Hạ khô thảo là gì? Tác dụng của hạ khô thảo ra sao? Mọi vị thuốc dân gian có chứa hạ khô thảo mà bạn có thể sử dụng trong quá tình điều trị bệnh.
Là một loại cây được người dân Việt Nam biết đến từ lâu với những công dụng hiệu quả trong lĩnh vực y tế của mình, cây hạ khô thảo chắc hẳn đã không còn quá xa lạ với nhiều người. Tuy nhiên, liệu bạn đã nắm được toàn bộ mọi công dụng loại cây này mang lại, mọi lưu ý cần có khi dùng hay chưa? Nếu còn những thắc mắc như vậy, bài viết dưới đây sẽ là một câu trả lời đầy đủ nhất dành cho bạn.
Giới thiệu sơ lược cây hạ khô thảo
Cây dược liệu này được biết đến với khá nhiều cái tên khác nhau. Có thể kể đến một vài như:
- Tên thường gọi: Thiết sắc thảo, nãi đông, hạ khô thảo bắc,…
- Tên tiếng anh (Tên khoa học): Spira Prunella Vulgaris.
Đây là một loại cây thuộc họ Labiatae (Hoa môi).
Mô tả chi tiết cây hạ khô thảo
1. Đặc điểm sinh thái cây dược liệu
- Có thân mềm, kích thước trung bình khi trưởng thành đạt 70cm. Thân hơi vuông, có màu ngả tím đỏ.
- Phần lá phát triển theo 2 hướng đối xứng. Đoạn phiến có hình mác dài hoặc hình trứng. Ở phần tiếp xúc với cuống lá hơi tù còn ở đoạn đầu thì khá nhọn. Mép là không có răng cưa hoặc lông. Tuy vậy, một số lá có thể có một chút lông khá mịn.
- Đến mùa tháng 4 đến tháng 6 cây sẽ mọc hoa ở đầu cành thành những cụm khác nhau, mỗi cụm lại có từ 5-6 bông khác nhau. Bông hoa có màu tím tương đối nhạt.
- Đến tháng 7 và tháng 8 hằng năm, cây sẽ cho ra các quả tương đối nhỏ và khá cứng.
2. Bộ phận được sử dụng làm thuốc hiệu quả nhất
Hầu hết mọi bộ phận của cây đều có thể được dùng làm dược liệu. Tuy nhiên hiệu quả nhất là phần thân, phần hoa và quả của cây hạ khô thảo.
Hoa của cây thường được sử dụng làm dược liệu
3. Phân bố khu vực sinh sống và phát triển
Loại cây này có sức sống khá mãnh liệt, thể hiện qua việc nó trải dài từ Á sang Âu. Điều kiện thời tiết ưa thích của cây dược liệu này là khí hậu ôn đới, mát mẻ. Những quốc gia có mặt của loại cây này có thể kể đến là Trung Quốc, Ấn Độ, các tỉnh phía nam Hàn Quốc, Nhật Bản,.. Ở nước ta các vùng núi như Sa Pa, Tam Đảo cũng có thể tiến hành trồng loại cây này.
4. Phương thức thu hoạch, sơ chế và bảo quản
Bộ phận thường được thu lượm là hoa và quả. Ngoài ra, nếu thu hái thân cây thì nhổ toàn bộ lên và loại bỏ phần rễ. Tùy theo mục đích sử dụng mà bạn có thể dùng tươi hoặc phơi, sấy khô thành phẩm. Ngoài ra, bạn còn cần phải lưu ý đến điều kiện bảo quản phải đáp ứng được những yêu cầu như sạch sẽ, khô ráo và thoáng mát.
5. Mùa thu hoạch trong một năm
Người nông dân có thể tiến hành thu hái cây hạ khô thảo vào mùa hè.
Thành phần dược liệu có trong cây hạ khô thảo
Dược liệu này có chứa những loại thành phần như.
- Tinh dầu (Alcohol fenchyl, d-fenchone, dcamphor).
- Muối vô cơ (Kali clorua).
- Alkaloid.
- Prunellin (Acid ursolic, delphinidin cyanidin).
- Nhựa có vị đắng.
- Tannin.
- Glucoside.
- Acid.
- Saponin.
Ngoài ra, cây còn có thể chứa một số thành phần hóa học khác mà chưa được ghi chép.
Phương pháp bào chế và sử dụng cây hạ khô thảo
Tùy theo tình trạng bệnh mà bạn muốn điều trị thì sẽ có các cách điều chế dược liệu khác nhau. Tuy nhiên, phổ biến và được đánh giá an toàn nhất là sắc với nước hoặc nấu thành cháo để ăn.
Vị thuốc, tác dụng và liều lượng sử dụng cây hạ khô thảo
1. Tính chất và mùi vị
Dược liệu có tính hàn, vị đắng và cay. Cây không có độc.
2. Quy kinh
Can đởm
3. Tác dụng dược lý của cây hạ khô thảo
- Công dụng: Tiêu ứ, minh mục, tán uất kết, giải trừ nhiệt độc ở bộ phận sinh dục phụ nữ, thanh can hỏa, tiêu giảm vết sưng, chữa loa lịch.
- Chủ trị: Mắt đau tấy sưng đỏ, đau con ngươi, huyết áp cao, chảy nước mắt khó kiểm soát, sưng tấy ở vú, tràng nhạc, viêm nhiễm ở tuyến vú, bướu cổ, chóng mặt, đau đầu,…
4. Liều lượng dùng an toàn
Con số này có thể thay đổi rất đa dạng tùy theo căn bệnh. Thông thường mức an toàn sẽ nằm dao động từ 8 gram đến 16 gram.
5. Độc tính khi dùng quá liều
Chưa có ghi nhận nào về việc sử dụng quá mức có thể khiến bạn gặp phải những tác dụng phụ.
Công dụng của hạ khô thảo với sức khỏe của con người
Có thể nói, lợi ích của hạ khô thảo rất lớn. Người bệnh có thể tin dùng loại cây này để điều trị nhiều vấn đề sức khỏe như.
- Điều trị cao huyết áp: Điều này đã được kiểm chứng bởi những thí nghiệm trên động vật.
- Điều trị chống nhiễm khuẩn: Có thể tiêu diệt được nhiều loại vi khuẩn như khuẩn cầu chùm, trực khuẩn lao, trực khuẩn biến dạng, vi khuẩn phẩy hắc loạn, vi khuẩn gây thương hàn, vi khuẩn ở đại tràng,..
- Điều trị chống viêm nhiễm.
- Hỗ trợ quá trình điều trị ung thư: Làm giảm bớt đi quá trình phát triển của tế bào di căn.
Bạn cần kiêng kỵ gì để vận dụng tốt nhất công dụng của hạ khô thảo?
Trong quá trình sử dụng loại cây hạ khô thảo này, bạn sẽ cần phải nắm rõ những lưu ý sau đây để đảm bảo mang lại hiệu quả tốt nhất. Có thể kể đến một vài chú ý quan trọng như:
- Bạn cần phải phân biệt được chính xác cây hạ khô thảo, một là hạ khô thảo bắc là loại dược liệu chúng ta đang bàn đến, một là hạ khô thảo nam là cách gọi khác của cây cải ma. Tuy rằng mang cái tên có nhiều điểm tương đồng với nhau nhưng 2 loại cây dược liệu này lại không hề giống nhau từ đặc điểm cho đến công dụng của nó.
- Không nên dùng với những người mắc phải chứng bệnh mãn tính vị âm hư. Sở dĩ nói vậy bởi loại dược liệu này sẽ kích thích dạ dày của người uống, gây đau đớn và khó chịu. Trong trường hợp bắt buộc phải sử dụng, bạn cần thêm vào bài thuốc những vị như đẳng sâm và bạch truật.
- Một lưu ý cần biết nữa là tuyệt đối không dùng với phụ nữ đang trong thai kỳ ví có thể gây một số ảnh hưởng không tốt lên thai nhi.
Nếu muốn rõ hơn về những lưu ý này, Apharma đưa ra lời khuyên là bạn nên tìm gặp những y bác sĩ có chuyên môn.
Các vị thuốc hạ khô thảo được lưu truyền trong dân gian
Hiện nay đang có rất nhiều công thức thuốc có thành phần từ cây hạ khô thảo. Để bạn có cái nhìn rõ hơn, nhà thuốc Apharma đã sưu tầm ngay những bài thuốc được đánh giá là hiệu quả và phổ biến nhất.
1. Điều trị chứng bệnh lao hạch ở cùng cổ (tràng nhạc) và bướu cổ (anh lựu)
- Cách 1: Chuẩn bị một lượng 12 gram cây hà thủ ô, 40 hạ khô thảo, 80 gram cây mẫu sinh lệ. Rửa sạch tất cả nguyên liệu, đem sắc với nước hoặc nấu thành cao. Khi đã thu được thành phẩm, chia thành 2 phần dùng cho sáng với tối, mỗi liều chỉ dùng 10ml. Uống liên tục cho đến khi khỏi bệnh.
- Cách 2: Cần có 12 gram thiết sắc thảo và 4 gram cam thảo. Các bước tiến hành tương tự như với cách một nhưng loại bỏ phương pháp nấu cao.
- Cách 3: Bạn cần có một hỗn hợp cây viễn chí, hương phụ, bối mẫu và hạ khô thảo. Liều lượng sẽ gia giảm tùy theo tình trạng bệnh. Sắc lấy nước thật đặc rồi uống nước đó.
2. Điều trị viêm hạch và viêm nhiễm tuyến vú
- Cần có: Một lượng 12 gram mỗi loại cây huyền sâm và thổ bối mẫu, 20 gram hạ khô thảo.
- Cách tiến hành: Rửa sạch tất cả các nguyên liệu đã chuẩn bị, đem sắc với một lượng nước 500ml để thu lấy 100ml nước và uống.
3. Điều trị viêm giác mạc và đau mắt đỏ
- Cách 1: Bạn cần có 40 gram bồ công anh, 20 gram mỗi loại thiết sắc thảo và cúc hoa. Lấy tất cả rửa sạch, đem sắc với nước uống. Trong trường hợp bị đau mắt đỏ bởi can hư bạn có thể phải thêm cam thảo, huyền sâm, bạch thược và đương quy. Nếu bị chảy nước mắt, bạn cần thêm một lượng bằng nhau hạ khô thảo và hương phụ, đem giã nhỏ thành bột. Mỗi ngày dùng 2 lần vào sáng và tối.
- Cách 2: Tang diệp, dã cúc hoa, xa tiền thảo mỗi loại 12 gram và 80-160 gram hạ khô thảo. Lấy tất cả đem sắc lấy nước để uống.
4. Điều trị huyết áp cao
- Cách 1: Sinh mẫu lệ và sinh thạch quyết minh mỗi loại dược liệu 30 gram. lượng hoa cúc 12 gram, 16 gram mạn kinh tử, 20 gram hạ thảo khô và cuối cùng là 4 gram cây xuyên khung. Lấy tất cả nguyên liệu vừa kể trên sắc nước để uống.
- Cách 2: Chuẩn bị 40 gram mỗi loại nguyên liệu dã cúc hoa, hy thiêm thảo và hạ khô thảo. Sắc nước tương tự như với cách 1.
- Cách 3: Đơn giản chỉ cần sắc nước 40 gram thiết sắc thảo một ngày.
5. Điều trị xây xát, bầm tụ máu ở mô mềm do chấn thương
- Cần có: Một nắm lá thiết sắc thảo còn tươi.
- Cách tiến hành: Rửa thật sạch với nước. Giã nát toàn bộ và đắp trực tiếp lên vùng da cần phải chữa trị.
6. Điều trị chứng khó tiểu tiện
- Cần có: Một lượng 2 gram hương phụ, 1 gram cam thảo và 3 gram hạ khô thảo.
- Cách tiến hành: Rửa sạch tất cả nguyên liệu, đem sắc với 300ml nước. Đun trên lửa nhỏ đến khi còn 200ml thì dừng, lấy nước vừa thu được uống 3 lần một ngày.
7. Điều trị chứng tiết khí hư quá nhiều ở phụ nữ
- Cần có: Một lượng vừa đủ hạ khô thảo.
- Cách tiến hành: Tán thành bột mịn, mỗi lần lấy 8 gram bột pha cùng với nước cơm và lấy nước đó để uống.
8. Hỗ trợ điều trị chứng bệnh đau mắt đỏ
- Cần có: Một lượng vừa đủ đường phèn, 50 gram gạo tẻ, 10 gram lá dâu, 12 gram hoa cúc trắng và 10 gram hạ khô thảo.
- Cách tiến hành: Rửa sạch tất cả dược liệu, bỏ riêng gạo và đường phèn còn các nguyên liệu khác đều đem nấu với nước. Sau đó lấy nước đó đỏ vào gạo để nấu cháo, nếu khó ăn có thể cho thêm đường phèn. Nên chia thành 2 lần ăn.
- Cần chú ý không dùng với những người bị tỳ vị hư hàn và tiêu chảy mãn tính vì có thể khiến tình trạng bệnh trầm trọng hơn.
9. Điều trị tắc sữa ở phụ nữ đang cho con bú
- Cần có: Chuẩn bị một lượng 30 gram cây bồ công anh, 20 gram hạ khô thảo và 60 gram cây gạo tẻ.
- Cách tiến hành: Lấy hạ khô thảo và bồ công anh sắc lấy nước. Đem nước đó nấu cháo cùng với gạo tẻ. Có thể cho thêm đường trắng hoặc đường phèn nếu cảm thấy khó ăn. Nên ăn ngay khi còn nóng và kéo dài từ 3 đến 5 ngày liên tục. Trong trường hợp chưa thấy đỡ có thể lặp lại liệu trình.
10. Điều trị chứng viêm nhiễm ở họng mạn và lưỡi mạn
- Cần có: Hỗn hợp gồm hạ khô thảo và mộc hồ diệp, tùy theo tình trạng bệnh mà có thể thay đổi liều lượng.
- Cách tiền hành: Mỗi ngày sắc với nước uống một lần.
11. Điều trị chứng nóng trong người sinh mụn nhọt
- Cần có: Hạ khô thảo và vị thuốc sinh địa.
- Cách tiến hành: Nấu cùng với nước thành trà, dùng uống thay nước lọc mỗi ngày.
12. Điều trị chứng lở loét bên ngoài da
- Cần có: 4 gram hỗn hợp trần bì và bán hạ, 4 gram cây tam lăng, côn bố, hạ khô thảo, ngưu bàng và cuối cùng là nga truật mỗi loại 8 gram. Ngoài ra còn cần có 16 gram tảo, 12 gram liên kiều.
- Cách tiến hành: Lấy tất cả nguyên liệu rửa thật sạch. Sắc cùng với 600ml, đun trên lửa nhỏ đến khi còn 300ml nước thì dừng. Lấy nước đó chia 2 lần uống trong một ngày.
13. Điều trị chứng viêm Amidan
- Cần có: Chuẩn bị chi tử, đơn bì, bạc hà mỗi loại 8 gram. Còn lại 12 gram mỗi vị kinh giới, liên kiều, huyền sâm, ngưu bàng và hạ khô thảo.
- Cách tiến hành: Mỗi ngày đem một lượng nguyên liệu vừa đủ đi sắc lấy nước trong vòng liên tiếp 1 tháng.
Bạn nên mua thành phẩm từ cây hạ khô thảo ở đâu thì uy tín?
Bạn có thể tiến hành mua tại rất nhiều cửa hàng trên toàn quốc, tuy nhiên với thực trạng hàng giả, hàng nhái tràn lan việc này lại không dễ dàng một chút nào. Nếu gặp khó khăn như vậy, công ty cổ phần dược phẩm Apharma sẽ là một cái tên mà bạn không thể nào bỏ qua. Tại đây, mọi loại dược liệu từ đông y cho tới tây y đều có chất lượng, mức giá tốt nhất so với thị trường.
Không chỉ vậy, công ty còn cung cấp dịch vụ nhà thuốc online giúp bạn dễ dàng mua thuốc mặc cho bạn ở bất cứ đâu.
Trên đây là toàn bộ mọi điều bạn cần biết về cây thuốc hạ khô thảo. Đây là một loại dược liệu quý có khả năng điều trị bệnh rất hiệu quả. Rất mong những thông tin vừa rồi sẽ giúp ích cho lựa chọn của bạn. Chúc bạn luôn dồi dào sức khỏe!