Cây hoa hòe

Cây hoa hòe

Cây hoa hòe là cây bản địa ở Đông Á, thuộc họ nhà Đậu, thường được người Việt Nam trồng để làm cảnh và làm thuốc. Vậy loại cây này chữa những bệnh gì? Chỉ nên dùng các bộ phận nào của cây? Sử dụng phối hợp với các vị thuốc khác như thế nào? Hãy để Apharma giải đáp các thắc mắc xoay quanh loài cây này qua bài viết dưới đây nhé!

Tên gọi của Cây Hoa hòe

Cây hoa hòe thuộc họ nhà Đậu, chi Hòe, có nhiều tên gọi khác nhau tùy theo từng vùng:

  • Tên gọi thường gặp ở Việt Nam: Hòe hoa, hòe mễ, hoa hòe,… 
  • Tên khoa học: Styphnolobium japonicum (L.) Schott – Fabaceae.

Trong đó Styphnolobium là tên chi, Japonicum là tên loài, Schott là tên của nhà khoa học, Fabaceae là tên của họ.

Cây hoa hòe
Cây hoa hòe

Mô tả cây hoa hòe

1. Đặc điểm hình dáng cây hoa hòe

Cây hoa hòe là cây thân gỗ sống lâu năm, mọc thẳng, thân cây có những đốm trắng, chỏm lá tròn, có thể cao đến 15m nên còn được trồng để lấy bóng mát. Phiến lá của cây không gắn trực tiếp với thân cành mà thông qua hệ thống cuống lá, khi cây thay lá, phiến rụng trước rồi mới đến cuống, nên lá của cây hoa hòe là lá kép.

Nụ hoa hòe hình trứng, dài khoảng 3-6mm, đầu hơi nhọn, khi chưa nở thì có màu hơi ngả vàng. Khi hoa nở thì lại có màu trắng ngà với tràng hoa hình bướm, đài hoa màu xanh nhạt có hình chuông, hoa mọc thành từng cụm hình chùy ở đầu cành. Quả của cây hoa hòe có màu xanh, không mở, có vỏ dày và có eo thắt giữa các hạt.

2. Khu vực phân bố của cây hoa hòe

Cây hoa hòe chủ yếu mọc ở các nước Đông Á, đặc biệt là ở Trung Quốc, Việt Nam, Nhật Bản.

Những bộ phận nào của cây hoa hòe được dùng để làm thuốc?

Quả hòe và nụ hoa hòe là 2 bộ phận được dùng làm dược liệu, đặc biệt là nụ hoa.

1. Thu hoạch, sơ chế và bảo quản sản phẩm từ cây Hoa Hòe

Vào mùa hè phải hái lúc nụ còn mới, hoa sắp nở nhưng chưa nở, còn nguyên vẹn không vụn nát. Nụ hoa được phơi và sấy khô để làm trà hoa hòe, hoặc phối với các vị thuốc khác tùy theo mục đích sử dụng. Quả hòe được thu hái khi đã chín, sau đó tách riêng hạt – vỏ rồi phơi hoặc sao khô để dùng dần, ngoài ra cũng có thể dùng lúc còn tươi.

2. Thành phần dược liệu có trong cây hoa hòe

  • Nụ Hoa Hòe (Hòe mễ): Nụ hoa hòe có chứa lượng Rutin (Một loại Vitamin P) rất cao, khi hoa nở lượng Rutin bị giảm nhiều nên chất lượng cũng giảm đi. Do vậy phải thu hái khi hoa chưa nở thì mới đạt chất lượng cao. Ngoài ra trong nụ hoa còn chứa betulin, sophoradiol, sophorin.
  • Vỏ quả Hòe (Hòe giác): Chứa 10,5% flavonoid toàn phần và một số chất dẫn xuất như glycosid C, sophora biosid, sophoricosid, genistein, kaempferol, và cũng có chứa khoảng 4,3 % rutin.
  • Hạt Hòe (Hòe tử): Hạt hòe cũng có chứa rutin với hàm lượng khoảng 0,5%, một số cytisine, alkaloid, matrine, ngoài ra còn có chất béo và galactomannan.

3. Phương pháp bào chế và sử dụng

  • Hòe mễ: Nụ hoa hòe được thu hoạch vào buổi sáng khi trời khô ráo đem đi sấy hoặc phơi nắng ngay. Hoa hòe khô được dùng để pha trà hoặc sao vàng, sao đen để phối với các vị thuốc khác, nhưng phổ biến nhất vẫn là pha trà để uống.
Cây hoa hòe
Nụ hoa cây cây hoa hòe tươi.
  • Hòe giác: Vỏ hòe sau khi thu hoạch để sống và sắc với nước uống, hoặc có thể phơi, sấy khô để cất dùng dần. Ngoài ra còn có thể dùng hòe giác tán thành bột để bôi.
  • Hòe tử: Hạt hòe được tán bột để dùng, hoặc ngâm với rượu.

4. Tính chất – mùi vị

Hòe hoa, hòe mễ đều có vị đắng nhẹ, có tính hàn, mùi thơm đặc trưng.

Công dụng và cách dùng cây hoa hòe

Cây hoa hòe có rất nhiều công dụng tuyệt vời đối với sức khỏe, được sử dụng với nhiều cách khác nhau tùy theo mục đích sử dụng. Tuy nhiên không nên dùng cho phụ nữ có thai, đang cho con bú và mỗi ngày không được dùng quá 15g.

1. Dùng hoa hòe để pha trà

Hoa hòe có tính hàn nên giúp thanh nhiệt giải độc. Đồng thời Vitamin P có trong hoa hòe giúp tăng cường sức bền của thành mạch, giúp máu lưu thông tốt, hạ huyết áp, cải thiện hệ tuần hoàn, do vậy giảm thiểu được tình trạng trằn trọc khó ngủ, mất ngủ…

Cây hoa hòe
hoa hòe để pha trà

2. Nụ hoa hòe khô dùng để pha trà.

  • Trà nụ hoa hòe: Dùng nụ hoa hòe pha và uống như các loại trà thông thường sẽ giúp thanh nhiệt, giải độc, hoặc uống trước khi ngủ 30 phút giúp ngủ sâu, ngủ ngon hơn.
  • Trà nụ cây hoa hòe và hạt muồng: Dùng hạt muồng khô, sao vàng phối với nụ hoa hòe khô theo tỉ lệ 1:1 rồi xay thành bột mịn, pha với nước nóng để uống. Nên dùng 2 ngày một lần vào sau bữa ăn trưa và tối sẽ làm tăng hiệu quả điều trị chứng mất ngủ.
  • Trà nụ hoa hòe, tâm sen, hoa cúc: Đây là bài thuốc dân gian chữa mất ngủ do lo lắng, bồn chồn, huyết áp cao, ong đầu. Cách làm như sau: pha 10g hoa hòe khô, 8g hoa cúc khô, 4g tâm sen đã được sao khô với nửa lít nước rồi dùng để uống thay trà hằng ngày trong một tháng. Nên uống một tách nhỏ trước khi đi ngủ tầm 30 phút để có được giấc ngủ sâu.
  • Trà nụ cây hoa hòe, hoa cúc và hạt muồng: Pha 10g hoa hòe khô, 5g hoa cúc khô, 20g hạt muồng đã sao vàng với nước sôi và uống thay trà sẽ giúp điều trị mất ngủ do hoa mắt, chóng mặt, đau đầu. Cũng nên uống trước giờ đi ngủ khoảng 30 phút như các loại trà điều trị chứng mất ngủ khác để đạt được hiệu quả cao nhất.

3. Dùng hoa hòe để làm thuốc

Các chất có trong cây hoa hòe có tác dụng chữa trị nhiều bệnh liên quan đến xuất huyết như: chất oxymatrine giúp giảm sưng các mao mạch máu suy yếu, rutin làm tăng độ bền thành mạch, troxerutin có đặc tính vận hành mạch.

Do đó cây hoa hòe không chỉ được dùng để điều trị mất ngủ mà còn được dùng để điều trị những bệnh có liên quan đến xuất huyết, giúp làm giảm huyết áp và phòng các biến chứng do huyết áp cao như: tai biến mạch máu não, xơ vữa động mạch.

4. Hòe mễ (Nụ hoa hòe khô)

  • Trị trĩ xuất huyết, chảy máu cam: Sao cháy 10g ngải diệp,10g bách diệp, 10g nụ hòe để sắc thuốc uống. Mỗi ngày uống một lần.
  • Giảm huyết áp, chữa đau mắt: Dùng 10g hoa hòe, 10g lá sen, 4g hoa cúc, 5g ngó sen đun với 400ml nước cho đến khi còn lại 100ml. Uống thuốc liên tục trong vòng 7 đến 10 ngày, mỗi ngày uống 2 lần.
  • Trị trĩ xuất huyết, đại tiểu tiện ra máu do nóng trong người: Phối trắc bá và hoa hòe đã sao cháy với kinh giới, mỗi loại 10g, sắc uống liên tục trong vòng 3 đến 5 ngày, mỗi ngày uống 2 lần.
  • Điều trị mao mạch giòn, huyết nhiệt (Xuất huyết do nóng): Dùng hòe hoa, thảo quyết minh, mỗi loại 8-10g, sao vàng và hãm thuốc để uống trong nhiều ngày cho đến khi khỏi.
Cây hoa hòe
hoa hòe làm thuốc

Những lưu ý khi dùng cây hoa hòe

  • Cây hoa hòe có tính hàn, do vậy người bị thiếu máu, lạnh bụng, đau bụng, biếng ăn, tiêu hóa kém, đại tiện phân lỏng thì không nên sử dụng.
  • Cây hoa hòe có thể gây sảy thai, do đó không dùng cho phụ nữ có thai và cho con bú.
  • Hoa hòe làm giảm huyết áp nhanh chóng nên không được sử dụng cho người bị huyết áp thấp.
  • Tuy hoa hòe lành tính và gần như không gây ra tác dụng phụ, nhưng cũng không được lạm dụng quá mức, mỗi ngày không được dùng quá 15g.
  • Cây hoa hòe có thể tương tác với một số loại thuốc khác, do vậy, nếu đang sử dụng bất cứ loại thuốc nào (Kể cả thuốc Tây y, Đông y, thuốc Nam,..) cũng đều cần hỏi ý kiến bác sĩ, thầy thuốc có chuyên môn trước khi sử dụng.

Tổng kết

Trên đây là toàn bộ thông tin về cây hoa hòe cũng như cách sử dụng nó sao cho hiệu quả nhất. Nếu bạn muốn mua hòe mễ hoặc bất cứ sản phẩm y dược nào với chất lượng cao, hãy liên hệ ngay với nhà thuốc Apharma thông qua website chính thức của công ty, hoặc đến nhà thuốc gần nhất thuộc hệ thống nhà thuốc Apharma để được tư vấn tận tình.

Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *