Trái măng cụt

Trái Măng Cụt

Trái Măng Cụt là một loại quả rất quen thuộc đối với người dân Việt Nam. Trái măng cụt không chỉ ngon mà còn tốt cho sức khỏe. Nhưng có lẽ ít ai biết tác dụng chữa bệnh của trái măng cụt, đặc biệt là phần vỏ của nó. Nếu bạn cũng chưa biết thì cùng nhà thuốc Apharma tìm hiểu trong bài viết này nhé.

1. Trái Măng Cụt là gì? 

– Tên tiếng Việt: thường được gọi là măng cụt. Ngoài ra cây còn có tên gọi khác là sơn trúc tử (tiếng Trung), mankhut (tiếng Thái), mangoustanier (tiếng Pháp), mangosteen.

– Tên khoa học (tên tiếng Anh): Garcinia mangostana L. Cây thuộc họ Clusiaceae – họ Bứa.

– Bộ phận làm dược liệu: thân cây vả vỏ trái măng cụt.

Trái Măng Cụt

2. Mô tả chi tiết về Trái Măng Cụt

2.1. Đặc điểm nhận biết

Cây măng cụt thuộc nhóm cây gỗ, cây ăn quả nhiệt đới và sống lâu năm. Tán cây to, rộng và có nhiều cành. Cây có thể phát triển lên đến 25m. Nhựa cây đặc dính, màu vàng.

Lá măng cụt mọc đối, dày, không có lông tơ, mặt trên đậm và bóng hơn mặt dưới. Cây có cả hoa đực, hoa cái và hoa lưỡng tính. Hoa măng cụt mọc đơn hoặc thành chùm, màu trắng kem pha đỏ, có 4 cánh và 4 lá đài cứng. Bên trong hoa là bầu và khoảng 15 nhị hoa.

Quả măng cụt hình tròn, có màu xanh khi còn non và màu tím nhạt khi chín. Vỏ măng cụt khá dai và có chất xốp bên trong. Có 5-8 múi trắng bên trong quả măng cụt, vị chua thanh lẫn ngọt. Giữa thịt quả là hạt to màu nâu.

2.2. Khu vực sinh trưởng

Trên thế giới, măng cụt xuất hiện ở nhiều nơi như Thái Lan, Trung Quốc, Sri Lanka, Indonesia, Lào, Ấn Độ, Myanmar, Philippin,…

Ở Việt Nam, cây măng cụt được trồng nhiều ở các vùng nóng ẩm, chủ yếu là các tỉnh miền Nam để làm trái cây và dược phẩm. Theo nghiên cứu, măng cụt xuất hiện ở nước ta là nhờ các nhà truyền giáo mang giống từ các nước khác về.

2.3. Bộ phận làm dược liệu

Trái măng cụt được sử dụng để ăn (phần thịt màu trắng), còn vỏ quả và vỏ thân cây thì được dùng làm thuốc trị bệnh.

Bộ phận làm dược liệu

2.4. Phương pháp thu hái, sơ chế và bảo quản

Vỏ cây măng cụt thì có thể thu hái vào bất kỳ thời điểm nào trong năm. Sau khi lột về thì rửa sạch loại bỏ hết bụi bẩn trên vỏ cây rồi thái nhỏ và phơi khô để sử dụng lâu dài.

Trái măng cụt chín vào khoảng tháng 5 – tháng 8 hàng năm. Sau khi ăn hết phần thịt trắng thì giữ phần vỏ lại, phơi khô tích trữ dần. Có thể thái mỏng hoặc để nguyên cả vỏ khi phơi khô.

Bảo quản thảo dược khô ở nơi khô thoáng, tránh ẩm mốc.

2.5. Thời hạn sử dụng kể từ khi sơ chế

Tùy thuộc vào kết quả sơ chế mà thời hạn sử dụng trái măng cụt sẽ khác nhau. Trong quá trình sử dụng, tránh dùng dược liệu đã bị mốc, hỏng hoặc chưa được phơi khô hẳn. Hoặc nếu dược liệu đã được sơ chế từ rất lâu rồi thì cũng không nên sử dụng, vì không những làm giảm tác dụng chữa bệnh mà còn có thể gây ra nhiều tác hại nguy hiểm khác.

2.6. Cách phân biệt thành phẩm tốt

Dù dùng tươi hay khô thì cũng nên chọn dược phẩm không bị nấm mốc, sâu hỏng, không có tạp chất để đảm bảo tác dụng chữa bệnh tốt nhất.

2.7. Mùa thu hoạch trong năm

Mùa thu hoạch trái măng cụt là khoảng tháng 5 – tháng 8 hàng năm.

Hình ảnh quả măng cụt

Mùa thu hoạch trong năm

3. Thành phần dược liệu của Trái Măng Cụt

+ Vỏ thân cây: chủ yếu là tanin.

+ Lá măng cụt: xanthones, Tri-hydroxy methoxy

+ Vỏ trái măng cụt: chứa nhiều xanthones, 7-13% là tanin, chất làm nên vị đắng mangostin và chất nhựa.

+ Thịt quả: chất xơ, carbohydrate, mangan, chất béo, kali, sắt, vitamin nhóm B,C, năng lượng, photpho, natri,…

4. Phương pháp bào chế và sử dụng Trái Măng Cụt

Vỏ cây măng cụt sau khi lột về thì rửa sạch loại bỏ hết bụi bẩn trên vỏ cây rồi thái nhỏ và phơi khô. Vỏ trái măng cụt thái mỏng hoặc để nguyên, đem phơi khô.

Măng cụt có thể được dùng bằng cách sắc thuốc uống, làm trà uống hoặc nghiền bột đắp ngoài da. Vỏ trái măng cụt còn có thể ngâm rượu để xoa bóp, mát xa chống rạn. Liều lượng sử dụng sẽ tùy theo loại bệnh và chỉ định của thầy thuốc.

5. Vị thuốc của Trái Măng Cụt

Trái măng cụt có vị chát. Theo nghiên cứu Đông y, công dụng của măng cụt là điều trị tiêu chảy, kiết lỵ,… ngoài ra còn làm đẹp da, hỗ trợ giảm cân…

Ăn măng cụt có nóng không?

Trong măng cụt chứa nhiều vitamin C giúp chống oxy hóa tốt nhưng lại gây nóng trong cơ thể. Từ đó có thể dẫn đến mụn nhọt, mẩn đỏ. Tuy nhiên, điều này chỉ xảy ra khi ăn quá nhiều măng cụt trong thời gian dài.

6. Công dụng, lợi ích cho sức khỏe con người của thảo dược Trái Măng Cụt

Tác dụng của trái măng cụt

Trong phần thịt mềm của trái măng cụt có rất nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe và có khả năng điều trị 1 số bệnh như:

+ Cải thiện hệ miễn dịch.

Cải thiện hệ miễn dịch.

+ Giảm dị ứng.

+ Ổn định đường huyết trong máu, ngăn ngừa các bệnh tim mạch.

Ổn định đường huyết trong máu, ngăn ngừa các bệnh tim mạch.

+ Chống táo bón, kích thích tiêu hóa.

Tác dụng của vỏ măng cụt

+ Kháng khuẩn, tiêu viêm, ngăn ngừa hôi miệng.

Kháng khuẩn, tiêu viêm, ngăn ngừa hôi miệng.

+ Chống lão hóa, làm đẹp da.

Chống lão hóa, làm đẹp da.

+ Ngăn ngừa cholesterol xấu, hỗ trợ giảm cân.

Ngăn ngừa cholesterol xấu, hỗ trợ giảm cân.

+ Thúc đẩy tiêu hóa, ức chế phát triển của vi khuẩn gây hại trong đường ruột.

Thúc đẩy tiêu hóa, ức chế phát triển của vi khuẩn gây hại trong đường ruột.

+ Ngăn ngừa ung thư, giảm tác hại của các gốc tự do.

Ngăn ngừa ung thư, giảm tác hại của các gốc tự do.

7. Kiêng kỵ và bí quyết sử dụng Trái Măng Cụt hiệu quả

Trái măng cụt có hại không?

Trái măng cụt rất tốt cho sức khỏe, nhưng nếu không biết cách sử dụng có thể gây hại cho cơ thể. Dưới đây là 1 số lưu ý khi sử dụng trái măng cụt:

+ Không nên sử dụng cùng lúc trái măng cụt với các loại thực phẩm như đậu tương, dưa hấu, dưa chuột, măng tây, dừa.

+ Khi chế thuốc với trái măng cụt, nên sử dụng nồi đất hoặc gỗ, tránh sử dụng kim loại.

+ Bệnh nhân bị dị ứng với thành phần trong trái măng cụt, bệnh nhân chuẩn bị làm phẫu thuật không được ăn trái măng cụt.

Ăn quả măng cụt có giảm cân không?

Câu trả lời là có. Nhờ hợp chất xanthones, măng cụt có khả năng hỗ trợ hạ huyết áp, giảm cholesterol hiệu quả. Kháng thể xanthones làm giảm ảnh hưởng của cholesterol xấu, từ đó choongs béo phì rất hiệu quả.

Ăn măng cụt có tốt không?

Trong trái măng cụt có rất nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe như đạm, sắt, canxi, photpho…Phần vỏ màu tím đậm có chứa rất nhiều chất chống oxy hóa giúp tăng hệ miễn dịch, ngăn ngừa ung thư và tốt cho tim mạch.

Ăn măng cụt nhiều có tốt không?

Tuy trái măng cụt rất tốt nhưng liều lượng khuyến cáo 1 ngày chỉ trung bình khoảng 2 quả và 2-3 lần/tuần. Ăn quá nhiều trái măng cụt có thể gặp nhiều tác dụng phụ không mong muốn như nhiễm axit lactic, gặp dị ứng mẩn nhẹ trên da, ảnh hưởng đến quá trình đông của máu và nhiều tác dụng phụ khác.

Có thai ăn trái măng cụt được không?

Bà bầu nên ăn trái măng cụt để thúc đẩy sự phát triển của thai nhi. Ngoài ra, dưỡng chất trong trái măng cụt có khả năng ngăn ngừa suy dinh dưỡng và khả năng dị tật ở thai nhi.

Tuy nhiên, bà bầu cũng không nên ăn quá nhiều mà nên ăn theo liều lượng khuyến cáo (2-3 quả/lần) và ngừng ăn trước sinh ít nhất 2 tuần.

Kiêng kỵ và bí quyết sử dụng Trái Măng Cụt hiệu quả

8. Các bài thuốc dân gian quý từ thảo dược Trái Măng Cụt

Trái măng cụt trị bệnh gì?

+ Điều trị ung thư

Cách 1: Vỏ măng cụt đem phơi khô, rồi nấu nước uống như trà trong ngày.

Cách 2: Chuẩn bị vỏ măng cụt khô, trần bì, hạt thìa, sinh khương, hạt cây rau mùi, quốc lão. Liều lượng nên tham khảo ý kiến của thầy thuốc. Đem tất cả sắc thành nước uống.

+ Vỏ măng cụt chữa tiêu chảy

Chuẩn bị 10 vỏ trái măng cụt, cho vào nồi đất cùng nửa lít nước, đậy kín bằng tàu lá chuối. Đun sôi thuốc rồi vặn nhỏ lửa. Đun cho đến khi nước có màu đỏ sẫm thì dừng. Chia nước thành 3-4 phần uống hết trong ngày. Thực hiện cho đến khi hết tiêu chảy.

+ Điều trị rạn da cho phụ nữ sau sinh

Vỏ măng cụt ngâm rượu có tác dụng chữa rạn da cho phụ nữ sau sinh. Phơi khô se vỏ trái măng cụt (phơi khoảng 2 nắng). Sau đó ngâm với rượu trắng 40 độ trong 2 tuần. Sau thời gian ngâm, chắt 1 chút rượu ra xoa và mát xa vào vùng da bị rạn để điều trị.

+ Chữa tàn nhang, nám da

Rửa sạch vỏ trái măng cụt với nước muối rồi cạo phần thịt mềm bên trong vỏ, xay nhuyễn. Trộn thêm 1 thìa nước cốt chanh và 1 thìa cà phê mật ong nguyên chất. Thoa vào vùng bị nám, tàn nhang rồi mát xa nhẹ nhàng, để 20 phút rồi rửa sạch. Thực hiện 3 lần/tuần.

+ Điều trị mụn trứng cá

Sử dụng phần thịt mềm bên trong vỏ trái măng cụt, phơi khô rồi tán thành bột mịn. Khi sử dụng, trộn đều bột thuốc với dầu ô liu thành hỗn hợp sệt rồi thoa lên vùng bị mụn. Để 30 phút rồi rửa sạch. Thực hiện 3 lần/tuần.

+ Điều trị bệnh hôi miệng

Nạo phần thịt mềm bên trong vỏ trái măng cụt xay nhuyễn với 200ml nước đun sôi để nguội và 2 thìa mật ong. Lọc qua rây lấy nước để uống. Muốn dễ uống hơn có thể cho thêm đường, đá tùy khẩu vị.

+ Điều trị bệnh nóng trong

Sử dụng nước ép trái măng cụt. Có thể cho thêm đường và nước cốt chanh, thêm đá hoặc không tùy sở thích.

Các bài thuốc dân gian quý từ thảo dược Trái Măng Cụt

9. Bí quyết sử dụng thảo dược hiệu quả nhất kèm chế độ vận động phù hợp tốt cho sức khỏe.

Trong thời kỳ chữa bệnh, Apharma khuyên bạn cần chú ý đến việc ăn uống và chăm sóc sức khỏe cho bản thân.

Nên ăn kết hợp nhiều loại thực phẩm để cơ thể hấp thụ được đầy đủ chất dinh dưỡng. Nên chia nhỏ bữa ăn thành 3 bữa chính và 1-2 bữa phụ (nếu cần). Trong khẩu phần ăn hàng ngày, cần bổ sung đầy đủ 4 nhóm dưỡng chất: chất bột, đường; chất đạm; chất béo; vitamin và khoáng chất, chất xơ.

Ngoài ra bạn cũng nên kết hợp với các hoạt động thể lực, vận động nhẹ nhàng. Vận động đều đặn giúp giảm căng thẳng, giúp đầu óc minh mẫn hơn, sức khỏe cũng tốt hơn.

Bạn cũng nên thư giãn cơ thể, đảm bảo ngủ đủ giấc, tránh các chất kích thích.

10. Khi nào nên dùng thảo dược Trái Măng Cụt và sử dụng bao lâu?

Trái măng cụt được sử dụng để bổ sung các dưỡng chất để bồi bổ sức khỏe. Ngoài ra, nó còn được sử dụng trong các bài thuốc chữa tiêu chảy, giảm cân, làm đẹp da và ngăn ngừa ung thư.

Theo nghiên cứu, trái măng cụt khá an toàn. Tuy nhiên, không phải cứ sử dụng nhiều là tốt. Không nên sử dụng trái măng cụt quá thường xuyên và trong thời gian dài. Nên sử dụng theo khuyến cáo của thầy thuốc.

Nếu có nhu cầu tìm kiếm thảo dược trái măng cụt trên thị trường, Apharma khuyên bạn nên tìm đến các địa chỉ uy tín để đảm bảo thảo dược đạt chất lượng, có nguồn gốc từ thiên nhiên, không bị pha tạp chất và giá cả phải chăng nhất.

Khi nào nên dùng thảo dược Trái Măng Cụt và sử dụng bao lâu?

Trên đây là toàn bộ thông tin về thảo dược Trái Măng Cụt, một loại thảo dược có nhiều tác dụng tuyệt vời. Nhà thuốc Apharma hy vọng bạn đã có thêm được nhiều thông tin bổ ích và biết cách sử dụng thảo dược hiệu quả. Liên hệ ngay Apharma để được tư vấn cụ thể hơn. Cảm ơn bạn đã đọc bài viết.

 

Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *