Cây Khoai Nưa là một trong những dược liệu dân gian có nhiều tác dụng quý trong điều trị các bệnh về mụn nhọt và mẩn ngứa. Nhưng nhiều người cho rằng mủ của loài cây này có độc, gây ngứa và không thể ăn hay dùng trị bệnh. Hãy cùng Nhà thuốc Apharma tìm hiểu rõ hơn về cây Khoai Nưa và giải đáp vấn đề trên qua bài viết sau.
Cây Khoai Nưa là cây gì?
Cây Khoai Nưa còn được biết đến với nhiều cái tên khác như: Khoai nưa, Khoai na, Củ nưa, Củ nhược, Quỷ câu,… Ở mỗi địa phương thì loại dược liệu này lại được gọi bằng những cái tên thông dụng khác nhau.
Trên thế giới, Khoai nưa được gọi với cái tên khoa học là Amorphophallus konjac K. Koch (A. rivieri Dur) và thuộc họ Ráy – Araceae. Một tên gọi tiếng anh khác cũng đồng nghĩa với cây Khoai nưa là Amorphophallus rivieri Durand ex Carriere.
Mô tả về cây Khoai nưa
1. Đặc điểm của cây Khoai Nưa
Khoai nưa là loại cây thảo sống lâu năm. Cây có củ rất lớn hình cầu bị lõm, hơi dẹt, củ có đường kính lên đến 25cm to hơn cả đầu người. Thịt quả của loại cây này có màu vàng, khi ăn thì có mủ hơn ngứa.
Điểm đặc biệt của vị thuốc Đông Y này là ra hoa trước và ra lá sau. Mỗi lá của cây Khoai Nưa chia làm 3 nhánh, mỗi nhánh lại chia thành từng đốt. Cuống lá thon, đầu nhọn dài từ 40 – 80cm. Lá có màu xanh hơi ngả nâu và trơn nhẵn, đôi khi còn điểm các chấm trắng.
Hoa Nưa khá to, hoa có dạng hình ống trụ, mo hoa màu ngả sang hung tím, mặt trong cánh hoa lại có màu đỏ thẫm. Trục hoa lại dài gấp đôi phần mo hoa.
2. Khu vực sinh trưởng và phân bố
Khoai nưa là loại dược liệu phổ biến trên thế giới, nhất là các nước trong khu vực Châu Á như: Nhật Bản, Trung Quốc, Philippin,… Ở Việt Nam, cây Khoai nưa được trồng nhiều ở các tỉnh miền núi phía Bắc như: Lạng Sơn, Quảng Ninh,…. Ở đây, người dân có tập quán trồng Khoai nưa để ăn như một loại cây lương thực, thực phẩm.
Ở các tỉnh và khu vực khác trên đất nước ta bạn cũng có thể tìm kiếm cây cây Khoai nưa dễ dàng ở các vùng miền núi hay trong các vườn thuốc Đông Y. Trước đây, củ Nưa được dùng để ăn thay thế các loại cây lương thực vì có hàm lượng tinh bột cao. Tuy nhiên, ngày nay loại cây này lại được dùng nhiều hơn trong Đông Y giúp làm thuốc điều trị bệnh.
Bộ phận nào dùng làm dược liệu có tác dụng tốt nhất
Trong tất cả các bộ phận của cây Khoai Nưa thì bộ phận làm dược liệu có tác dụng tốt nhất là củ Khoai Nưa (Rhizoma Amorphophalli) của cây. Củ tươi còn được dùng để trị rắn độc cắn, mụn nhọt. Ngoài ra, các bài thuốc Đông Y còn sử dụng củ Khoai nưa tươi để trị chứng liệt nửa người hoặc ăn hàng ngày để tăng cường tiêu hóa.
1. Phương pháp thu hái, sơ chế và bảo quản củ Khoai Nưa
Củ Khoai Nưa có kích thước khá lớn, cần phải thu hoạch kịp thời và đúng mùa vụ trong năm. Bởi lẽ, nếu thu hoạch quá vụ thì khi ăn củ sẽ bị sượng, ngứa nhiều và không bở..
Củ khoai nưa sau khi thu hoạch về thì cần phải được xử lý bằng vôi hoặc tro để kiềm hóa, nếu không dùng gây ngứa. Người ta thường bổ đôi hay bổ từ một củ khoai nưa ra, sau đó ngâm với đường phèn một đêm rồi nấu cùng vôi trong vòng một giờ, để hết ngứa. Còn nếu muốn dự trữ củ Nưa lâu dài thì phải bào nhỏ, ngâm với đường phèn, vôi và nấu với gừng, sao cho thơm và hết ngứa.
2. Thành phần dược liệu của Cây Khoai Nưa
Theo nghiên cứu thì trong 100g củ Khoai Nưa khô có khoảng 75,16g tinh bột, protein 12,5g, lipid 0.98, dẫn xuất không protein 3,27, cellulose 3,67, tro 4,42. Có thể thấy tỷ lệ tinh bột của Khoai nưa nhiều gấp đôi khoai sọ. Trong một công bố khác thì người ta đã tìm được một loại tinh bột riêng có trong Khoai Nưa là konjac-mannan (hàm lượng tới 50%) khi thủy phân sẽ được laevidulin (hay laevidulinoza).
3. Phương pháp bào chế và sử dụng
Củ Khoai nưa thường được dùng tươi để ăn hoặc đắp lên các vùng bị mụn nhọt, mẩn ngứa. Nếu muốn dùng làm thuốc và dự trữ lâu dài thì cần sơ chế rồi sau đó mới phơi khô. Củ Nưa tươi sẽ được thái mỏng và ngâm với nước vo gạo một đêm.
Tiếp tục, lại ngâm phần củ này với đường phèn tiếp thêm 1 đêm nữa rồi sau đó mới đem đi phơi và sấy khô. Củ khoai nưa sau khi đã khô thì tiếp túc ngâm với nước nóng có hòa vôi trong 12 giờ rồi đem phơi khô. Cách chế biến này sẽ giúp phần mủ trên củ nhược hoàn toàn được thanh lọc và hết ngứa.
Củ khoai nưa sau khi đã được sơ chế và phơi khô có thể dùng làm thuốc và cất giữ từ vài tháng đến vài năm. Còn củ Khoai nưa tươi chỉ nên dùng ngay trong mùa, để càng lâu thì phần bột củ càng biến mất dần, khi ăn rất sượng và ngứa. Bạn còn thế xay và nghiền nhuyễn củ để làm thành bột Nưa, giúp làm nhiều món ăn và bảo quản lâu dài.
Trước đây khi chưa có điều kiện kinh tế, người dân thường dùng củ khoai nưa để ăn giúp chống đói hiệu quả. Hiện nay, củ Khoai nưa hầu như chỉ được trồng cho lợn hoặc gia súc khác ăn. Trong Đông Y, củ Khoai nưa tươi được giã nhuyễn đắp lên các khu vực bị mụn nhọt, mẩn ngứa, rắn cắn để hút chất độc ra ngoài. Củ khoai nưa khôi lại được dùng trong các bài thuốc dân gian giúp chữa liệt nửa người. Ngoài ra, tinh bột Nưa còn được dùng để nấu rượu.
4. Vị thuốc của cây Khoai nưa
Theo Đông Y, cây Khoai nưa có vị cay nóng, tính ấm và có độc. Vị thuốc này có các dược lý như: giúp hoá đờm, phong co cứng, thông kinh lạc, khỏi đau nhức, ấm tỳ vị, khỏi nôn mửa, tán hạch, tiêu sưng tấy,… Ngoài ra, củ Khoai nưa còn có tác dụng chữa sốt rét có báng, đờm trẻ, ăn không tiêu, dày da bụng. Dùng củ Khoai Nưa còn giúp tăng khả năng chống oxy hóa, hạ đường huyết, điều tiết chuyển hóa lipid và bảo vệ niêm mạc ruột.
Trong cây Khoai nưa có độc gây ngứa ngáy khi ăn vì thế cần phải sơ chế với vôi cô cùng kỹ và cẩn thận. Trước khi dùng Khoai nưa trong các liều thuốc trị bệnh bạn cần tham khảo bác sĩ về liều lượng và thời gian sử dụng. Vị thuốc này có độc vì thế cần phải nấu kỹ trước khi sử dụng.
Công dụng, lợi ích cho sức khỏe con người của cây Khoai nưa
Không chỉ có hàm lượng tinh bột cao, cây Khoai nưa còn có nhiều công dụng và lợi ích cho sức khỏe của con người. Hãy cùng tìm hiểu thêm những tác dụng của cây Khoai nưa vốn dân giã này nhé
1. Điều tiết sự chuyển hóa Lipid
Konjac Glucomannan trong củ Khoai nưa sẽ giúp làm giảm nồng độ Cholesterol trong máu. Vì vậy, sẽ hạn chế sự tích tụ của mỡ máu, giúp phòng ngừa và điều tiết sự chuyển hóa của lipid trong máu. Vì vậy đây làm một vị thuốc không thể thiếu của người đang gặp vấn đề về mỡ máu hay gan nhiễm mỡ,…
Với công dụng này, củ khoai nưa cũng là thực phẩm giúp bạn giảm béo hiệu quả. Vì thế, bạn có thể xem đây là thực phẩm để giảm cân, hạn chế béo phì an toàn và có lợi cho sức khỏe.
2. Hạ đường huyết
Hàm lượng tinh bột trong Khoai nưa dồi dào nhưng đó đều là những chất carbs tốt, không gây hại đến sức khỏe con người. Ngoài tinh bột thì củ Khoai Nưa còn giàu chất xơ. Những chất xơ này không bị hệ thống tiêu hóa hấp thu, có hàm lượng calo cực thấp vì thế giúp đem lại cảm giác no bụng, hạn chế thèm ăn. Bổ sung củ Khoai Nưa còn giúp bạn giảm bớt và kéo dài sự hấp thu glucose trong cơ thể vì thế rất tốt cho những người đang bị bệnh tiểu đường.
3. Chống ung thư
Khả năng chống và ngăn ngừa ung thư của Khoai nưa đến từ các chất chống oxy hóa có trong loại củ này. Nhờ vậy, sẽ giúp tiêu diệt và phá hủy các gốc tự do bên ngoài cơ thể, bảo vệ gen khỏi những tổn hại xấu. Đây cũng là một trong những tác dụng của cây Khoai nưa vẫn tiếp tục được tìm hiểu và nghiên cứu để ứng dụng nhiều hơn.
Ngoài ra, các chuyên gia còn cho rằng, các chất trong củ Khoai nưa có thể ức chế và dự phòng khả năng sản sinh của chất methyl nitro nitrosoguanidine gây ra ung thư phổi ở chuột. Vì vậy, các chuyên gia kỳ vọng rằng củ Khoai nưa sẽ là một trong chế phẩm bổ sung để điều trị và ngăn ngừa bệnh ung thư phổi ở người.
Kiêng kỵ và bí quyết sử dụng cây Khoai nưa hiệu quả
Trước khi nấu hay dùng củ khoai nưa tươi thì bạn phải ngâm và rửa thật kỹ với phèn chua và vôi. Bởi lẽ, trên bề mặt củ sẽ có lớp bột CaO (canxi bị oxi hóa) gây ngứa ngáy, khó chịu. Đây là thực phẩm có độc tốt nên dù dùng để chế biến món ăn hay dùng làm thuốc bạn cũng cần sơ chế và nấu thật kỹ.
Người đang gặp phải các vấn đề về tiêu hóa kém thì không nên ăn quá nhiều củ Khoai nưa. Đặc biệt, với những ai đang mắc phải các căn bệnh về da thì cũng cần kiêng kỵ, tránh ăn loại củ này.
Các bài thuốc dân gian quý từ cây Khoai nưa
Cùng tham khảo các bài thuốc dân gian được lưu truyền giúp chữa và điều trị bệnh từ củ Khoai nưa
1. Bài thuốc chữa liệt nửa người
Bạn cần chuẩn bị các nguyên liệu sau: củ khoai nưa sống 10g, ô đầu 1g, phụ tử 1g. Sau khi các nguyên liệu đã được sơ chế sạch thì cho 600ml nước vào sắc kỹ còn 100ml chia nhiều lần uống trong ngày. Lưu ý thuốc sau khi sắc xong chỉ nên dùng ngay trong ngày, không nên uống qua ngày.
2. Bài thuốc chữa sốt rét có báng, đờm trễ, dày da bụng
Để điều trị các bệnh này bạn cần chuẩn bị: Củ nưa sống 12g, trần bì, cây bách bệnh, nam mộc hương, ý dĩ (sao), nga truật, xạ can, mỗi vị 10g. Cách chế biến thành thuốc có 2 cách: sắc nước uống hoặc tán thành bột mịn. Nếu sắc nước uống thì phải, dùng khoảng 600ml nước, sắc chỉ còn 100ml nước thuốc, sau đó chia nhỏ và dùng trong ngày.
3. Trị rắn độc cắn và mụn nhọt
Đối với người bị rắn độc cắn thì giã nát củ khoai nưa (đã sơ chế) cùng với hoàng liên rồi đắp ngay lên vết thương.
Trị mụn nhọt bằng khoai nưa rất đơn giản, bạn chỉ cần dùng củ Khoai nưa tươi sau đó nghiền nhuyễn hoặc giã nát rồi đắp lên vùng bị mụn nhọt. Chỉ trong vài ngày, vùng mụn nhọt này sẽ bị khô dần, do củ Khoai nưa đã hút hết chất độc. Nên đắp thường xuyên và thay củ khoảng từ 2 lần/ ngày cho đến khi lành hẳn.
Khi nào nên dùng cây Khoai nưa thường xuyên và sử dụng bao lâu?
Ngoài vai trò là một thảo dược Đông Y thì cây Khoai Nưa cũng là một lương thực với hàm lượng tinh bột cao. Vì vậy, dù là người khỏe mạnh thì bạn vẫn có thể ăn hay dùng củ Khoai nưa thường xuyên. Bổ sung củ Khoai nưa sẽ giúp bạn hạ đường huyết, giảm cholesterol trong máu và giảm cân, ngăn ngừa bệnh béo phù hiệu quả.
Tuy nhiên, trong cây Khoai nưa cũng có một hàm lượng nhỏ độc tố (không ảnh hưởng đến sức khỏe) có thể đem lại những tác dụng không mong muốn khi kết hợp với thuốc Tây Y. Vì thế, nếu muốn dùng củ Khoai nưa kèm thuốc khác trong điều trị bệnh thì bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ.
Nếu các bạn đang có nhu cầu hoặc quan tâm đến các sản phẩm thuốc, dược liệu làm từ cây Khoai Nưa, bạn có thể tham khảo trên trang web của Công ty CP Dược phẩm Apharma tại địa chỉ Apharma.vn, hoặc đến nhà thuốc của công ty trên khắp cả nước để nhận được sự tư vấn nhiệt tình cùng các sản phẩm chính hãng, chất lượng và mức giá ưu đãi.
Hy vọng bài viết này đã giúp bạn cung cấp các thông tin hữu ích về cây Khoai Nưa Mong rằng, bạn sẽ tìm thấy cho mình những kiến thức giúp bảo vệ sức khỏe một cách toàn diện nhất.