Cây tía tô

Cây tía tô

Cây tía tô là loại cây quá quen thuộc với người dân Việt Nam. Nó không chỉ là 1 gia vị làm tăng thêm hương vị cho các món ăn mà còn là 1 loại thảo dược tốt cho sức khỏe. Trong bài viết này, cùng nhà thuốc Apharma tìm hiểu kỹ hơn về loại thảo dược này nhé. 

1. Cây tía tô

– Tên tiếng Việt: tía tô hay còn được gọi là xích tô, é tia. Các bộ phận của cây tía tô có tên là: tô ngạnh (cành tía tô), tô diệp (lá tía tô), tử tô (hạt tía tô).

– Tên khoa học (tên tiếng Anh): Perilla frutescens. Thuộc họ Lamiaceae – họ hoa môi.

– Bộ phận dùng làm thuốc: Lá, cành và quả tía tô đều có thể sử dụng với giá trị cao. 

Cây tía tô

2. Mô tả chi tiết về cây tía tô

2.1. Đặc điểm nhận biết

Cây tía tô có chiều cao trung bình khoảng 0.5-1m. Cây thuộc họ thân thảo, có thể thu hoạch quanh năm. Thân cây mọc thẳng, có lông mềm. Lá có màu tím khi còn non và màu xanh khi già, hình quả trứng, bề mặt có lông tơ. Lá cây tía tô mọc đối xứng, răng cưa trên lá lớn, có thể dễ dàng nhìn thấy. 

Hoa tía tô mọc thành chùm ở kẽ cuống, có màu trắng hoặc màu tím nhạt. Quả tía tô có màu nâu, hình cầu và đường kính khoảng 1mm.

2.2. Khu vực sinh trưởng

Có thể bắt gặp cây tía tô ở bất kỳ vùng quê nào trên Việt Nam. Cây tía tô có nguồn gốc trải dài trên nhiều nước, từ Ấn Độ sang đến các nước Đông Nam Á đều có ghi chép xuất hiện của cây tía tô.

2.3. Bộ phận dùng làm dược liệu tốt nhất

Các bộ phận lá, cành, quả của tía tô đều được sử dụng làm thảo dược. Trong đó, lá cây tía tô được cho là bộ phận dùng làm dược liệu tốt nhất. Rễ tía tô thì ít được sử dụng làm dược liệu.

Bộ phận dùng làm dược liệu tốt nhất

2.4. Phương pháp thu hái, sơ chế và bảo quản

– Phương pháp thu hái: Cây tía tô sẽ được thu hoạch vào các khoảng thời gian khác nhau, tùy thuộc vào mục đích sử dụng. Sau khi gieo hạt khoảng 2 tháng sẽ thu hoạch được lá cây tía tô già. Sau 1 tháng nữa có thể thu hoạch tiếp. Nếu muốn lấy hạt tía tô thì chờ cho đến khi cây già là có thể thu hoạch được.

– Phương pháp sơ chế và bảo quản: 

+ Lá cây tía tô: bỏ lá sâu, loại bỏ tạp chất, để riêng lá non rồi sấy nhẹ đến khô hoặc phơi trong bóng râm. 

Sau khi sơ chế xong thì để dược liệu cây tía tô vào nơi sạch sẽ, khô thoáng, tránh ánh nắng trực tiếp của mặt trời. 

2.5. Thời hạn sử dụng kể từ khi sơ chế

Tùy thuộc vào kết quả sơ chế mà thời hạn sử dụng cây tía tô khác nhau. Trong quá trình sử dụng, tránh sử dụng dược liệu đã bị mốc, hỏng hoặc chưa được phơi khô hẳn. Hoặc nếu dược liệu đã được sơ chế từ rất lâu rồi thì cũng không nên sử dụng, vì không những làm giảm tác dụng chữa bệnh mà còn có thể gây ra nhiều tác hại nguy hiểm khác. 

2.6. Cách phân biệt thành phẩm tốt

Dù dùng tươi hay dùng khô thì cũng nên chọn cây không bị sâu hỏng, tạp chất để đảm bảo có được dược liệu tốt nhất. 

2.7. Mùa thu hoạch trong năm

Lá cây tía tô thường được thu hoạch vào mùa hạ, khi cây có tán lá xum xuê. Còn quả tía tô thì thường được thu hoạch vào mùa thu. 

3. Thành phần dược liệu của cây tía tô

Cây tía tô chữa 0.05% tinh dầu, trong đó có chứa các chất perillaldehyde, alpha-pinene, limonene, dihydrocumin. Ngoài ra. còn có các loại hợp chất hữu cơ flavonoid (luteolin, apigenin,…) và axit hữu cơ (acid caffeic, acid rosmarinic,…)

+ Trong lá cây tía tô: các hợp chất xeton, aldehyde, furan, hydrocarbon,… có trong 0.2% tinh dầu.

+ Trong hạt cây tía tô: 40% lượng dầu, trong đó có chứa các acid béo chưa bão hòa như linoleic – acid alpha.

4. Phương pháp bào chế và sử dụng cây tía tô

Có nhiều cách sử dụng cây tía tô, trong đó có 3 cách dùng cây tía tô phổ biến nhất:

+ Uống cây tía tô: nên sử dụng nước tía tô ấm.

+ Xông hơi

+ Dùng trong các món ăn hàng ngày. 

Phương pháp bào chế và sử dụng cây tía tô

5. Vị thuốc của cây tía tô

Theo nghiên cứu, cây tía tô có vị cay, tính ôn, tác dụng trực tiếp vào 2 kinh Tỳ và Phế. 

Tác dụng của tía tô tùy vào từng bộ phận:

+ Lá tía tô: chữa cảm hàn, điều trị tiêu chảy, điều trị nôn trong thời kỳ thai nghén, trừ hàn, giúp toát mồ hôi, điều hòa chức năng của dạ dày.

+ Thân tía tô: giảm đau, điều hòa lưu thông khí huyết, phòng ngừa sẩy thai, giảm rối loạn dạ dày.

6. Công dụng, lợi ích cho sức khỏe con người của cây tía tô

Cây tía tô có tác dụng gì?

+ Trị hen suyễn

Cây tía tô giúp lưu thông khí huyết, hỗ trợ điều trị hen suyễn. 

Trị hen suyễn

+ Chống viêm và dị ứng

Cây tía tô có thể ngăn chặn sản sinh ra histamin và cytokine, giúp hạn chế viêm và dị ứng. 

Chống viêm và dị ứng

+ Điều trị đau dạ dày

Cây tía tô có khả năng trung hòa acid trong dạ dày, làm lành vết loét và chống viêm cho dạ dày. 

Điều trị đau dạ dày

+ Chống oxy hóa

Cây tía tô sử dụng chất oxy hóa aldehyde để chặn hình thành gốc tự do và ngăn tổn thương lên DNA và các tế bào. 

Chống oxy hóa

+ Giảm nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch

Tinh dầu trong hạt tía tô chứa nhiều acid béo không bão hòa omega – 3 và các chất oxy hóa có tác dụng giảm cholesterol xấu. 

Giảm nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch

+ Giảm đau, điều trị các bệnh xương khớp

Cây tía tô có khả năng giảm phát triển tình trạng viêm khớp và bệnh lupus.

Giảm đau, điều trị các bệnh xương khớp

+ Thư giãn, giúp đầu óc tỉnh táo

Các hoạt chất acid caffeic, apigenin, acid rosmarinic có thể phòng và điều trị trầm cảm. Ngoài ra, nó còn giúp đầu óc tỉnh táo, giảm stress.

Thư giãn, giúp đầu óc tỉnh táo

+ Tác dụng của cây tía tô với làm đẹp

Cây tía tô giúp tổng hợp tyrosinase và melatonin làm sáng da.

Tác dụng của cây tía tô với làm đẹp

7. Kiêng kỵ và bí quyết sử dụng cây tía tô hiệu quả

Hỏi: Ăn cây tía tô có tốt không?

Trả lời: Ăn cây tía tô tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, nếu sử dụng quá nhiều sẽ gây ra nhiều tác dụng phụ. Đặc biệt là với người khỏe mạnh bình thường không có bệnh và phụ nữ có thai. 

Hỏi: Cây tía tô nóng hay mát?

Trả lời: Người ta thường sử dụng tía tô để kích thích ra mồ hôi, nhưng tía tô lại không gây nóng trong người. Lá tía tô không những làm các món ăn trở nên ngon hơn mà còn có tác dụng phòng và điều trị nhiều bệnh.

Hỏi: Tác dụng của cây tía tô với bà bầu là gì?

Trả lời: Lá cây tía tô được sử dụng để an thai. Tuy nhiên, nếu trong thời gian dài dùng tía tô liên tục có thể làm ảnh hưởng đến huyết áp của bà bầu và gây ra những ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của cả thai nhi và mẹ.

Hỏi: Rễ cây tía tô có tác dụng gì? 

Trả lời: Có nhiều người cho rằng rễ cây tía tô cũng có thể làm dược liệu để điều trị tiêu chảy, tiêu bầm máu hay giảm sưng tấy. Tuy nhiên, những bài thuốc dùng rễ tía tô khá ít và không được sử dụng nhiều. 

8. Các bài thuốc dân gian quý từ cây tía tô

Cây tía tô trị bệnh gì? 

Có rất nhiều bài thuốc dân gian quý sử dụng cây tía tô làm dược liệu. Apharma sẽ mang đến cho bạn 1 số bài thuốc phổ biến nhất nhé. 

Cây tía tô hạ sốt

+ Cách 1: Rửa sạch cây tía tô (từ thân trở lên) rồi đun sôi với nước sạch. Khi nước còn nóng, bốc hơi mạnh thì dùng để xông. Để tăng thêm hiệu quả, khi nước nguội dần có thể dùng nước đó ngâm chân, sẽ giúp mau ra mồ hôi, mau khỏi cảm sốt.

+ Cách 2: Rửa sạch 15-20g lá tía tô, ngâm với nước muối pha loãng để loại bỏ vi khuẩn. Giã nát lá tía tô rồi thêm 1 chút nước sôi, lọc lấy nước uống. Sau đó nên nằm nghỉ, đắp kín chăn để ra mồ hôi. Cách này chỉ áp dụng cho trẻ nhỏ và người lớn tuổi.

+ Cách 3: Rửa sạch lá tía tô, thái nhỏ rồi cho vào cháo trắng nấu bằng gạo tẻ ngay khi cháo còn nóng. Sau đó ăn ngay sẽ giúp ra mồ hôi nhanh, mau khỏi bệnh. 

Cây tía tô làm trắng da, trị nám

Có nhiều chị em thường sử dụng cây tía tô làm đẹp. Uống nước tía tô có thể loại bỏ tế bào chết. Muốn trị mụn bằng lá tía tô, hãy rửa sạch 1 nắm lá tía tô rồi ngâm với nước muối loãng. Giã nát rồi thoa lên vùng có mụn. Thực hiện 1 tuần/3-4 lần sẽ thấy hiệu quả giảm mụn và da sáng hơn nhiều. 

Cây tía tô chữa bệnh gút

Cây có khả năng làm giảm đau nhức do bệnh gout gây ra bằng cách: Sắc lấy nước lá tía tô rồi thêm muối, ngâm chân khi nước còn ấm. Ngâm trong khoảng 15-20 phút, ngâm quá lâu có thể dẫn đến tình trạng choáng vì máu dồn nhiều lên não. 

Cây tía tô chữa khớp

Rửa sạch 1 nắm lá tía tô, ngâm với nước muối loãng. Sau đó nhai và nuốt sống. Ngoài ra, để cải thiện tình trạng bệnh, có thể sắc thuốc bằng lá tía tô để uống trong ngày.

Các bài thuốc dân gian quý từ cây tía tô

9. Bí quyết sử dụng thảo dược hiệu quả nhất kèm chế độ vận động phù hợp tốt cho sức khỏe

Khi sử dụng cây tía tô, để hiệu quả đạt cao nhất, Apharma khuyên bạn nên duy trì một lối sống lành mạnh, ăn uống đầy đủ dưỡng chất, ngủ đủ giấc, không sử dụng các chất kích thích, giảm stress, tăng cường vận động để tăng cường sức đề kháng.

Bạn có thể thực hiện 1 vài vận động đơn giản, nhẹ nhàng như đi bộ, đi xe đạp, bơi lội,… Nếu có thời gian, bạn có thể tham gia các lớp tập luyện, yoga để có người hướng dẫn cụ thể. 

10. Khi nào nên dùng thảo dược cây tía tô và sử dụng bao lâu?

Tùy thuộc vào loại bệnh và tình trạng bệnh mà có cách sử dụng cây tía tô khác nhau. Không nên tự ý dùng thuốc, nên tham khảo ý kiến của thầy thuốc để biết được liều lượng và các vị thuốc đi kèm. Không nên dùng quá nhiều, quá lâu cho bà bầu vì có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và thai nhi. 

Nếu có bất kỳ triệu chứng bất thường khi sử dụng cây tía tô thì cần dừng sử dụng và đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được kiểm tra và điều trị kịp thời.

Khi nào nên dùng thảo dược cây tía tô và sử dụng bao lâu?

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều địa điểm bán tía tô.. Apharma khuyên bạn nên tìm đến các địa chỉ uy tín để mua được cây xích đồng nam chất lượng, nguồn gốc thiên nhiên, không bị pha tạp chất, giá cả phải chăng. Nơi đó cần có địa chỉ rõ ràng, được nhiều khách hàng đã mua sản phẩm phản hồi tốt. 

Trên đây là toàn bộ thông tin về cây tía tô, một loại thảo dược có nhiều tác dụng tuyệt vời. Nhà thuốc Apharma hy vọng bạn đã có thêm được nhiều thông tin bổ ích và biết cách sử dụng thảo dược hiệu quả. Liên hệ ngay Apharma để được tư vấn cụ thể hơn. Cảm ơn bạn đã đọc bài viết.

Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *