Cây mạch môn

Cây mạch môn

Theo những nghiên cứu y học hiện đại, cây mạch môn có tác dụng điều trị hiệu quả cho nhiều chứng bệnh khác nhau và được ứng dụng trong vô số các bài thuốc.

Cây mạch môn được sử dụng nhiều trong các bài thuốc chữa trị táo bón, ho ra máu, ho lâu ngày, ho có đờm…Tuy nhiên, người sử dụng cần biết cách dùng với liều lượng đúng trong giới hạn vừa đủ. Nhằm tránh những tác hại không mong muốn do dược tính của các loại thảo mộc gây ra. Chính vì vậy, nhà thuốc Apharma sẽ cung cấp một số thông tin về cây mạch môn qua bài viết sau đây.

Giới thiệu chung về cây mạch môn

Đặc điểm và mô tả

Cây mạch môn còn có tên khác là cây mạch môn đông. Đây là loại cỏ sống lâu năm, cao khoảng 10 – 40cm, có rễ chùm, trên rễ có những chỗ phát triển thành củ. Phần lá cây thẳng, có màu xanh lục, bề mặt dài và hẹp, riêng phần cuống thường có bẹ. Lá cây sẽ dài khoảng 20 – 40cm, rộng từ 1 – 4mm. Mép lá mạch môn có răng cưa, lá mọc và vươn từ lên từ gốc.

Hình ảnh cây mạch môn
Hình ảnh cây mạch môn

Hoa mạch môn có màu trắng hoặc màu tím hoa cà nhạt. Mọc thành từng cành trên thân cây, có độ dài từ 5 – 10cm. Phần quả mạch môn có màu xanh lam với đường kính khoảng 5 – 6mm, mỗi quả chứa từ 1 – 2 hạt.

Khu vực phân bố

Nguồn gốc của cây xuất phát từ Nhật Bản. Thường được trồng ở nhiều nơi với mục đích để làm cây cảnh và dược liệu chữa bệnh. Tại nước ta, cây mạch môn mọc hoang hoặc được trồng ở các tỉnh miền Bắc như Hà Nam, Bắc Giang, Nghệ An, Hưng Yên…

Bộ phận sử dụng

Khi trồng đủ thời gian khoảng từ 2 – 3 năm, rễ cây mạch môn có thể biến thành dạng củ. Đây là phần có khá nhiều dưỡng chất cũng như dược tính tốt cho cơ thể. Chính vì vậy, người ta thường sẽ thu hoạch rễ cây mạch môn để sử dụng.

Rễ cây mạch môn dùng làm thuốc
Rễ cây mạch môn dùng làm thuốc

Phần rễ củ sau khi thu hoạch sẽ được rửa sạch, phơi nắng và phơi khô. Có khi hái về, rửa sạch, tước bỏ lõi, rang với gạo cho đến khi gạo có màu vàng nhạt thì người dùng bỏ gạo lấy mạch môn mà sử dụng.

Thành phần hóa học 

Trong củ mạch môn có chứa các thành phần hóa học như:

  • Glucose
  • Saccharose
  • Fructose
  • Gluco Fructo
  • Các loại vitamin
  • Stigmasterol
  • B – sitosterol
  • D – Glucoside

Vị thuốc của cây mạch môn

Tính vị

Củ của cây mạch môn có vị ngọt, thỉnh thoảng hơi đắng và mang tính hàn.

Quy kinh

Củ mạch môn được quy vào một số loại kinh như vị tân, thủ thái âm phế, kinh tâm.

Củ mạch môn
Củ mạch môn thủ thái âm phế, kinh tâm

Tác dụng dược lý

Các thành phần của mạch môn gồm có saponin steroid, homoisoflavonoid và polysacarit. Đây đều là những chất có khả năng giúp bảo vệ tim mạch, chống viêm, chống ung thư, chống oxy hóa, điều hòa hệ miễn dịch, chống ho và chống nhiễm khuẩn.

Ngoài ra theo Đông y, tác dụng của cây mạch môn còn hiệu quả trong việc:

  • Điều trị ho và ho ra máu
  • Điều trị khô miệng
  • Điều trị táo bón
  • Điều trị ho có đờm
Cây mạch môn trị ho
Mạch môn có tác dụng trị ho, ho ra máu

Công dụng và liều dùng của cây mạch môn

Công dụng 

Trong dân gian, cây mạch môn thường được sử dụng để làm thuốc ho long đờm, thuốc bổ. Đồng thời chữa thiếu sữa, lợi tiểu và chữa sốt khát nước.

Liều dùng

Ngày dùng khoảng từ 6 – 12g dạng thuốc sắc và thường được kết hợp với các vị thuốc đông y khác.

Một số lưu ý cần biết khi sử dụng cây mạch môn

Đối với việc dùng dược liệu chiết xuất từ cây mạch môn, người sử dụng cần lưu ý những chi tiết như sau:

  • Người bệnh có nhu cầu sử dụng thuốc từ củ mạch môn nên tham khảo ý kiến từ bác sĩ chuyên khoa.
  • Trong trường hợp người bệnh bị tiêu chảy, tỳ vị hư hàn thì không được dùng mạch môn.
Bị tiêu chảy không dùng câu mạch môn
Người bị tiêu chảy không nên dùng mạch môn
  • Người bệnh bị nhiệt phế và vị không được dùng mạch môn.
  • Đối với những bài thuốc từ mạch môn hoặc các thuốc Đông y có kết hợp loại dược liệu này. Người dùng cần kiên trì sử dụng để thấy được hiệu quả.
  • Tùy vào cơ địa của mỗi người, mà các bài thuốc từ mạch môn có thể phát huy công dụng trong thời nhanh hoặc chậm. Nếu cơ thể xuất hiện các triệu chứng lạ, vui lòng ngừng sử dụng thuốc và tìm đến bác sĩ để được giúp đỡ.

Bài thuốc điều chế từ củ mạch môn

Điều trị sốt cao, ho suyễn, thương tiêu nóng

Sử dụng mạch môn 12g; thục địa 32g; ngũ vị tử 32g; nhân sâm 12g; bạch truật 12g; phụ tử chế 4g. Đem tất cả các vị sắc lấy nước uống, chia nhỏ thành 3 lần sử dụng trong ngày. Uống trước bữa ăn 1 tiếng để đảm bảo công hiệu.

Điều trị viêm phế quản cấp

Mạch môn, tang diệp, tỳ bà diệp, thạch cao, sử dụng mỗi vị 12g, hạnh nhân 8g; a giao 8g, đảng sâm 16g, kết hợp cùng gừng tươi 4g. Đem sắc lấy nước uống cho 3 lần trong 1 ngày. Uống trước bữa ăn 1 tiếng.

Điều trị viêm họng, viêm phế quản

Mạch môn 24g, kết hợp với huyền sâm, thiên môn mỗi vị 12g. Đem sắc lấy nước uống cho 3 lần trong 1 ngày vào trước mỗi bữa ăn.

Cây mạch môn điều trị viêm phế quản
Mạch môn hỗ trợ điều trị chứng viêm phế quản hiệu quả

Thanh nhiệt, giải độc cơ thể

Củ mạch môn đem đi sao khô và bỏ phần lõi. Sau đó đem đi sắc lấy nước uống như nước lọc thường ngày.

Điều trị táo bón

Mạch môn: 12g, sinh địa: 12g, huyền sâm: 8g. Đem các vị thuốc sắc với nước, chia thành 3 lần uống đủ sử dụng trong 1 ngày. Uống trước bữa ăn khoảng từ 20 – 30 phút.

Thảo dược mạch môn trị táo bón
Kiên trì sử dụng mạch môn sẽ thấy hiệu quả điều trị táo bón rõ rệt

Địa chỉ cung cấp dược liệu từ cây mạch môn uy tín

Hiện nay, nhà thuốc Apharma là nơi cung cấp cây mạch môn và các thảo dược thiên nhiên khác. Các loại dược liệu do Apharma cung cấp đều trải qua trình thu hoạch và sản xuất chất lượng. Nhằm đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người sử dụng.

Đồng thời, Apharma còn có các nhà thuốc trực tuyến giúp người dùng mua thuốc thuận tiện và dễ dàng hơn khi có nhu cầu. Đặc biệt, các khách hàng mua thuốc online còn nhận được nhiều dịch vụ và ưu đãi hấp dẫn đến từ Công ty cp dược phẩm Apharma.

Quả cây mạch môn
Quả của cây mạch môn

Kết luận

Trên đây là bài viết chia sẻ liên quan đến cây mạch môn. Mong rằng những thông tin trên sẽ giúp các bạn và gia đình có thêm kiến thức bổ ích để bảo vệ sức khỏe được tốt hơn. Cảm ơn các bạn đã đón đọc và theo dõi các bài viết của Apharma.

Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *