Hạt tiêu

Hạt tiêu có công dụng điều trị những bệnh gì? Có bài thuốc dân gian, dễ thực hiện với tiêu để điều trị bệnh không? Cùng Apharma tìm hiểu ngay sau đây.

Từ xưa đến nay, hạt tiêu vẫn luôn được biết đến là gia vị phổ biến trong ẩm thực. Tuy nhiên, ít người biết rằng tiêu cũng là 1 loại dược liệu quý trong việc điều trị nhiều chứng bệnh khác nhau. Chẳng hạn như chữa cảm lạnh, trừ hàn thấp, đau răng. Đồng thời tiêu chữa ung thư rất hiệu quả…Để biết thêm những công dụng hiệu quả của tiêu đối với quá trình trị bệnh. Cùng nhà thuốc Apharma theo dõi bài viết dưới đây.

Mô tả chung về cây hạt tiêu

Hạt tiêu còn có tên gọi khác là hồ tiêu, tiêu ăn, cây cổ nguyệt, bạch xuyên, hắc xuyên, bạch cổ nguyệt. Tên khoa học là Piper Nigrum L. thuộc họ hồ tiêu. Chúng được xem là loại gia vị phổ biến trong ẩm thực giúp tạo ra hương vị cay nồng, thơm ngon cho các món ăn. Bên cạnh đó, tiêu còn là vị thuốc chữa bệnh hiệu quả trong Đông y.

Đặc điểm của hạt tiêu

Cây tiêu là loại cây dây leo, thân dài, nhẵn và không mang lông. Chúng thường bám vào cây khác bằng rễ. Thân cây mọc cuốn, mang lá mọc cách. Phần lá của tiêu có hình dáng tương tự như lá trầu không nhưng thuôn dài hơn. 

cây tiêu
Hình ảnh hạt của cây tiêu

Quả có hình cầu nhỏ, khoảng 20 – 30 quả trong cùng 1 chùm. Ban đầu quả sẽ có màu xanh lục, sau đó chuyển sang đỏ, khi chín sẽ có màu vàng. Đem đi phơi khô thì chuyển thành tiêu đen.

Khu vực phân bố

Cây hồ tiêu có nguồn gốc chính từ Ấn Độ. Còn ở nước ta, cây tiêu được trồng nhiều tại các tỉnh miền Nam, đặc biệt là ở Châu Đốc, Hà Tiên, Phú Quốc, Bà Rịa, Quảng Trị, Đắk Lắk.

Hạt của cây tiêu
Hạt của cây hồ tiêu khi đã chín

Bộ phận chuyên dùng

Người trồng sẽ hái quả vào lúc thấy xuất hiện những quả đỏ hoặc vàng trên chùm quả. Sau đó đem phơi khô để phần bỏ nhăn lại, màu ngả đen. Ngoài ra, phần quả của cây tiêu cũng có thể chế biến thành tiêu trắng hoặc tiêu sọ tùy vào hạt giống.

Để thu hoạch tiêu trắng, quả được hái khi vỏ ngoài chín đỏ. Đem ngâm nước khoảng từ 1 – 2 ngày để lớp vỏ và thịt mềm ra. Sau đó chà sát để lấy hạt và phơi nắng cho khô.

Hạt tiêu phơi khô
Tiêu sau khi đem phơi sẽ chuyển màu đen

Thành phần hóa học của hồ tiêu

Trong tiêu bao gồm những chất sau:

  • Vitamin C
  • Tinh dầu
  • Các alkaloid gồm Piperin và Chanvixin
  • Chất béo
  • Tinh bột
  • Tro

Vị thuốc của hạt tiêu

Tính vị

Tiêu hạt có tính nóng, vị cay, đại ôn.

Quy kinh

Dược liệu quy vào 4 kinh bao gồm: Kinh tỳ, vị, phế, đại tràng.

Tiêu có vị cay, tính nóng
Tiêu có vị cay, tính nóng

Tác dụng của hạt tiêu

Hạt của cây hồ tiêu có khả năng tăng dịch vị, dịch tụy, kích thích tiêu hóa. Đồng thời còn được sử dụng để hỗ trợ điều trị các bệnh liên quan đến đường tiêu hóa và một số bệnh khác như:

  • Chán ăn
  • Loét dạ dày
  • Đau bụng, tiêu chảy
  • Chuột rút
  • Cúm, ho, nhức đầu, cảm lạnh
  • Viêm phế quản
  • Đau lạnh bụng, thổ tả, ăn không tiêu
Hạt tiêu điều trị chứng chán ăn
Hạt tiêu điều trị chứng chán ăn

Ngoài ra, tiêu đen còn được sử dụng để chữa các bệnh về xương khớp, kích thích trí não, điều trị các bệnh về đau thần kinh. 

Liều lượng và cách dùng

Có thể sử dụng khoảng 300 – 600mg tiêu đen mỗi ngày, nhưng không nên vượt quá 1,5g/ngày. Vì nếu dùng liều lớn có thể khiến niêm mạc dạ dày bị sung huyết và viêm cục bộ, gây sốt, viêm đường tiểu tiện và đi tiểu ra máu.

Cùng với đó, Piperin và Piperidin có trong tiêu nếu sử dụng ở liều cao sẽ làm tăng huyết áp, tê liệt hô hấp và một số đầu dây thần kinh.

Lưu ý khi sử dụng hạt tiêu chữa bệnh

Trong quá trình điều trị bệnh với tiêu, người dùng có thể gặp phải một số tác dụng phụ như sau:

  • Dị ứng, nổi mẩn ngứa
  • Các dấu hiệu nhẹ ở tim mạch
  • Khó chịu ở mắt
  • Đau bụng, rối loạn tiêu hóa
  • Sưng rát cổ họng
  • Khô da, bong tróc da
  • Bệnh trĩ
  • Mụn nhọt
  • Đối với các mẹ bầu sẽ dễ sảy thai nếu dùng với liều lượng cao.
Lưu ý khi sử dụng hạt tiêu
Lưu ý khi sử dụng hạt tiêu

Trên thực tế, không phải ai cũng có những biểu hiện như trên khi sử dụng tiêu rừng. Tuy nhiên, nếu các bạn có thắc mắc cũng như gặp phải tác dụng phụ trong quá trình sử dụng tiêu trị bệnh. Vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ để được hỗ trợ.

Bài thuốc điều trị bệnh với hạt tiêu

Điều trị phong thấp

Sử dụng tiêu, hoa hồi và minh thạch đem nghiền nhỏ, trộn với nước và xoa bóp vào chỗ đau.

Điều trị tiêu chảy cho trẻ em

Dùng hạt tiêu trắng giã nhuyễn, bỏ vào rốn của bé. Sau đó lấy gạc y tế dán cố định lại. Cứ sau 1 ngày lại thay 1 lần, bằng cách này các bé sẽ cải thiện được tình trạng tiêu chảy hiệu quả.

Điều trị viêm khớp

Lấy tiêu tán nhỏ, trộn chung với dầu nóng và thoa trực tiếp lên các khớp bị viêm, thực hiện mỗi ngày 2 lần. Bài thuốc này giúp tăng cường lưu thông khí huyết đến khớp bị viêm, giảm đau nhức và chữa viêm khớp.

Hạt tiêu giảm viêm khớp
Sử dụng tiêu có thể giúp giảm tình trạng viêm khớp

Chữa sưng, viêm lợi

Sử dụng 1 nửa thì cà phê bột tiêu trộn chung với 1 nửa cà phê muối ăn. Thêm vào ít nước, khuấy đều và bôi vào chỗ lợi bị sưng, viêm.

Điều trị chứng buồn nôn

Sử dụng tiêu 1g, gừng sống 30g. Đem giả thành bột, gừng thái lát, phơi khô và tán thành bột mịn. Đem trộn cả 2 và nấu với 200ml nước. Để cạn khoảng chừng 100ml thì ngưng. Chia nhỏ thành 3 lần uống và sử dụng trong ngày.

Hạt tiêu điều trị chứng buồn nôn
Chứng buồn nôn kéo dài sẽ ngưng sau 1 thời gian sử dụng tiêu

Kết luận

Trên đây là thông tin về hạt tiêu do Nhà thuốc Apharma tổng hợp được. Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết, mong rằng những thông tin trên đã cung cấp kiến thức hữu ích cho các bạn. Chúc các bạn luôn vui khỏe và hạnh phúc.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *