Cây lá móng tay

Cây lá móng tay

Cây lá móng tay là một loại cây tương đối phổ biến với người dân Việt Nam. Nó có thể được dùng vào những mục đích khác nhau như làm đẹp, chữa bệnh.

Đã xuất hiện trong dân gian từ lâu với những vai trò như làm thuốc nhuộm móng tay, móng chân hoặc nhuộm tóc, chắc hẳn cụm từ “cây lá móng tay” đã không còn quá xa lạ với số đông bạn đọc. Tuy nhiên, loại cây này còn mang trong mình khả năng cực kỳ tốt trong y học mà có thể bị nhiều người lãng quên.

Vậy, cây lá móng tay là gì? Tác dụng cây lá móng tay ra sao? Bạn sẽ có thể tìm được trả lời chính xác nhất cho mọi thắc mắc với bài viết dưới đây.

Giới thiệu sơ lược về cây dược liệu

Nhờ vào sự phân bố rộng rãi của mình, cây được gọi với rất nhiều cái tên khác nhau. Chúng ta có thể lấy một vài ví dụ như:

  • Tên gọi thường gặp: Cây lá móng, cây henna, cây móng tay nhuộm, lựu mọi, cây tán mạt hoa, cây móng tay, chỉ giáp hoa.
  • Tên tiếng anh: Lawsonia inermis.

Theo những nghiên cứu khoa học đã chỉ ra, cây thuốc này được xếp vào họ thực vật Tử Vi.

Cây lá móng tay
Hình ảnh cây lá móng tay

Mô tả chi tiết cây lá móng tay

1. Đặc điểm nhận biết của cây lá móng tay

  • Cây lá móng tay có phần thân nhỏ, kích thước chiều dài khi trưởng thành có thể đạt tới 4m. 
  • Trên mỗi đầu ở cành có thể có gai nhưng không nhọn, đa phần là nhẵn.
  • Lá cây xanh tốt có kích thước 1cm chiều rộng và 3cm chiều dài, hình trứng và mọc đối xứng ở hai bên. Thuôn dài, hẹp và nhọn ở hai đầu. Cuống nối lá và cành khá ngắn.
  • Khi đến mùa hoa, thì sẽ xuất hiện ở phần đầu của cành, mọc thành chùm, có hình thùy. Khi mới mọc sẽ có màu trắng và khi già thì sẽ có màu đỏ đậm. Ngửi thì thầy mùi hăng hắc.
  • Sau mùa hoa đến màu quả. Quả cây lá móng tay có hạt với hình dáng khá tròn. Kích thước mỗi quả lại rất nhỏ, trên mỗi quả lại có 4 cạnh dọc, vỏ cực kỳ dày và dai. 

2. Khu vực sinh trưởng và phân bố của cây lá móng tay

Là một loại cây ưa thích sống ở những vùng đất màu mỡ cùng khí hậu nhiệt đới nóng ẩm, cây lá móng tay xuất hiện nhiều ở các đất nước quanh xích đạo. Ví dụ như Ai Cập, Ấn Độ, Myanmar, Việt Nam, Lào,.. Riêng tại nước ta, nhờ hợp đất đai và điều kiện thời tiết mà cây mọc hoang dại ở rất nhiều nơi dọc đất nước.

3. Bộ phận có tác dụng y dược tốt nhất

Các phần như rễ, thân, hoa và lá đều có thể dùng làm thuốc tuy nhiên được đánh giá cao và phổ biến hơn cả là lá của loại cây này.

Cây lá móng tay
Lá cây có tác dụng y học rất tốt

4. Phương pháp thu hái, sơ chế và bảo quản của cây thuốc

Khi cây đạt độ tuổi từ 2 đến 3 năm trở lên là người nông dân có thể tiến hành thu hoạch. Mhi hái cần cắt cả cành về rồi vặt lá, lưu ý khi cắt cần chừa lại một đoạn đủ cho cây phát triển trong những năm tới. Khi thu hoạch xong, bước sơ chế quan trọng là phơi chúng ngoài nắng hoặc trong bóng râm. 

Khi đã thu được thành phẩm, bảo quản ở nơi thoáng mát và khô ráo, đặc biệt không để ở những nơi có nhiệt độ hoặc độ ẩm quá cao có thể làm giảm chất lượng sản phẩm.

5. Thời gian thu hoạch tốt nhất

Cây ra lá xanh tốt quanh năm do đó bạn có thể tiến hành thu hái sản phẩm từ cây lá móng tay tại bất cứ thời điểm nào. Tuy nhiên nên có biện pháp thích hợp để có thời gian thu hoạch kéo dài nhất.

Thành phần dược liệu có trong cây lá móng tay

Bên trong cây là những thành phần hóa học tương đối đa dạng, bao gồm:

  • Một lượng rất nhỏ (0,02%) tinh dầu thơm giúp cây được dùng làm nước hoa hoặc mỹ phẩm.
  • Trong lá của cây lại gồm chất béo, tannin, chất nhựa, tinh dầu, lawson và vô vàn các loại chất khác.

Phương pháp bào chế và sử dụng cây lá móng tay

Các thành phẩm từ cây móng tay có thể được dùng dưới dạng giã nát hoặc sắc với nước để uống. Tuy nhiên, thông dụng và phổ biến hơn vẫn phải kể đến phương pháp giã và đắp trực tiếp lên vết thương.

Cây lá móng tay
Có thể thu hái cây lá móng tay quanh năm

Vị thuốc, tác dụng và liều lượng sử dụng của cây lá móng tay

1. Tính chất và mùi vị

Hiện vẫn chưa có những ghi chép chính xác về vấn đề này. Bạn có thể tham khảo những thầy thuốc nổi tiếng để có câu trả lời rõ ràng hơn.

2. Tác dụng dược lý cây lá móng tay

Sở hữu khả năng kháng sinh mạnh mẽ, có thể chống lại được vô vàn những loài vi khuẩn nguy hiểm như Sonnei, Shiga, trực trùng coli, Subtilis, Coli Bethesda, Typhi, Flexneri,.. 

3. Liều lượng sử dụng trong mức an toàn

Tương tự như với tính tính chất và mùi vị, ta vẫn chưa có các nghiên cứu khoa học chi tiết về giới hạn lượng thành phẩm nên sử dụng một ngày. Tuy nhiên, bạn vẫn cần lưu ý tuân thủ mọi lưu ý bác sĩ đưa ra nhằm đảm bảo an toàn nhất trong quá trình sử dụng.

4. Độc tính khi sử dụng quá liều

Hiện vẫn chưa có những ghi nhận về việc bị ngộ độc do sử dụng cây móng tay.

Tác dụng của cây lá móng tay với cơ thể con người

Theo những ghi chép cả của y học cổ truyền và hiện đại, cây móng tay trị bệnh khá hiệu quả. Cụ thể với những vấn đề như chảy máu không kiểm soát, nấm cơ thể, lở loét, chậm kinh, kháng vi khuẩn xâm nhập, thối các kẽ của móng chân, lang ben hắc lào,..

Cây lá móng tay có thể điều trị được chứng bế kinh của nhiều chị em

Ngoài ra, lá cây cũng có thể được sử dụng để nhuộm màu cho móng chân, tay và thậm chí cả tóc. Đặc biệt ở Ấn Độ, nước ép ra từ hoa còn có thể để vẽ Henna. Đó cũng là lý do cây có tên gọi khá đặc biệt như vậy.

Cây lá móng tay
Các thành phần hóa học trong cây có thể điều trị các vấn đề ngoài da

Lưu ý và kiêng kỵ cần có khi sử dụng các thành phẩm từ cây lá móng tay

Để đảm bảo an toàn tối đa khi dùng, bạn cần phải nắm rõ được những lưu ý đặc biệt sau đây.

  • Phân biệt được rõ cây móng tay nhuộm với cây bông móng tay thuốc họ bóng nước (Impatiens balsamina L).
  • Màu từ lá của cây có thể vương vào quần áo, chân và tay khi sử dụng. Cách để khắc phục điều này là chú ý cẩn thận và rửa kỹ khi bị dính.
  • Không được dùng với trẻ em, người lớn tuổi và có vấn đề với ứ đọng máu.
  • Phụ nữ mong muốn có thai và trong thai kỳ tuyệt đối không được dùng vì nó sẽ làm tăng tỷ lệ bị sảy thai lên cực kỳ cao.
  • Khuyến khích cách sử dụng bôi ngoài da để đảm bảo an toàn cao hơn.
  • Khi dùng cần phải cân nhắc có dị ứng hay mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào có trong lá. Tránh trường hợp để xảy ra những phản ứng phụ có thể gây nguy hiểm tới sức khỏe và tính mạng của bạn.

Ngoài ra, bạn không nên tự tiện sử dụng các sản phẩm theo kinh nghiệm truyền miệng mà nên có sự tham khám kỹ càng từ phía y bác sĩ. Song song với đó là tuyệt đối tuân thủ các dặn dò về liều lượng cũng như thời gian sử dụng.

Top 4 bài thuốc dân gian cực hiệu quả có sự góp mặt của cây lá móng tay

Mặc dù có rất nhiều vị thuốc đã được lưu truyền nhưng theo Apharma, hiệu quả và phổ biến nhất chính là những bài thuốc sau đây.

1. Điều trị chứng mất kinh nguyệt, chậm kinh

  • Cần có: 30 gram cây nghệ đen, 40 gram cây ích mẫu và cuối cùng là 50 gram lá cây henna.
  • Cách thực hiện: Vệ sinh sạch sẽ tất cả các loại dược liệu đã chuẩn bị, bỏ toàn bộ vào 500ml nước, sắc trên lửa nhỏ đến khi còn 200ml nước. Sau đó, chia đều thành 3 liều trong ngày. Thời điểm sử dụng là uống trước kỳ kinh một nửa tháng.

2. Điều trị chứng hắc lào và ghẻ lở

trị chứng hắc lào và ghẻ lở
  • Cần có: 100 gram lá của cây ổi, 100 lá cây sả và 200 gram lá cây móng tay.
  • Cách thực hiện: Rửa thật sạch toàn bộ dược liệu có và đun với 3 lít nước. Dùng nước thu được hòa với nước sôi để nguội để tắm. Kéo dài trong 14 ngày liên tiếp. Song song với đó là lấy cây lá móng tay rửa thật sạch, rồi đem đi giã với một nửa thìa muối tinh, trộn đều với 3 thìa nước giấm rồi chắt lấy nước để uống. Lấy phần bã thừa đắp lên da bị thương tổn mỗi ngày 2 lần trong 10 ngày liên tiếp.

3. Điều trị đau hạ sườn, tỳ vị và hông

  • Cần có: 20 gram lá cây tán mạt hoa tươi, 20 gram lá cây rau má tươi và cuối cùng là 15 gram cây cỏ mực.
  • Cách thực hiện: Vệ sinh cho thật sạch các nguyên liệu. Sau đó cắt lá cây móng tay thành khúc dài tầm 3cm. Lấy tất cả nguyên liệu sắc với 1 lít nước, đun lửa nhỏ cho đến khi chỉ còn lại 300ml nước thì sử dụng. Dùng trong một tháng, mỗi ngày 3 lần.

4. Điều trị đau do xương khớp, chấn thương gây ra

  • Cần có: 10 gram cây cam thảo, 50 gram cốt toải bổ, toàn bộ cây lá móng tay (150 gram), 15 gram mỗi loại cẩu tích và ngũ gia bì.
  • Cách tiến hành: Đầu tiên cần loại bỏ hết lông nguyên liệu cốt toái bổ, cắt thật mỏng và phơi nắng. Sau đó sao cho vàng cây móng tay. Lấy tất cả sắc với 1 lít nước để lấy 300ml nước. Chia lượng nước thu được thành 4 lần uống vào các buổi trong một ngày. Uống trong một tháng liên tục.

Những ai nên sử dụng cây móng tay và địa chỉ mua thuốc uy tín?

Là một loại cây phổ biến và được đánh giá khá an toàn với người sử dụng, cây móng tay phù hợp với rất nhiều bệnh nhân. Tuy nhiên, bạn cũng không nên tùy tiện sử dụng loại cây này mà thiếu đi những hướng dẫn sử dụng an toàn từ phía bác sĩ. 

Bạn nên chọn mua ở những nơi uy tín nhất

Thêm vào đó, bạn cũng nên lựa chọn cho mình sản phẩm có chất lượng đảm bảo. Nếu có nhu cầu như vậy, công ty cổ phần dược phẩm Apharma sẽ là cái tên mà bạn không thể nào bỏ qua. Tại đây, bạn sẽ có thể tìm kiếm được không chỉ những loại dược liệu tốt nhất mà còn là các chính sách ưu đãi cực kỳ tận tâm, xuất phát từ tiêu chí “Khách hàng là thượng đế”. Hãy đến với nhà thuốc Apharma ngay ngày hôm nay để trải nghiệm nhé!

Trên đây là một số thông tin về cây lá móng tay. Tuy rằng có thể có một vài thiếu sót nhưng rất mong chúng sẽ giúp bạn nhiều hơn trong quá trình điều trị bệnh của mình. Chúc bạn dồi dào sức khỏe!

Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *