Cây thì là là loại dược liệu gì? Liệu cây thì là có độc không? Mọi lưu ý và điều bạn cần biết để có thể sử dụng cây dược liệu một cách an toàn nhất.
Đã xuất hiện từ lâu trong dân gian với vai trò như một loại gia vị không thể thiếu, chắc hẳn không ai trong số chúng ta còn quá xa lạ với cây thì là. Tuy nhiên, loại cây này còn mang trong mình những tác dụng rất tốt trong lĩnh vực y tế mà không nhiều người biết đến.
Vậy, cây thì là có những đặc điểm nhận biết như nào? Tác dụng cây thì là tốt ra sao? Mọi câu trả lời bạn tìm kiếm về loại cây này sẽ có ngay trong bài viết dưới đây.
Giới thiệu sơ lược về cây thì là
Cây được biết đến với rất nhiều những cái tên khác nhau. Bạn nên biết đến một vài để tránh bị nhầm lẫn như:
- Tên thường gọi: Thì là, rau thìa là,…
- Tên tiếng anh: Dill.
- Tên gọi khoa học: Anethum graveolens.
Cây được các nhà nghiên cứu xếp vào họ Apiaceae hay tiếng Việt gọi là Hoa tán.
Giới thiệu chi tiết rau thì là
1. Đặc điểm sinh thái của cây
- Thân thảo, kích thước khi nhỏ khi chiều cao đạt trung bình chỉ từ 60cm đến tối đa là 90cm. Trên thân nhẵn bóng hoặc sẽ có những rãnh chạy dọc thân.
- Rễ cây thì là dạng rễ chùm, mọc lan ra. Không phát triển sâu xuống dưới đất.
- Lá thì là có dạng như chân chim với 3 đường xẻ, bẹ phát triển khá lớn. Trên ngọn của các lá có hình nhọn như kim châm, thường không có cuống.
- Hoa phát triển thành tán kép với nhau, mỗi tán lại gồm 5 đến 15 bông. Mọc ở các vị trị như thân, cành và ngọn. Hoa khá đẹp với màu vàng rất đặc trưng.
- Quả thì là dạng bế kép. Hình như quả trứng, trên bề mặt có cạnh.
2. Bộ phận có thể dùng làm dược liệu
Là một loại cây khá hữu dụng, hầu hết các bộ phận của cây đề có thể dùng làm dược liệu như rễ, thân, lá, hạt,… Đặc biệt trong lĩnh vực y dược, hạt lại là bộ phận được dùng nhiều và hiệu quả nhất.
3. Khu vực phân bố của cây thì là
Xuất xứ loại cây này bắt nguồn từ phía Nam của châu Âu. Qua thời gian, hiện ta có thể tìm thấy nó ở rất nhiều quốc gia khác nhau như Trung Quốc, Việt Nam, Ý, Pháp,… Đặc biệt ở nước ta, cây được trồng ở khắp nơi, vừa làm cảnh vừa làm gia vị trong bữa ăn.
4. Phương pháp thu hoạch, sơ chế và bảo quản
Khi đến thời gian để thu hái, người nông dân sẽ tiến hành nhổ toàn bộ cây lên. Chặt bỏ phần rễ (nếu không có nhu cầu sử dụng), rửa sạch đất và cát. Sau đó tùy theo căn bệnh muốn điều trị mà có thể lựa chọn dùng tươi hoặc phơi khô.
Khi đã thu được thành phẩm khô, cần bảo quản chúng ở những nơi khô ráo, thoáng mát và đặc biệt không được để ẩm mốc có thể tấn công.
5. Thời gian thu hoạch cây thì là
Ta có thể tiến hành thu hoạch loại cây này hằng năm.
Thành phần dược liệu có trong cây
Có rất nhiều chất có mặt trong cây, tuy nhiên đáng kể nhất vẫn phải kể đến tinh dầu liomene và carvon (lên tới 60%).
Trong cây chứa nhiều những chất có lợi cho sức khỏe con người
Phương pháp bào chế và sử dụng cây
Cách sơ chế loại cây này cũng rất đơn giản, bạn có thể lựa chọn các cách khác nhau như sắc nước, dùng trực tiếp hay cầu kỳ hơn là sao đều rồi tán thành bột mịn. Cần chú ý đến lời khuyên bác sĩ đưa ra để đạt hiệu quả điều trị bệnh cao nhất.
Vị thuốc và tác dụng của cây thì là
1. Tính chất và mùi vị
Lá cây có vị đắng nhẹ, khá cay. Có mùi thơm đậm và tính ấm.
Cây có vị cay nhẹ
2. Quy kinh
Quy vào Tỳ và Thận.
3. Tác dụng dược lý của cây thì là
- Bổ sung estrogen cho nữ giới.
- Giảm chứng quấy khóc cho trẻ em.
- Tăng sức đề kháng với lượng vitamin C lớn.
- Điều trị các bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp như ho có đờm, ho khan, viêm họng,…
- Chứa nhiều chất axit folic trong cây giúp giảm nguy cơ mắc các loại bệnh về tim mạch.
- Hỗ trợ quá trình chuyển hóa axit amin và đường có trong cơ thể.
- Bổ sung canxi cho cơ thể, chống tình trạng loãng xương hay gãy xương.
- Chất eugnol trong cây có thể giúp bạn trong quá trình cải thiện tình trạng ức chế insulin.
- Ức chế và làm giảm tác hại của vi khuẩn lên cơ thể con người.
- Làm dịu hệ thần kinh trung ương, giúp chống lại trạng thái stress hay mất ngủ lâu ngày.
4. Liều lượng sử dụng an toàn được khuyến nghị
Con số này có thể sẽ thay đổi tùy theo tình trạng bệnh và sức khỏe của bạn. Thông thường sẽ nằm ở mức từ 1 đến 2 thìa cà phê hạt cây thì là.
5. Độc tính có thể xảy ra khi sử dụng quá liều
Chưa có nhiều ghi chép về vấn đề này.
Công dụng cụ thể của cây thì là với sức khỏe con người
Theo những ghi chép về y dược đông y, cây có thể:
- Tác dụng: Bổ thận, tiêu trướng, điều hòa khí âm và dương, mạnh tỳ, quân bình, chỉ thống, hỗ trợ tiêu hóa và lợi thống.
- Chủ trị: Cây thì là trị mụn, trị chứng tiêu hóa kém, trị đau răng, đau bụng. Ngoài ra cây còn thể điều trị được các chứng bệnh như viêm nhiễm ở đường tiết niệu, viêm ở bàng quang. Đặc biệt, quả của cây có thể giúp chị em phụ nữ điều trị chứng đau bụng kinh kỳ cực hiệu quả.
- Lá của cây có mùi thơm rất đặc trưng, do đó nó thường được nấu trong các bữa ăn hằng ngày để kích thích ăn uống cũng như hệ tiêu hóa bên trong cơ thể con người.
- Cây cũng được tin có thể giúp các cặp vợ chồng trong lĩnh vực chăn gối thường ngày.
Lưu ý và kiêng kỵ cần có khi sử dụng cây thì là để chữa bệnh
Mặc dù được đánh giá là một loại cây rất an toàn với sức khỏe người dùng, tuy nhiên để đạt hiệu quả an toàn nhất bạn nên lưu ý đến những điều sau:
- Không nên sử dụng với những phụ nữ đang trong thời gian của thai kỳ vì cây có thể làm kích thích tử cung.
- Không được sử dụng đồng thời với một số loại thuốc khác như: Thuốc chứa estrogen, viên thuốc ngừa thai với thành phần estrogen, dược liệu điều trị chống co giật, ciprofloxacin,… vì có thể dẫn tới tình trạng phẩn ứng không tốt.
- Một phương pháp được khuyến khích dùng là nấu lá thì là với các món thường ngày, vừa kích thích hệ tiêu hóa hoạt động, vừa giúp bạn ăn ngon miệng hơn.
- Xem kỹ bản thân có dị ứng với bất kỳ thành phần nào có trong cây hay không.
Ngoài những lưu ý trên, bạn còn cần để tâm tới lời khuyên của thầy thuốc đưa ra trước khi dùng cây thì là làm dược liệu chữa bệnh. Khi có bất kỳ triệu chứng bất thường nào xảy ra, cần thông báo lại ngay cho bác sĩ để có phương hướng xử lý kịp thời nhất.
Những bài thuốc cây thì là đang được lưu truyền trong dân gian
1. Điều trị chứng nôn mửa, đầy bụng
- Cần có: 10 gram hạt của cây thì là
- Cách tiến hành: Đem sắc với nước. Lấy nước thu được đi uống.
2. Cây thì là trị chứng tắc sữa ở thai phụ
- Cần có: 10 gram hạt của cây thì là.
- Cách tiến hành: Sắc với nước uống mỗi ngày. Giảm dần khi tình hình đã cải thiện.
3. Điều trị mùi hôi ở hơi thở
- Cần có: Một nắm hạt cây thìa là.
- Cách tiến hành: Nhai trực tiếp hạt còn tươi sẽ đem lại hiệu quả tốt nhất.
4. Điều trị mụn sưng đau khắp cơ thể
- Cần có: Một lượng vừa đủ lá cây thì là còn tươi.
- Cách tiến hành: Rửa sạch với nước muối lá cây. Giã nát rồi đắp trực tiếp lên vùng da bị thương tổn. Nếu mụn ở vùng da đó bị vỡ thì cần dùng thêm bột nghệ để đem lại hiệu quả tốt nhất.
Nơi mua cây thì là uy tín nhất
Với những thông tin, chắc hẳn bạn đã có thể nhận thấy cây thì là là một loại dược liệu rất hiệu quả. Tuy nhiên, nên lựa chọn thành phẩm từ cây ở đâu để an toàn và giá rẻ nhất thì lại là câu hỏi khó để trả lời. Nếu đó là khó khăn của bạn, công ty cổ phần dược phẩm Apharma sẽ là cái tên bạn có thể gửi trọn niềm tin.
Tại đây bạn sẽ dễ dàng tìm được mọi loại thuốc đông y cũng như tây y cùng chất lượng tốt nhất trên thị trường. Không chỉ vậy, với hình thức nhà thuốc online mới được cung cấp gần đây việc mua hàng từ xa sẽ trở nên cực kỳ dễ dàng.
Trên đây là toàn bộ thông tin bạn cần biết về cây thì là. Rất mong với chúng bạn có thêm nhiều lựa chọn cho quá trình chữa trị của mình. Cảm ơn các bạn đã đọc.