Cây đỗ trọng là một loại thảo dược có tác dụng bổ thận, mạnh gân cốt hiệu quả. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ về đặc điểm, tác dụng và cách dùng loại thảo dược này. Hôm nay, hãy cùng nhà thuốc Apharma tìm hiểu về cây đỗ trọng nhé!
Cây Đỗ Trọng là cây gì?
Cây Đỗ Trọng có tên khoa học là Eucomia ulmoides Oliv – là một loại cây nằm trong họ Đỗ Trọng. Trong vỏ của loại cây này có chất sợi tơ bạc, vì vậy cây Đỗ Trọng còn có tên gọi khác là cây Mộc Miên.
Đặc điểm của cây Đỗ Trọng
Một cây Đỗ Trọng nhỡ hoặc to có thể cao từ 10m trở lên. Cây Đỗ Trọng có vỏ màu xám, khi bẻ đôi thân cây hoặc cành có thể nhìn thấy những sợi nhựa màu trắng mỏng. Cả vỏ thân và lá cây đều có loại nhựa này (được gọi là nhựa mủ trắng). Lá cây hình trứng rộng màu lục bóng, mép lá có răng cưa và thường mọc so le. Kích thước lá cây là dài 6-8cm, rộng 3-7,5cm.
Về phần hoa, hoa cây Mộc Miên là hoa đơn tính khác gốc. Hoa đực thường mọc theo từng trùm trong khi hoa cái thường tụ tập thành 5-10 bông dưới nách lá cây. Cả 2 loại hoa đực và hoa cái đều không có bao hoa. Quả của loài cây này màu nâu và có hình thoi dẹt. Thời gian ra hoa và quả cây Đỗ Trọng lần lượt là tháng 3-5 đối với hoa và tháng 7-9 đối với quả.
Về phân bổ của cây, Đỗ Trọng được trồng nhiều ở Trung Quốc và bắt đầu được đem về trồng ở Việt Nam. Tuy nhiên, số lượng cây trồng vẫn chưa nhiều và chưa phát triển mạnh.
Mùa thu hoạch và cách sơ chế cây Đỗ Trọng
Về thời điểm thu hái: Cây Đỗ Trọng thường được thu hoạch vào mùa hạ. Thời điểm thích hợp để thu hoạch loài cây này là sau 10 năm trồng cây, những cây được chọn thu hoạch là những cây to mập và khỏe mạnh.
Để thu hoạch và sơ chế cây đỗ trọng, người ta thường cưa đứt xung quanh vỏ cây theo từng loại với độ dài tùy ý. Sau đó thân cây sẽ được rạch dọc bằng dao để dễ bóc vỏ. Một lưu ý khi bóc vỏ để giữ nguyên tình trạng của rừng cây và tránh bị chết cây đó là chỉ bóc 1/3 vỏ xung quanh cây, như vậy sau đó cây có thể tiếp tục phát triển và liền lại lớp vỏ bị bóc.
Sau khi bóc vỏ cây Mộc Miên, phần vỏ sẽ được đem luộc trong nước sôi rồi trải trên bề mặt bằng phẳng, phủ kín rơm xung quanh để nhựa chảy ra hết. Thời gian để nhựa vỏ cây đỗ trọng chảy ra ngoài hết thường mất khoảng 1 tuần, sau đó vỏ cây sẽ chuyển sang màu tím và được dỡ ra để phơi. Người ta thường cạo sạch lớp vỏ cây bên ngoài cho đến khi nhẵn bóng và cắt vỏ thành từng miếng nhỏ.
Ngoài ra, còn một cách sơ chế cây Mộc Miên khác được gọi là diêm đỗ trọng (chế muối). Các bước thực hiện diêm đỗ trọng bao gồm:
- Thái miếng đỗ trọng còn tơ
- Ngâm miếng đỗ trọng đã thái trong nước muối 2 giờ (pha 30g muối trong 200ml nước để ngâm 1 kg đỗ trọng)
- Sao vàng cho đến khi đứt tơ hoặc đến khi mặt ngoài đen sém khi bị bẻ gãy là được
Những công dụng của cây đỗ trọng đối với sức khỏe
Cây đỗ trọng được biết đến là một trong những vị thuốc thảo dược có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe. Một số tác dụng tiêu biểu của những bài thuốc làm từ cây đỗ trọng có thể kể đến như:
- Hạ áp: Cây đỗ trọng có tác dụng hạ áp rất tốt và là loài thảo dược người huyết áp cao hay dùng. Người ta thường sắc nước đỗ trọng sao để sử dụng. Thuốc đỗ trọng có khả năng làm giãn cơ trơn của mạch máu, từ đó có thể hạ áp trong một thời gian ngắn.
- Thuốc đỗ trọng còn có tác dụng hạ Cholesterol huyết thanh, hỗ trợ dãn mạch máu và tăng lưu lượng máu của động mạch vành
- Kháng viêm rất tốt, bên cạnh đó, các loại thuốc từ cây đỗ trọng còn có khả năng tăng cường các chức năng vỏ tuyến thượng thận.
- Chống co giật
- Giảm đau hiệu quả
- Hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng thuốc đỗ trọng có khả năng điều chỉnh các chức năng của tế bào. Với tác dụng này, các bộ phận khác nhau của cây đỗ trọng như lá, vỏ tái sinh, cành đều đem lại hiệu quả như nhau.
- Đối với tử cung: Cây đỗ trọng được chế thành nước sắc và cồn có tác dụng hưng phấn tử cung lớn đối với tử cung cô lập của thỏ và chuột, còn đối với tử cung cô lập của mèo, tác dụng gây hưng phấn nhẹ hơn.
- Thuốc từ cây đỗ trọng còn có tác dụng lợi tiểu, đồng thời rút ngắn thời gian chảy máu.
- Thuốc cây đỗ trọng có khả năng ức chế ở nhiều mức độ khác nhau đối với các loại tụ cầu, trực khuẩn như trực khuẩn mủ xanh, trực khuẩn bạch hầu, trực khuẩn Coli, tụ cầu khuẩn vàng, liên cầu khuẩn dung huyết B, phế cầu khuẩn,…
Một số bài thuốc chữa bệnh từ cây đỗ trọng phổ biến
1. Bài thuốc trị đau thắt lưng do thận hư, thận yếu từ cây đỗ trọng
Đem vỏ ngoài của cây đỗ trọng sao vàng cùng 1 cân sữa tô. Chia đều số hỗn hợp này thành 10 thang thuốc bằng nhau. Sắc thuốc 1 thang/ngày, sắc vào ban đêm cho tới canh năm. Thuốc sắc giảm 1 phần, còn 3 phần, bỏ bã và lấy nước. Sau đó, lấy khoảng 3, 4 thận dê thái lát nhỏ rồi bỏ vào tiếp tục sắc, thêm tiêu và muối như lúc nấu canh. Thuốc đỗ trọng trị đau thắt lưng được dùng để uống lúc đói.
2. Bài thuốc trị đau lưng, bổ thận do thận dương hư từ cây đỗ trọng
Soạn các thành phần để sắc thuốc bao gồm:
- 12g đỗ trọng
- 26g thục địa
- 12g câu kỷ tử
- 16g đương quy
- 16g hoài sơn
- 10g sơn thù
- 12g thỏ ty tử
- 8g nhục quế
- 10g lộc giác giao
- 6g phụ tử
Có thể đem sắc làm nước uống, hoặc dùng với mật ong chế làm dạng hoàn để ăn.
3. Bài thuốc trị đau lưng, bổ thận do thận âm hư từ cây đỗ trọng
Để trị đau lưng, bổ thận do thận âm hư, có thể sắc thuốc từ cây đỗ trọng hoặc dùng với mật ong chế làm dạng hoàn để ăn. Bài thuốc bao gồm các thành phần là:
- 12g đỗ trọng
- 16g sinh địa
- 12g thỏ ty tử
- 12g cầu tích
- 16g câu kỷ tử
- 12g hoài sơn
- 12g ngưu tất
- 12g sơn thù
- 12g nhục thung dung
4. Bài thuốc trị phong hàn lạnh, đau cột sống, tổn thương thận do phong hàn lạnh gây đau thắt lưng
Bài thuốc bao gồm các thành phần: 640g đỗ trọng cắt nhỏ, sau đó sao với 2 thăng rượu rồi ngâm rượu trong vòng 10 ngày. Rượu đỗ trọng ngày nên uống 3 lần.
5. Bài thuốc trị động thai từ cây đỗ trọng
Tẩm cây đỗ trọng với nước gừng, sau đó sao đến khi đứt tơ, tẩm rượu với Xuyên tục đoạn rồi tán thành bột. Sau đó nấu kỹ cùng nhục Táo rồi lấy nước trộn thuốc bột làm thành viên, uống thuốc này cùng nước cơm.
Một số lưu ý khi sử dụng thảo dược từ cây đỗ trọng
Các loại thảo dược và các bài thuốc từ đỗ trọng đều có thể sử dụng để chữa bệnh hay để bồi bổ cho người khỏe mạnh. Tuy nhiên, tùy vào tình trạng sức khỏe, bệnh đang chữa trị mà người dùng cần chú ý đến liều lượng sử dụng và tham khảo ý kiến bác sĩ để sử dụng đúng cách, tránh sử dụng quá liều sẽ không đạt được kết quả như mong muốn.
Bên cạnh đó, người sử dụng thảo dược từ đỗ trọng cần nắm được thành phần dược liệu để biết mình có thể sử dụng thảo dược này không, tránh tình trạng dị ứng với các thành phần trong cây táo mèo và các tác dụng phụ không mong muốn.
Một số điều kiêng kỵ khi sử dụng các bài thuốc từ cây đỗ trọng
- Theo Bản thảo Kinh Giải: không dùng thuốc đỗ trọng cùng Huyền sâm, Xà thoái.
- Không dùng các bài thuốc từ đỗ trọng cho người không phải can thận hư hay âm hư hỏa vượng.
- Đối với những người âm hư có nhiệt nên trận trọng khi dùng thuốc làm từ đỗ trọng.
Trên đây là các thông tin về cây đỗ trọng, tác dụng cũng như những bài thuốc phổ biến từ cây đỗ trọng. Cảm ơn các bạn đã dành thời gian đọc bài viết.