Trong khoảng thời gian thai kỳ, có khá nhiều bà bầu ám ảnh bởi tình trạng ốm nghén. Nghén thai khiến cho mẹ bầu có cảm giác buồn nôn liên tục, việc ăn uống gặp khó khăn. Vậy ốm nghén khi mang thai là gì? Cách khắc phục ra sao? Hãy cùng nhà nhà thuốc Apharma tìm hiểu qua bài viết bên dưới.
Hiện tượng ốm nghén là gì?
Đây là một tình trạng phổ biến ở người phụ nữ khi mang thai trong 3 tháng đầu, gây ra các triệu chứng buồn nôn, mất ngủ, khó chịu trong cơ thể… Tình trạng này xảy ra liên tục ở bất kỳ lúc nào trong ngày.
Thời điểm nghén thai ở các bà mẹ là khác nhau. Với những người cơ địa nhạy cảm thì việc nôn ói khi ốm nghén xảy ra sớm, tình trạng sẽ nghiêm trạng và khó kiểm soát.
Nguyên nhân dẫn đến ốm nghén
Trong suốt quá trình thai kỳ của người phụ nữ, tất cả các thai phụ chắc chắn sẽ phải trải qua hiện tượng ốm nghén, nghén thai sẽ có nhiều mức độ nặng nhẹ khác nhau. Hiện này, nguyên nhân dẫn đến tình trạng ốm nghén vẫn là một ẩn số chưa được làm rõ.
Tuy nhiên, theo một số giả thuyết cho rằng, việc ốm nghén, nghén thai là do sự thay đổi nội tiết tố ở tuyến sinh dục của người mang thai. Do đó, khi đang mang thai, cơ thể người phụ nữ sẽ sản sinh ra lượng lớn hormone Progesterone. Hormone này khiến cho các cơ của hệ tiêu hóa bị dãn ra làm cho thức ăn trong dạ dày bị đẩy lên gây ra hiện tượng buồn nôn, ốm nghén.
Hơn thế nữa, hormone này còn có khả năng làm chậm quá trình tiêu hóa, gây ra triệu chứng khó tiêu. Các chuyên gia cho rằng, sau khoảng thời gian 48 đến 72 giờ, lượng hormone Progesterone có thể được sản sinh lên gấp đôi và tăng không ngừng trong suốt thai kỳ, khiến cho mẹ bầu ốm nghén, buồn nôn.
Những triệu chứng ốm nghén
Các triệu chứng ốm nghén, dấu hiệu nghén thường xảy ra ở bất cứ thời điểm nào trong ngày. Đặc biệt nhất là khi bà bầu có sự kích thích về mùi vị của những loại thực phẩm như là thịt, gà, cá còn sống… lúc này mẹ bầu sẽ có hiện tượng ốm nghén, cảm giác buồn nôn, ói mửa.
Có rất nhiều trường hợp bà bầu khi bị ốm nghén bị nôn ói quá nhiều so với bình thường, lúc này sẽ dẫn đến tình trạng cơ thể bị mất nước. Bên cạnh đó, việc nhạy cảm với nhiều loại mùi vị của thức ăn khiến cho bà bầu luôn có hiện tượng ăn không ngon, chán ăn.
Các triệu chứng của ốm nghén của mẹ bầu còn thể hiện ở các dấu hiệu như hay bị hoa mắt chóng mặt, nghiêm trọng hơn là bị sút cân vì cơ thể không được cung cấp đủ các dưỡng chất. Ngoài ra, bà bầu bị ốm nghén còn được thể hiện ở sự mệt mỏi, thiếu sức sống, năng lượng và không thể tập trung vào tất cả mọi việc.
Triệu chứng ốm nghén có thể được chia làm hai loại dựa vào mức độ:
Ốm nghén thông thường
Trường hợp này xảy ra đến 80% ở tất cả mẹ bầu. Trong quá trình này, mẹ bầu bị thai hành gây ra cảm giác mệt mỏi do các cơn nôn mửa. Tình trạng ốm nghén ở loại này xảy ra ở mức độ vừa phải vì thức ăn vẫn giữ được trong dạ dày. Vì thế mẹ bầu hầu như không bị sụt cân. Sau khoảng 12 tuần đến 20 tuần thì tình trạng ốm nghén sẽ giảm dần.
Ốm nghén nặng
Trường hợp này rất ít, bà bầu bị ốm nghén nặng chỉ chiếm khoảng 1% đến 1.5%. Trong quá trình này, mẹ bầu thường xuyên bị nôn mửa, mức độ xảy ra liên tục và trầm trọng dẫn đến thức ăn trong dạ dày bị đẩy ra hết bên ngoài. Mẹ bầu trong thời gian ốm nghén này sẽ có cảm giác chán ăn, sụt từ 2kg đến 10kg, cơ thể suy nhược, mệt mỏi và chóng mặt.
Mẹ bầu khi ốm nghén mà tình trạng nôn ói diễn ra liên tục, không thể kiểm soát thì phải nên đến trung tâm y tế để kiểm tra tình trạng nghén thai. Lúc này các bác sĩ sẽ tiến hành lấy mẫu máu, nước tiểu để kiểm tra xem có mẹ bầu có mắc các vấn đề về dạ dày không. Vì đây có thể là nguyên nhân dẫn đến hiện tượng nôn ói.
Hơn thế nữa, bác sĩ còn có thể chỉ định việc siêu âm để kiểm tra mẹ bầu có mang thai kép hoặc bị khối u trong tử cung hay không? Điều này sẽ giúp bác sĩ đưa ra chẩn đoán để khắc phục tình trạng nôn ói khi ốm nghén của bà bầu.
Các biện pháp điều trị và phòng ngừa ốm nghén cho mẹ bầu
Việc ốm nghén, nghén thai ở mức độ nặng hay nhẹ đều có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ bầu. Vì thế cần phải thực hiện các biện pháp bên dưới đây để khắc phục tình trạng này.
Để hạn chế và khắc phục triệu chứng nôn ói khi ốm nghén khiến cho cơ thể mệt mỏi, mẹ bầu nên hạn chế tiếp xúc với các loại thực phẩm có mùi kích thích chẳng hạn như là cá, thịt, gà tươi sống…
Việc nôn ói khi ốm nghén sẽ khiến cơ thể mẹ bầu bị mất nước, vì thế cần phải thường xuyên uống nước. Khi uống nước, mẹ bầu nên uống nhiều ngụm nhỏ, uống giữa các bữa ăn, việc này sẽ hỗ trợ mẹ bầu ngăn ngừa cảm giác buồn nôn.
Các bữa ăn của mẹ bầu cần phải được chia nhỏ ra thành nhiều bữa, không được để cho dạ dày trống rỗng vì điều này sẽ khiến cho cảm giác buồn nôn xảy ra mạnh hơn. Mẹ bầu nên ăn các thực phẩm giàu chất xơ, các loại thức ăn ít đường và ít chất béo như bánh mì, cơm trắng…
Quan trọng hơn, mẹ bầu hãy ăn nhiều thực phẩm giàu protein như thịt, sữa, trứng để cung cấp đủ dưỡng chất cho thai nhi.
Mẹ bầu hãy nghỉ ngơi nhiều, ngủ đủ giấc sẽ giúp cơ thể không mệt mỏi, tránh các tình trạng căng thẳng và lo âu để không gây nghén làm ảnh hưởng xấu đến thai nhi.
Việc sử dụng các loại thực phẩm được chế biến từ gừng như trà gừng, kẹo gừng sẽ giúp cho mẹ bầu hạn chế được cảm giác buồn nôn khi ốm nghén. Bên cạnh đó, mẹ bầu có thể cân nhắc việc sử dụng thực phẩm từ thiên nhiên “Sữa ong chúa tươi” để cung cấp vitamin cho cơ thể, làm tăng sức đề kháng trong suốt quá trình thai kỳ.
Ngoài ra, việc bấm huyệt, châm cứu, xoa bóp cũng là một cách hạn chế ốm nghén hiệu quả. Đối với những mẹ bầu bị nghén thai nặng, có thể sử dụng thuốc chữa ốm nghén kháng histamin theo sự chỉ định của các bác sĩ để chữa ốm nghén.
Trên đây là toàn bộ những thông tin về tình trạng ốm nghén và những phương pháp hạn chế mà nhà thuốc Apharma đã tìm hiểu được và gửi đến cho khách hàng. Hy vọng những thông tin này sẽ bổ ích với tất cả mẹ bầu cũng như quý bạn đọc.