Cây ké hoa vàng một loại cây dân dã, mọc ngoài đường rất nhiều, bạn có thể bắt gặp nó ở bất kì đâu trên đường. Thường thì chúng ta sẽ nghĩ nó là một cây cỏ dại không có tác dụng gì, nhưng mấy ai hiểu được nó có rất nhiều tác dụng trong việc chữa trị các loại bệnh.
Thực tế thì cây ké hoa vàng chính là một loại cây thảo dược với nhiều công dụng hữu ích. Nếu bạn còn thắc mắc về loại thảo dược này thì sau đây xin mời bạn cùng với nhà thuốc Apharma tìm hiểu kĩ hơn về công dụng của loại thảo dược này nhé!
Tìm hiểu về cây Ké hoa vàng
1. Tên tiếng Việt
Cây ké hoa vàng còn được gọi với các tên sau: Ké hoa vàng, cây Chổi đực, cây Bái nhọn, Khắt bó lương (Thái), Xi phú (Kho), Cây ro, Khắt lót (Tày)
2. Tên khoa học
Theo tên khoa học thì cây Ké hoa vàng được gọi là: Sida rhombifolia L. Cây ké hoa vàng được các nhà khoa học xếp vào họ bông, hay còn được gọi bằng cái tên cẩm quỳ.
3. Đặc điểm nhận dạng cây ké hoa vàng
Đây là loại cây nhỏ mọc thẳng đứng, với chiều cao thân cây khoảng từ 0.5-1m, thân và cành cây có nhiều lông ngắn hình sao. Lá hình trứng hay gần như hình trứng, mép hơi răng cưa, đầu lá hơi nhọn ngắn, dài 1.5cm-4cm, độ rộng của lá khoảng 1cm-2.5cm, cuống lá dài 3mm-5mm và có rất nhiều lông nhỏ quanh lá.
Hoa ké có màu vàng, mọc ở kẽ lá hay đầu cành. Đài hoa có hình chuông lá đài và có lông màu trắng nhạt ở phía ngoài. Cánh trắng màu vàng có lông mịn. Nhụy hoa 20 , nhụy có 7 vòi, quả có vỏ mỏng và dễ vỡ, phía lưng có hai vệt nổi, ở đỉnh có lông. Hạt cũng có lông.
4. Khu vực phân bố của cây ké hoa vàng
Sự phân bố của cây ké hoa vàng rất đa dạng, chúng có khả năng mọc ở rất nhiều nơi. Tuy nhiên, vùng đất thích hợp nhất cho quá trình phát triển của cây ké hoa vàng đó chính là những vùng đất đồi núi, chân đất. Không chỉ xuất hiện nhiều tại các đất nước Đông Nam Á như Việt Nam, Lào, Malaysia mà tại đất nước láng giềng Trung Quốc của chúng ta cây ké hoa vàng mọc hoang với số lượng vô cùng lớn. Ở Việt Nam cây ké hoa vàng như một loài cây dại mọc khắp nơi, điều kiện dễ sinh sống và phát triển nên nó trở thành thực vật quen thuộc với người dân Việt Nam.
5. Bộ phận thường được sử dụng của cây ké hoa vàng
Trong các bài thuốc dân gian, cây ké hoa vàng thường được sử dụng toàn cây gồm thân, lá,rễ và cả hoa để làm thuốc. Có thể sử dụng tất cả các bộ phận của cây không bỏ sót một bộ phận nào, phơi khô hay để tươi đều có thể sử dụng
6. Cách chế biến và thu hái
Theo các bài thuốc dân gian thì sẽ thường hái lá của cây này để dùng tươi và cũng có khi sẽ hái lá hay toàn cây về phơi cho khô hẳn rồi mới sử dụng, có những khi sẽ dùng cây ké hoa vàng bằng cách sao vàng để có mùi thơm sau đó mới sắc lên thành thuốc uống.
Cây ké hoa vàng được thu hái quanh năm, nhưng thời điểm thu hái tốt nhất là thời điểm cây ra hoa là vào mùa thu, từ tháng 9 tới tháng 10. Vào thời điểm này, cây ké đang trổ những bông hoa màu vàng tươi, người nông dân có thể nâng cao sản phẩm thu hoạch bằng cách hái cả hoa và lá. Chúng đều có giá trị kinh tế, thương phẩm cho con người rất lớn.
7. Thành phần hóa học của cây ké hoa vàng
Chưa có tài liệu nghiên cứu chính xác cụ thể về thành phần hoá học của cây ké hoa vàng. Nhưng nhìn chung thì chúng ta có thể thấy trong lá cây có chất nhầy và trong một loài sida cordifolia người ta thấy có chứa ephedrin.
Ké hoa vàng có tác dụng gì?
Tính vị: Lá tươi mềm và nhầy, có tính làm dịu. Toàn cây có vị ngọt dịu, hơi đắng, có tính mát, không độc; cây có tác dụng tiêu viêm, tiêu sưng, làm tan máu ứ, lợi tiểu, giảm đau, làm ra mồ hôi nhẹ, giải cảm phong nhiệt. Cây Ké hoa vàng còn có công dụng khác nữa chính là tiêu ban thoái nhiệt, tiêu ung, hoá thực, khai uất, lợi phế khí, hạ đờm hỏa, phá trệ, giải biểu,phát hàn
Quy kinh: Quy vào kinh Can.
Theo Đông Y:
Về công dụng: Cây ké hoa vàng có rất nhiều công dụng nhưng phải kể đến các công dụng đặc trưng của nó như: Hóa thực, khai uất, hạ đờm hỏa, phá trệ, tiêu ban, thoái nhiệt, tiêu ung, giải biểu và phát hàn.
Theo nghiên cứu dược lý:
Cây ké đồng tiền là vị thuốc được dùng trong phạm vi nhân dân nên nghiên cứu hiện đại về dược liệu này còn rất hạn chế.
Các bài thuốc dân gian dùng ké hoa vàng để trị các mụn nhọt, sốt cao, chứng lỵ, tiểu tiện nóng, vàng/ đỏ. Ngoài ra loại thảo dược tự nhiên này còn được dùng để chữa các bệnh về đường ruột, đau nhức xương khớp do phong tê thấp và chứng vàng da do suy giảm chức năng gan.
Công dụng và liều dùng cây ké hoa vàng
Cây ké hoa vàng từ bao đời đã trở thành một vị thuốc Đông y nổi tiếng. Chúng có khả năng chữa các căn bệnh như mụn nhọt, nóng trong người, bốc hỏa hay các vấn đề tiêu hóa như tiêu chảy, tiểu nóng, hay kiết lỵ. Cây ké hoa vàng có thể sử dụng bằng 2 hình thức đó chính là thuốc phơi khô hoặc dùng tươi. Không chỉ vậy, vị thuốc này còn có khả năng hỗ trợ điều trị nhiều loại bệnh khác như:
- Các căn bệnh về đường tiêu hóa như đau tá tràng, viêm loét dạ dày.
- Ốm do virus, ốm theo mùa hoặc viêm họng.
- Kiết lỵ, tiêu chảy, sỏi thận,..
Ngoài ra có thể kết hợp sử dụng với lá Cỏ xước để làm thuốc.
- Ở Ấn độ, người ta chủ yếu sử dụng lá cây Ké hoa vàng sau đó giã nhuyễn ra dùng đắp trị tiêu sưng. Thân cây chứa nhiều chất nhầy dùng làm thuốc dịu, dùng được cả bên trong và bên ngoài vết thương. Rễ cây thì được người ta dùng để trị tê thấp.
- Ở Âu châu, toàn bộ cây Ké hoa vàng được sử dụng vào điều trị lao phổi và thấp khớp
Tuy nhiên, chúng ta cần nên lưu ý về liều lượng dùng khi sử dụng cây ké hoa vàng làm thuốc dưới dạng thuốc sắc. Mỗi ngày chỉ nên uống từ 15 gam tới 30 gam lá khô, sắc theo từng liều để dễ dàng uống và bảo quản.
Ngoài sử dụng làm thuốc, người ta còn dùng dây sợi cây Ké hoa vàng làm dây buộc. Nếu cây tươi hay lá tươi, thì một ngày dùng từ 40 -80g dưới hình thức là thuốc sắc, sao cho thuốc vàng trước khi sắc cho thơm cho và dễ uống hơn. Nếu dùng khô thì chỉ nên sắc uống ngày 20-40g không nên sử dụng quá nhiều.
Cây ké hoa vàng và một số bài thuốc chữa bệnh
1. Điều trị bệnh sỏi thận
Sau đây là kinh nghiệm lưu truyền trong dân gian về cách điều trị bệnh sỏi thận chỉ trong 1 tuần với phương thuốc chủ yếu là từ cây Ké hoa vàng. Cách làm như sau:
- Lấy lá cây ké hoa vàng tươi khoảng 100g sau đó rửa sạch. Vào buổi chiều tối bạn đem vò với nước sôi để nguội sau đó lọc lấy phần nước. (Có thể dùng máy xay sinh tố, rồi lọc lấy nước)
- Đem phơi sương qua đêm và uống vào buổi sáng sớm sau khi vừa thức dậy.
- Sau đó có thể bạn kết hợp dùng thêm rễ cây dứa dại khô sao vàng (40g/ngày) sắc uống.
- Các bạn dùng cách này liên trục trong thời gian từ 5 đến 7 ngày sẽ đánh bay sỏi thận.
2. Bài thuốc trị bệnh tổ đỉa
- Chuẩn bị: Sử dụng toàn bộ cây ké hoa vàng tươi.
- Thực hiện: Đun lấy nước tắm hàng ngày, Nếu bị ở chân hoặc tay thì có thể ngâm trực tiếp tay chân vào thau nước ở nhiệt độ vừa phải. Để đạt được hiệu quả như mong đợi, bạn nên áp dụng cách làm này thường xuyên trong thời gian nhất định.
3. Bài thuốc trị chứng phong tê thấp
- Chuẩn bị: Phương thuốc này sẽ sử dụng thân và lá ké hoa vàng khô 30g để làm thuốc
- Thực hiện: Đem sắc uống hằng ngày. Có thể sao vàng thân và lá ké hoa vàng để có mùi thơm và dễ uống hơn. Nếu kiên trì hãy sử dụng thay nước lọc để hiệu quả nhanh hơn
4. Bài thuốc thuyên giảm chứng vàng da do nóng gan từ cây ké hoa vàng
- Chuẩn bị: Một lượng nhân trần vừa đủ và ké hoa vàng khô mỗi vị 25g.
- Thực hiện: Đem các thành phần đã chuẩn bị đi sắc lấy nước uống. Sau khi nấu sôi thì để nhỏ lửa và sắc cho thuốc ra hết vị. Sử dụng liên tục trong vòng 2 tháng để thấy hiệu quả
5. Bài thuốc trị viêm hạch bạch huyết do lao cổ
- Chuẩn bị: Cây ké hoa vàng khoảng 60g và thịt lợn 120g.
- Thực hiện: Đem nấu chín ké hoa vàng và thịt lợn. Nấu thịt lợn cho chín vừa tới thì bỏ ké hoa vàng vào nấu chung để lửa vừa nhỏ, nấu thêm 7-10p thì có thể dùng được. Ăn khi còn nóng. Đây cũng là món ăn ngon hấp dẫn nếu hợp khẩu vị của bạn
- Đồng thời bạn nên kết hợp sử dụng lá tươi đắp vào vùng cổ bị sưng.
6. Trị vàng da
Cây ké hoa vàng còn có tác dụng dùng để chữa bệnh vàng da. Dùng Ké hoa vàng kết hợp với hàm ếch, vẩy rồng, mỗi vị sử dụng 30g sắc lấy nước uống. Sử dụng hằng ngày để thấy được hiệu quả
7. Trị lỵ
- Dùng cây ké hoa vàng trị bệnh lỵ là một trong những sự lựa chọn hàng đầu của tất cả mọi người. Sở dĩ là vậy là vì, Cây ké hoa vàng có các đặc điểm tính vị, công dụng thích hợp để chữa bệnh.
- Cách dùng: Sử dụng 20-40g ké hoa vàng để sắc lấy nước uống. Nếu được bạn nên thay dùng loại nước này để uống thay nước lọc mỗi ngày.
8. Chữa viêm ruột lỵ
- Sử dụng Cây ké hoa vàng cũng là một phương án được đông đảo người dân lựa chọn và tin dùng. Không chỉ vậy các bác sĩ cũng có những lời khuyên nên sử dụng loại cây này cho để chữa viêm ruột lỵ
- Các bạn có thể dùng Ké hoa vàng 30g, Nghể răm 15g, 30g mã đề để sắc lấy nước uống.
9. Trị mụn nhọt, sưng chín mé
Lá ké hoa vàng tươi, không kể liều lượng, rửa sạch, rồi giã nát đắp lên chỗ sưng đau, chữa vỡ mụn, có thể vò nát lá lấy nước rửa mặt, chấm lên vùng bị mụn. Ngoài ra bạn có thể kết hợp sao vàng một số lá hay toàn cây ké hoa vàng sau đó sắc lấy nước và uống thay nước trong ngày, ngày sử dụng 20 – 40g lá hay cây khô để nấu nước.
10. Bài thuốc giúp hạn chế tình trạng đau lưng, khí hư bạch giới
Với bài thuốc này bạn cần chuẩn bị: Thổ phục linh một lượng khoảng 12g, cây ké hoa vàng khoảng 6g, củ gió đất 6g, mẫu lệ 6g kết hợp với 8g rau dừa nước, cỏ nhọ nồi 12g, hương phụ 6g, bạch tật lê 6g và rau đắng 8g.
Thực hiện: Cho tất cả các vị thuốc lại với nhau, sau đó đem các vị sắc lên để uống, ngày dùng 1 thang. Và kiên trì sử dụng đến khi thuốc phát huy tác dụng của mình.
Chú thích
Nước ta có hàng loạt các loại cây được gọi chung bằng một cái tên là ké hoa vàng. Do đó nên thận trọng khi lựa chọn dược liệu để tránh tình trạng nhầm lẫn giữa các loại với nhau.
Bạn nên lưu ý tránh việc nhầm lẫn cây ké hoa vàng với cây ké hoa đào và ké đầu ngựa (thương nhĩ tử).
Ngoài cây ké hoa vàng nói trên trong nhân dân còn dùng một cây cũng mang tên ké hoa vàng mô tả dưới đây, nhưng có tên khoa học khác
Ké hoa vàng Sida cordifolia L cũng thuộc họ Bông (Malvaceae) tại vùng Quảng châu (Trung quốc) người ta còn gọi là tâm diệp hoàng hoa nhậm. Loài cây cỏ cứng này được bao phủ bởi 1 lớp lông mịn có chiều dài từ 0.4 – 1m. Lá có hình dạng là hình trứng, đầu lá tù, phía cuống hình tim, mép khía tai bèo, bao phủ bởi rất nhiều lông mềm trắng, phiến lá dài 2,5-5cm, rộng 2-3cm ở phía cuống. Bạn có thể nhận diện màu sắc của hoa là màu vàng nhạt. Phía ngoài của đài có nhiều lông. Tràng thì lại không có lông.
Lá noãn có nhiều vân và dài khoảng 3.5mm. Hạt của cây có lông ở phía trên và dài 3mm. Đâu đâu trong các khu rừng ở Việt Nam chúng ta cũng có thể bắt gặp loại cây này mọc hoang, còn thấy ở Campuchia, Lào, Thái lan, Trung Quốc (miền nam)
Lá của loài cây này giàu chất nhầy, thành phần trong hạt có một ancaloit rất giống ephedrin. Loài cây này được sử dụng như một phương thuốc thần kỳ trong việc chữa thông tiểu tiện, lọc máu. Bạn cũng có thể dùng trong những trường hợp mụn nhọt, ecpe (herpes) loang vòng và vàng đỏ.
Bên cạnh hai loài ké hoa vàng đã kể trên , trong dân gian còn xuất hiện một loài nữa trùng tên, nhưng tên khoa học lại là Sida acuta Burn (Sida carpinifolia L; Sida scoparia Lour). Loài cây này có độ cao từ 0,8-1m. Vân của cây chủ yếu là vân dọc, lá hình mác dài 2,5-6cm, rộng 0,5-2cm, đầu nhọn, hai mặc nhẵn hay hơi có lông.
Tại nước ta có thể bắt gặp loài cây này mọc hoang ở khắp mọi nơi, tuy nhiên ở miền Bắc số lượng ít hơn. Ngược lại, ở miền Trung người ta thường dùng là và rễ cây sắc thành thuốc uống và giã đắp lên những mụn nhọt hay nơi sưng đau, sốt, thông tiểu. Tại một số nước Châu Á khác như Ấn Độ, người ta còn dùng rễ để chữa ốm, kích thích tiêu hóa, có nơi khác làm thuốc thông tiểu trong bệnh tê thấp.
Dù là một cây dại ngoài đường nhưng cây ké hoa vàng thực chất là một cây thảo dược quý với nhiều công dụng hữu hiệu. Bài viết trên đây đã làm rõ và gửi tới các bạn đọc một cách khách quan nhất về cây ké hoa vàng và những công dụng đặc trưng của nó. Hy vọng sau bài viết này các bạn đọc của Apharma sẽ tận dụng loại thảo dược này đúng cách và đúng bệnh.
Lưu ý, nếu như mắc phải các căn bệnh trước hết bạn hãy đến các phòng khám, cơ sở y tế để được thăm khám và chữa bệnh tránh để bệnh trở nặng ngoài mong muốn.