên tròn cho dễ uống, mỗi viên khoảng 0.3g. Uống liên tục trong 3 tháng, 3 lần/ngày, 4-6 viên/lần.

Hoặc có thể sấy khô Hạt Vải rồi tán mịn, uống 3 lần/ngày, 10g/lần. Uống trước bữa ăn 30 phút, dùng liên tục trong 3 tháng.

+ Hạt Vải chữa đau dạ dày mạn tính thể nhẹ và vừa

Sấy khô Hạt Vải rồi tán mịn, cho vào lọ kín. Mỗi lần sử dụng 6g, 3 lần/ngày, pha với nước ấm hoặc rượu trắng pha loãng.

+ Hạt Vải chữa đau bụng, buồn nôn hiệu quả

Nướng chín Hạt Vải, bóc lấy phần vỏ ngoài ăn. Sử dụng 2 lần/ngày, 6-8g/ngày.

+ Hạt Vải chữa sưng đau tinh hoàn nhanh chóng

Chuẩn bị các nguyên liệu: hạt vải, hồi hương, trần bì với khối lượng bằng nhau. Trộn đều rồi tán mịn tất cả. Sử dụng 3 lần/ngày, 4-6g/lần, pha với nước ấm hoặc rượu trắng pha loãng.

+ Hạt Vải chữa sỏi mật rất tốt

Chuẩn bị 20g hạt vải, 40g hương phụ, 20g hạt quýt, 2 trái hồng táo, 10g trần bì. Đem tất cả đun với 3 bát nước, lấy nước uống thay nước hàng ngày.

+ Hạt Vải chữa đau bụng kinh, đau bụng sau sinh ở phụ nữ

Đốt tồn tính (không để cháy thành than) 20g hạt vải. Sau đó tán mịn cùng 40g hương phụ. Uống 6-8g/ngày, pha với nước cơm hoặc nước muối loãng, 2 lần/ngày.

Các bài thuốc dân gian quý từ Hạt Vải

9. Bí quyết sử dụng thảo dược hiệu quả nhất kèm chế độ vận động phù hợp tốt cho sức khỏe

Khi sử dụng Hạt Vải, để hiệu quả đạt cao nhất, Apharma khuyên bạn nên duy trì một lối sống lành mạnh, ăn uống đầy đủ dưỡng chất, ngủ đủ giấc, không sử dụng các chất kích thích, giảm stress, tăng cường vận động để tăng cường sức đề kháng.

Bạn có thể thực hiện 1 vài vận động đơn giản, nhẹ nhàng như đi bộ, đi xe đạp, bơi lội,… Nếu có thời gian, bạn có thể tham gia các lớp tập luyện, yoga để có người hướng dẫn cụ thể.

10. Khi nào nên dùng thảo dược Hạt Vải và sử dụng bao lâu?

Khi nào nên dùng thảo dược Hạt Vải và sử dụng bao lâu?

Tùy thuộc vào loại bệnh và tình trạng bệnh mà có cách sử dụng Hạt Vải khác nhau. Không nên tự ý dùng thuốc, nên tham khảo ý kiến của thầy thuốc để biết được liều lượng và các vị thuốc đi kèm. Không nên dùng quá nhiều, quá lâu vì có thể ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh.

Nếu có bất kỳ triệu chứng bất thường khi sử dụng Hạt Vải thì cần dừng sử dụng và đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được kiểm tra và điều trị kịp thời.

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều địa điểm bán Hạt Vải. Apharma khuyên bạn nên tìm đến các địa chỉ uy tín để mua được Hạt Vải chất lượng, nguồn gốc thiên nhiên, không bị pha tạp chất, giá cả phải chăng. Nơi đó cần có địa chỉ rõ ràng, được nhiều khách hàng đã mua sản phẩm phản hồi tốt.

Trên đây là toàn bộ thông tin về Hạt Vải, một loại thảo dược có nhiều tác dụng tuyệt vời. Nhà thuốc Apharma hy vọng bạn đã có thêm được nhiều thông tin bổ ích và biết cách sử dụng thảo dược hiệu quả. Liên hệ ngay Apharma để được tư vấn cụ thể hơn. Cảm ơn bạn đã đọc bài viết.

Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *