Cây Kim Ngân vốn rất nổi tiếng với những tác dụng quý trong sức khỏe. Thế nhưng bạn có chắc chắn mình đã hiểu hết về các lợi ích và lưu ý khi sử dụng loại thảo dược này? Hãy cùng Nhà thuốc Apharma tìm hiểu về vấn đề này nhé!
Cây Kim Ngân là cây gì?
Cây Kim Ngân hay còn được gọi với cái tên Nhẫn Đông Hoa, là một vị thuốc quý trong Đông Y. Đây là kiểu cây dây theo bằng thân quấn. Xung quanh phần phân của cây này được bao phủ bởi lớp lông màu nâu đỏ. Khác với các loại thảo dược khác, cây này thường mọc thành bụi, lá mọc đối xứng có dạng hình trứng và xanh tốt quanh năm.
Cây Kim Ngân tươi sau khi được thu hoạch sẽ được sấy khô, cả hoa và quả cũng có nhiều tác dụng trong chữa bệnh. Đây cũng là thảo dược nổi tiếng với trị mụn nhọt, dị ứng, mẩn ngứa, kháng khuẩn,… Đặc biệt, vị thuốc còn dùng được cho cả người già và trẻ em nên rất an toàn và lành tính.
1. Đặc điểm của cây kim ngân
Cây Kim Ngân là loại thân dây leo, thường mọc nhiều ở vùng đồi núi. Vì vậy, bạn có thể tình cờ bắt gặp thảo dược này khi tham gia các cuộc leo núi hay du lịch. Hãy cùng tìm hiểu rõ hơn về đặc điểm của vị thuốc Đông Y này.
2, Thân cây Kim Ngân
Vì là thân dây leo nên cây Kim Ngân có thân dài từ 9- 10m với đường kính khoảng từ 1cm. Khi cây còn non thì thân có màu xanh và lông phủ xung quanh và sẽ chuyển dần thành màu đỏ theo thời gian.
3. Lá Kim Ngân
Lá cây mọc đôi hoặc ba lá một chùm, lá có dạng hình trứng, cuống ngắn và có lông mịn phủ ở phía trên. Khác với những loại cây khác, cứ đến mùa thu sẽ rụng để thay lá mới. Thì lá Kim Ngân xanh tốt quanh năm, rất hiếm khi rụng ngay cả trong mùa đông rét buốt. Qua đó có thể thấy được sức sống mãnh liệt của loại cây này.
4. Hoa và quả Kim Ngân
Hoa của Kim Ngân mọc thành từng chùm ở mỗi khẽ lá, một chùm có từ 2-4 đóa hoa. Hoa có dạng hình ống xẻ ở hai bên, mỗi bên sẽ xẻ thành 3-4 thùy nhỏ. Ban đầu, hoa Kim Ngân có màu trắng sau đó ngả dần sang vàng, tỏa ra hương thơm dễ chịu. Trong cùng một chùm hoa có cả hoa trắng và vàng xen kẽ lẫn nhau.
Quả của Kim Ngân cũng được dùng nhiều trong các bài thuốc Đông Y giúp điều trị các vấn đề về hô hấp. Quả của loài cây này có dạng hình cầu và màu đen mọng.
5. Khu vực phân bố cây Kim Ngân
Cây Kim Ngân là một dược liệu thiên nhiên phân bố rất nhiều ở khắp các tỉnh trên đất nước ta. Trước đây, người ta có thể tìm thấy cây mọc hoang dại ở vùng núi các tỉnh như Lạng Sơn, Thái Nguyên, Phú Thọ, Ninh Bình,… Không chỉ nằm ở các khu vực Phía Bắc, cây Kim Ngân có sức sống dẻo dai nên còn phù hợp với thời tiết thất thường của các tỉnh Bắc Trung Bộ như: Hà Tĩnh, Nghệ An, Thanh Hóa, Quảng Bình,…
Hiện nay, cây Kim Ngân cũng được trồng nhiều trong các vườn thuốc Đông Y. Vì thế, nếu có nhu cầu bạn cũng có thể trồng ngay trong khu vườn của gia đình mình. Thảo dược này không kén đất vì thế cách trồng đơn giản nhưng lại đem đến nhiều tác dụng tuyệt vời cho sức khỏe.
Bộ phận nào của cây Kim Ngân có tác dụng dược liệu tốt nhất?
Có thể nói tất cả các bộ phận của cây Kim Ngân từ: thân leo, lá, hoa và quả đều đem đến những tác dụng riêng, giúp điều trị bệnh hiệu quả. Nhưng bộ phận thân và hoa Kim Ngân lại được ưa chuộng nhất, dùng nhiều trong các bài thuốc Đông Y.
Trong hoa Kim Ngân chứa các thành phần flavonoid: luteolin, luteolin-7-glucosid, lonicerin, tinh dầu, Inositol, Tannin,… nên có tính chất cầm máu và kháng khuẩn hiệu quả. Đây cũng là bộ phận có tác dụng dược liệu tốt và mạnh nhất.
Phần thân cây đem đến tác dụng thanh nhiệt, giải độc, giúp lưu thông kinh lạc. Vì vậy, trong các bài thuốc trị đau nhức gân cơ, viêm khớp dạng thấp thì không thể thiếu dược liệu này.
Cách thức sơ chế hoa Kim Ngân
Thời gian thu hoạch của cây Kim Ngân rất ngắn, khoảng từ 1 năm là đã có thể sử dụng để làm thuốc. Vì thế, tùy theo nhu cầu sử dụng bạn có thể thu hoạch hoa, thân, lá,.. hay tất cả các bộ phận của cây.
Với hoa Kim Ngân, nếu muốn dùng sử dụng và bảo quản lâu dài thì bạn cần phải phơi khô ngay sau khi hái. Lưu ý, lúc hái hoa Kim Ngân thì chỉ chọn những hoa sắp nở hoặc mới nở vẫn còn máu trắng, chưa chuyển vàng. Thời điểm tốt nhất để hái hoa trong ngày là từ 9 -10 giờ sáng.
Hoa Kim Ngân rất dễ dàng hút ẩm vì vậy sau khi sấy hay phơi khô bạn cần lưu ý trong vấn đề bảo quản. Bạn nên cất giữ ở nơi khô ráo, tránh ẩm và nên để trong lọ có lót vôi sống. Nếu hoa Kim Ngân bị ẩm sẽ bị mốc, mất hương vị, phai màu và không còn dược tính.
Đối với hoa Kim ngân tươi thì khi dùng, bạn cần giã nát, vắt lấy nước và đun sôi để uống. Còn hoa sau khi đã phơi và sấy khô thì có thể dùng trong thời gian dài.
Ngoài dùng làm thuốc thì hoa Kim Ngân có thể sử dụng để ngâm rượu, cũng rất được yêu thích khi đem lại tác dụng tốt. Bạn có thể sử dụng cả hoa tươi hay khô để ngâm với tỉ lệ 1 : 5. Tức là cứ 1kg hoa Kim Ngân tươi hoặc khô đem ngâm với 5 lít rượu uống, chờ ngâm khoảng vài tháng thì bạn sẽ sử dụng được
Các tác dụng của cây Kim ngân
Theo Đông Y, Kim Ngân là thảo dược có nhiều tác dụng, mang lại lợi ích trong việc điều trị các vấn đề về mụn nhọt hay viêm nhiễm. Hãy cùng tham khảo một số tác dụng chính của cây Kim Ngân để hiểu rõ hơn về vị thuốc quý này.
1. Tác dụng kháng khuẩn, chống viêm
Theo nghiên cứu, nước sắc từ hoa Kim Ngân có tác dụng tiêu diệt và ức chế hoạt động của rất nhiều loại vi khuẩn gây nên bệnh liên quan đến hô hấp và tiêu hóa. Những loại cầu khuẩn và liên khuẩn mà cây Kim Ngân có tác dụng kháng ngừa hiệu quả như:
- Mạnh tụ cầu khuẩn
- Trực khuẩn thương hàn
- Trực khuẩn lỵ
- Phế cầu khuẩn
- Liên cầu khuẩn tiêu máu
- Vi khuẩn tả
- Các loại nấm ngoài da
- ….
Tuy nhiên, tác dụng kháng khuẩn mạnh hay yếu lại phụ thuốc rất nhiều vào thời thời điểm hái hoa cũng như cách chế biến dược liệu.
2. Giúp làm tăng đường huyết hiệu quả
Nghe có vẻ bất ngờ nhưng các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, uống nước sắc từ hoa Kim Ngân sẽ khiến chỉ số đường huyết tăng lên. Nghiên cứu này đã được các bác sĩ tại Trung Quốc thử nghiệm trên thỏ, giúp làm tăng đường huyết kéo dài 5 – 6 giờ. Vì vậy, với những ai đang gặp về đề về hạ đường huyết thì không nên bỏ qua tác dụng này của Kim Ngân hoa.
3. Chống oxy hóa
Trong cây Kim Ngân tìm thấy rất nhiều chất chống oxy hóa. Đây là tác dụng vô cùng quan trọng đối với việc bảo vệ sức khỏe của con người. Các chất chống oxy hóa trong thảo dược này sẽ giúp ngăn chặn sự phát triển của các gốc tự do. Nếu các gốc tự do này xâm nhập vào cơ thể chúng sẽ phá vỡ tế bào, khiến bạn bị lão hóa sớm và tăng nguy cơ mắc ung thư.
4. Một số tác dụng khác
Ngoài những tác dụng cụ thể đã được kể trên thì dùng Kim Ngân hoa còn đem lại nhiều lợi ích khác cho sức khỏe. Với những ai bị mỡ máu thì vị thuốc này giúp làm hạ cholesterol trong máu và tăng khả năng chuyển hóa chất béo.
Đặc biệt, Kim ngân hoa còn giúp chữa mụn nhọt hiệu quả do tác dụng kháng viêm, kháng virus và thanh nhiệt, giải độc. Giáo sư Đỗ Tất Lợi còn chứng minh rằng Kim Ngân Hoa có khả năng ngăn ngừa choáng phản vệ. Bên cạnh có cây Kim Ngân còn giúp lợi tiểu, chống lại vi khuẩn Mycobacterium tuberculosis gây bệnh lao, tăng bài tiết dịch vị,…
Cách sử dụng của Kim Ngân hoa
Cây Kim Ngân được dùng nhiều trong các bài thuốc Đông Y. Hãy cùng tìm hiểu xem liều lượng và cách sử dụng của Kim ngân như thế nào trong chữa bệnh.
1. Chữa mụn nhọt
Để chữa mụn nhọt thì bạn cần các nguyên liệu sau đây: Kim ngân hoa 20g; bồ công anh 16g; bối mẫu 8g, trần bì 6g và cam thảo 4g. Ngoài ra còn kết hợp thêm liên kiều, hoàng cầm, gai bồ kết, mỗi vị 12g.
Bạn cần lưu ý rằng tất cả các nguyên liệu được sử dụng đều đã được phơi và sấy khô. Sau đó bạn cho tất cả vào nồi đất cùng 2 lít nước và sắc đến khi còn khoảng 1/3 ấm thì dừng lại. Thuốc đã sắc ra thì bạn nên chia nhỏ 2 lần để uống trong ngày.
2. Chữa mẩn ngứa và một số trường hợp dị ứng
Bạn cho 100ml nước vào sắc cùng Kim Ngân hoa (6g) hoặc cành hoặc lá của cây Kim Ngân (12g). Lưu ý bạn sắc đến khi trong ấm chỉ còn khoảng 10ml nước. Sau đó, cho nước thuốc vào ống thủy tinh đã được hấp tiệt trùng, bịt kín miệng ống để bảo quản.
Bạn có thể cất trong tủ lạnh, nếu muốn dùng chỉ cần cho ống vào đun sôi trong khoảng 15 – 30 phút là dùng được. Đối với người lớn thì một ngày nên dùng từ 2-3 ông, trẻ em chỉ cần 1-2 ống là đủ.
3.Trị viêm khớp dạng thấp
Bài thuốc trị viêm khớp dạng thấp có thành phần là Kim Ngân còn có tên gọi là Bạch hổ quế chi thang. Bạn cần chuẩn bị các nguyên liệu sau: Thạch cao 40g; Kim ngân 20g; Ngạnh mễ, Phòng kỷ, Hoàng bá, Tang chi mỗi vị 12g; Thương truật 8g và Quế chi 6g. Một ngày bạn sẽ sắc một thang thuốc và sử dụng ngay trong ngày, không nên để thuốc qua đêm.
4. Bài thuốc trị tiêu chảy
Để giúp chữa tiêu chảy bạn có thể dùng Kim Ngân hoa 2- 5g hoăc thân và cành lá 10- 12g của cây Kim Ngân. Bạn điều chế dưới dạng thuốc cao hoặc thuốc sắc đều phù hợp. Lưu ý rằng, đây là thuốc uống hàng ngày nhưng có thể giảm dần nếu tình trạng tiêu chảy đã bớt, dừng uống thuốc khi bệnh được trị dứt điểm.
Một số lưu ý khi sử dụng thảo dược từ cây Kim Ngân
Tuy là một loại thảo dược từ thiên nhiên nhưng nếu sử dụng không đúng cách và liều lượng, cây Kim Ngân sẽ gây một số tác dụng phụ. Vì thế bạn cần cẩn trọng và không nên tự ý dùng nếu chưa có chỉ dẫn của bác sĩ.
Bạn không nên sử dụng cây Kim Ngân cho những người như:
- Người bị dị ứng với một trong những thành phần của cây
- Người bị hư hàn
- Người bị mụn nhọt nhưng mụn đã bị vỡ, viêm loét và sinh mủ
- Những người đang dùng thuốc Tây y hay sử dụng các loại thuốc khác cũng nên cẩn trọng. Vì cây Kim Ngân có thể tác dụng với những vị thuốc này, gây hậu quả không như mong muốn.
- Phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú cũng cần tham khảo ý kiến bác sĩ.
Nếu các bạn đang có nhu cầu hoặc quan tâm đến các sản phẩm thuốc, dược liệu làm từ cây Kim Ngân, bạn có thể tham khảo trên trang web của Công ty CP Dược phẩm Apharma tại địa chỉ Apharma.vn, hoặc đến nhà thuốc của công ty trên khắp cả nước để nhận được sự tư vấn nhiệt tình cùng các sản phẩm chính hãng, chất lượng và mức giá ưu đãi.
Hy vọng bài viết này đã giúp bạn cung cấp các thông tin hữu ích về cây Kim Ngân. Mong rằng, bạn sẽ tìm thấy cho mình những kiến thức giúp bảo vệ sức khỏe một cách toàn diện nhất.