Đái tháo đường

Bệnh đái tháo đường

Hiện nay, cuộc sống con người càng phát triển, mức sống của người dân càng ngày hiện đại hơn. Cùng với đó, nhiều loại bệnh cũng xuất hiện nhiều hơn, trong đó bệnh đái tháo đường cũng là 1 căn bệnh xuất hiện phổ biến và đa số người bệnh mắc phải. Vì vậy, bài viết này nhà thuốc Apharma gửi tới các bạn những vấn đề liên quan tới bệnh đái tháo đường để tất cả mọi người cùng nắm rõ về bệnh đái tháo đường. Các bạn cùng theo dõi nhé!

Bệnh đái tháo đường là bệnh gì?

Bệnh đái tháo đường (hay còn được gọi là bệnh tiểu đường) là một loại bệnh lý rối loạn chuyển hóa không đồng nhất trong cơ thể người, nó có đặc điểm làm tăng lượng đường huyết của cơ thể lên cao hơn. Nguyên nhân gây ra bệnh thường do nồng độ insulin của cơ thể không còn ổn định (insulin có thể thiếu hoặc có thể thừa). Nếu như mắc phải đái tháo đường bạn cần thường xuyên theo dõi sức khỏe để kiểm soát lượng đường trong máu của mình.

Đái tháo đường hay còn gọi là tiểu đường là một căn bệnh khá phổ biến ở người lớn tuổi
Đái tháo đường hay còn gọi là tiểu đường là một căn bệnh khá phổ biến ở người lớn tuổi

Dựa vào các đặc điểm và diễn biến của bệnh thì có thể chia ra có các loại bệnh đái tháo đường thành các cấp bậc như: Đái tháo đường type 1, đái tháo đường type 2, đái tháo đường thứ phát đái tháo đường thai kỳ

Các triệu chứng và dấu hiệu của bệnh đái tháo đường

Các triệu chứng và những dấu hiệu bệnh tiểu đường  tùy vào mỗi người mà có thể có triệu chứng khác nhau. Tuy nhiên, hầu hết các người bệnh đều có chung một số biểu hiện như sau:

  • Thường xuyên cảm thấy đói và khát
  • Sụt cân nhiều và nhanh
  • Đi tiểu thường xuyên
  • Mắt nhìn sẽ mờ hơn
  • Cảm thấy mệt mỏi
  • Các vết thương loét không lành

Ở nam giới, triệu chứng của bệnh còn có thể bao gồm làm giảm ham muốn tình dục, rối loạn cương dương và yếu cơ. Ngoài ra, những biểu hiện bệnh tiểu đường ở nữ giới là mắc phải nhiễm trùng đường tiết niệu, nhiễm trùng nấm men, ngứa và da khô.

Dấu hiệu bệnh đái tháo đường tuýp 1

Đái tháo đường tuýp 1 có một số dấu hiệu như;

  • Cực kỳ đói, nhanh đói
  • Nhanh khát, cảm thấy thiếu nước
  • Sụt cân nhanh một cách không chủ ý
  • Đi tiểu thường xuyên
  • Mắt nhìn mờ
  • Mệt mỏi

Các biểu hiện bệnh cũng có thể dẫn đến tâm trạng dễ bị thay đổi.

Một số dấu hiệu tiêu biểu của bệnh tiểu đường
Một số dấu hiệu tiêu biểu của bệnh tiểu đường

Triệu chứng bệnh tiểu đường tuýp 2

Những biểu hiện của bệnh tiểu đường tuýp 2 thường gặp ở các bệnh nhân như:

  • Thường xuyên thấy đói và khát
  • Đi tiểu nhiều lần
  • Mờ mắt
  • Mệt mỏi kéo dài
  • Vết thương chậm lành
  • Bệnh cũng có thể gây nhiễm trùng định kỳ do nồng độ glucose trong cơ thể tăng cao các vết thương loét khó lành hơn.

Biểu hiện bệnh tiểu đường thai kỳ

Hầu hết phụ nữ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ đều sẽ không có bất kỳ triệu chứng nào. Bác sĩ chỉ phát hiện tình trạng khi làm các loại xét nghiệm đường huyết thông thường hoặc làm xét nghiệm dung nạp glucose. Các loại xét nghiệm này thường sẽ được làm trong khoảng từ tuần thứ 24 – tuần thứ 28 của thai kỳ.

Trong một số ít trường hợp, một phụ nữ mang thai mắc bệnh sẽ  rất dễ cảm thấy khát nước và thường xuyên đi tiểu nhiều hơn.

Biến chứng của bệnh đái tháo đường

Biến chứng của bệnh đái tháo đường  thường được chia làm hai loại là: mãn tính và cấp tính

Biến chứng mãn tính

Đây là những biến chứng được sinh ra do lượng đường ở trong máu  tăng cao mãn tính, đây cũng là lúc cơ thể bị mắc chứng rối loạn chuyển hóa chất đường, chất béo và chất đạm, từ đó mà làm suy giảm đi các chức năng của một số cơ quan khác trong cơ thể.

Biến chứng ảnh hưởng tới mắt

Đường huyết cao ở trong máu lên cao khiến cho hệ thống mao mạch ở dưới đáy mắt bị tổn thương nghiêm trọng. Từ đó làm cho thị lực của người mắc bệnh đái tháo đường có thể bị suy giảm và có những chuyển biến tệ hơn nữa và có thể dẫn đến tình trạng mù lòa. Đồng thời còn có những biến chứng về mắt như đục thủy tinh thể, tăng nhãn áp… cũng có thể xảy ra.

Biến chứng về tim mạch

Mặc dù một số biến chứng về tim mạch như cao huyết áp, xơ động mạch ngoại vi gây tắc mạch đó là một vài biến chứng tránh được của bệnh đái tháo đường, tuy nhiên không phải là không thể phòng ngừa được những biến chứng này.

Bệnh thần kinh (ảnh hưởng của bệnh tới các dây thần kinh)

Bệnh đái tháo đường có thể gây các tổn thương đến các dây thần kinh khắp cơ thể người khi mà lượng glucose trong máu và huyết áp lên quá cao. Nó có thể dẫn đến một số vấn đề liên quan tới hệ tiêu hóa gây rối loạn cương dương và ảnh hưởng tới nhiều chức năng khác của cơ thể. Trong đó, vùng bị ảnh hưởng nhiều nhất là tứ chi, đặc biệt nhất là bàn chân. Tổn thương dây thần kinh ở những vùng này được coi là bệnh lý thần kinh ngoại biên và nó có thể dẫn đến đau đớn, ngứa và mất dần cảm giác.

Một số biến chứng có thể xảy ra đối với người bị bệnh tiểu đường
Một số biến chứng có thể xảy ra đối với người bị bệnh tiểu đường

Biến chứng trong thời kỳ mang thai

Hầu hết tất cả những phụ nữ mắc đái tháo đường trong thời kỳ mang thai, type 1, type 2 hoặc đái tháo đường thai kỳ. Họ nên cố gắng để lượng glucose máu trong giảm xuống từ đó có thể giảm thiểu các biến chứng của bệnh. Glucose trong máu cao ở thời kỳ mang thai có thể dẫn đến đứa bé bị thừa cân. Điều này có thể dẫn đến các vấn đề liên quan tới sinh nở, gây ảnh hưởng nhiều cho bé và mẹ, khi bạn đột ngột giảm lượng glucose trong  máu ở trẻ sau khi sinh. Trẻ em bị phơi nhiễm một thời gian dài với lượng glucose máu cao khi còn ở trong tử cung mẹ cũng có nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường cao.

Bệnh tiểu đường có thể chữa được không?

Đái tháo đường là căn bệnh mãn tính và nó không thể điều trị dứt điểm một cách hoàn toàn. Vì sao lại như vậy? Lượng đường  trong máu cơ thể con người thay đổi phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau nhưng đặc biệt là chế độ ăn uống và sinh hoạt hàng ngày.

Dù bệnh này rất khó nhưng trong quá điều trị bệnh. Chúng ta có thể phòng ngừa làm giảm bớt đi ảnh hưởng của bệnh và tìm cách  làm giảm các biến chứng của bệnh. Để trả lời cho câu hỏi bệnh tiểu đường có chữa được không?  thì câu trả lời đưa ra hiện tại là không thể chữa khỏi bệnh một cách dứt điểm. Trên thế giới, đến thời điểm hiện tại này chưa có một loại thuốc đặc trị nào có thể chữa khỏi bệnh tiểu đường một cách hoàn toàn. Thế nhưng, những  bệnh nhân nên kiên trì trong việc điều trị bệnh để có thể ổn định lượng đường trong máu, cũng như là để bảo vệ các chức năng của tuyến tụy.

Phương pháp điều trị tiểu đường hiệu quả ngay tại nhà

Giữ tinh thần thoải mái

Sự căng thẳng hay mất ngủ kéo dài sẽ khiến cơ thể tiết ra nhiều hormone cortisol và epinephrine làm đường huyết  tăng nhanh. Do đó, bạn hãy lựa chọn cách thư giãn tinh thần như: đọc sách, ngồi thiền, dưỡng sinh, tập yoga nghe nhạc nhẹ hay trò chuyện với người thân…

Vì thế, hãy dành ra khoảng từ 15 – 30 phút mỗi ngày để thư giãn và nên ngủ đủ 6 – 8 tiếng và ngủ đúng giấc mỗi ngày để cơ thể cảm thấy thoải mái và đây còn là cách tốt để hỗ trợ trong việc chữa trị bệnh đái tháo đường hiệu quả.

Cần giữ tinh thần thoải mái để giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường
Cần giữ tinh thần thoải mái để giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường

Tránh xa các thói quen xấu 

Tránh xa các thói quen xấu ảnh hưởng tới sức khỏe của bạn như: thuốc lá, rượu bia,..

Thuốc lá không chỉ là nguyên nhân hàng đầu gây ung thư phổi mà còn khiến bệnh tiểu đường trở nên nặng hơn bao giờ hết. Chất Nicotine từ thuốc lá mô khi đi vào trong cơ thể của bạn sẽ làm chậm đi khả năng hấp thu insulin và tăng nguy cơ kháng insulin của cơ thể. Ngoài ra, lượng cồn cao có trong bia, rượu có thể gây nên các biến chứng khó lường hoặc làm hạ bớt đi đường huyết trầm trọng. Vì thế mà, nếu muốn điều trị bệnh tiểu đường, bạn nên bỏ thuốc lá và bia rượu.

Tập các bài tập thể dục thể thao

Vận động mỗi ngày là phương pháp điều trị tiểu đường không dùng thuốc hiệu quả và đơn giản nhất. Bạn chỉ cần duy trì tất cả các môn thể dục đơn giản như đi bộ, chạy bộ, bơi lội, đạp xe, yoga, các bài tập dưỡng sinh… mỗi ngày tối thiểu tập từ 30 – 45 phút và 5 buổi/tuần. Tuy nhiên, bạn nên có chế độ tập luyện vừa sức tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe và khả năng chịu đựng của mỗi người, các bạn có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ về thời gian tập luyện và cường độ tập luyện của mình.

Các bạn có thể tham khảo thêm các bài tập nhẹ nhàng trên các trang mạng, đảm bảo tập các bài tập nhẹ nhàng và vừa sức với mình.

Duy trì cân nặng hợp lý

Các bệnh nhân tiểu đường type 2 là do bị thừa cân hoặc béo phì. Vì vậy mà trong các phương pháp điều trị bệnh không dùng thuốc, không thể bỏ qua việc giảm cân và duy trì cân nặng. Điều này sẽ giúp tăng cường độ nhạy cảm của cơ thể với chất insulin (giảm kháng insulin).

Việc giảm cân, duy trì cân nặng là rất quan trọng nhưng bạn cần kết hợp giữ chế độ ăn hợp lý, đầy đủ chất dinh dưỡng và các bài tập thể dục chứ không nên nhịn ăn vì nếu các bạn nhịn ăn sẽ làm phản tác dụng và ảnh hưởng tới sức khỏe bản thân mình. 

Bổ sung vào thực đơn các nhóm thực phẩm

Người mắc phải bệnh đái tháo đường cần có chế độ ăn uống hợp lý nhằm giúp cân bằng chất dinh dưỡng.  Nó vừa cung cấp đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể và cũng có thể duy trì cân nặng một cách hợp lý. Nhằm giúp bảo vệ các bệnh nhân khỏi tăng lượng đường trong máu lên cao. Vì vậy dưới đây là các  nhóm thực phẩm tốt cần được bổ sung vào thực đơn hằng ngày của người bệnh. 

Nhóm thịt cá: Người mắc đái tháo đường nên bổ sung cá, thịt gia cầm bỏ da,thịt nạc, thịt lọc bỏ mỡ, các loại đậu đỗ… được món chế biến đơn giản như hấp, áp chảo,luộc nhằm loại bớt mỡ.

Nhóm chất béo và đường: những loại thực phẩm có chất béo được ưu tiên bổ sung vào trong thực đơn ăn của người mắc bệnh tiểu đường như vừng, dầu đậu nành, dầu cá, olive, mỡ cá,..

Nhóm rau: Người bệnh tiểu đường nên ăn rau nhiều hơn và bổ sung các món rau liên tục xoay vòng thay đổi trong thực đơn của mình thông qua các cách chế biến đơn giản như ăn sống, hấp lên, luộc hay rau trộn nhưng không nên sử dụng nhiều loại sốt có chất béo để ăn kèm.

Hoa quả: Người mắc bệnh tiểu đường cần tăng cường bổ sung các loại trái cây tươi, không nên chế biến thêm hay sử dụng kết hợp cho thêm kem, sữa và nên hạn chế ăn các loại quả chín ngọt như: hồng chín, xoài chín, sầu riêng, mít,…

Thực đơn tham khảo dành cho người bệnh tiểu đường
Thực đơn tham khảo dành cho người bệnh tiểu đường

Thuốc Bepharin – điều trị đái tháo đường

Bepharin là loại thuốc được sản xuất trên dây chuyền tiên tiến và nền công nghệ hiện đại, dựa trên một bài thuốc Nam cổ truyền rất nổi tiếng. Đây là một Sự kết hợp tuyệt vời khi kết hợp hài hòa giữa các loại thảo dược quý từ Bepharin. Bepharin giúp mang lại một hiệu quả vượt bậc trong việc làm hạ đường huyết cho các bệnh nhân mắc phải tiểu đường type 1, type 2.

Điều trị tiểu đường bằng thuốc Gliptin

Thuốc Gliptin là một nhóm thuốc giúp ức chế loại enzym DPP-4 (Dipeptidylpeptidase – 4) nó giúp tăng lên nồng độ GLP1 nội sinh, GLP1 có tác dụng giúp kích thích sự bài tiết insulin và làm ức chế sự tiết ra glucagon khi glucose máu tăng lên.

Một số loại thuốc ức chế enzym DPP-4  mà hiện tại Việt Nam đã được lưu hành:

  • Sitagliptin liều dùng 50-100mg/ngày
  • Vildagliptin liều sử dụng 2×50 mg/ngày.
  • Saxagliptin liều dùng 2,5 – 5 mg/ ngày.
  • Linagliptin- liều lượng sử dụng 5mg/ngày.
  • Metiglinide/Repaglinide – thuốc kích thích sự bài tiết insulin (khi có tăng glucose trong máu)

Theo lý thuyết thì nhóm này không thuộc vào nhóm sulfonylurea. Thế nhưng nó lại có khả năng giúp kích thích các tế bào beta tuyến tụy tiết ra insulin.

Về phương thức sử dụng có thể dùng nó như một đơn thuốc trị liệu hoặc có thể kết hợp với Metformin hoặc insulin. Qua nghiên cứu, cũng đã có được những số liệu chứng minh rằng việc kết hợp sử dụng Repaglinide với NPH trước khi đi ngủ sẽ giúp bạn đạt được kết quả tốt trong việc giúp điều trị hạ lượng glucose trong máu ở người mắc đái tháo đường type 2.

Bài viết trên nhà thuốc Apharma đã gửi tới các bạn đọc những thông tin hữu ích liên quan tới căn bệnh đái tháo đường, các  bạn cùng theo đọc để nắm rõ về căn bệnh này nhé. Nếu có bất cứ các  thắc mắc gì hãy liên hệ tới các cơ sở y tế uy tín để thăm khám và được chữa trị. Chúc các bạn có 1 sức khỏe thật tốt.

Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *