Suy tim

Bệnh suy tim

Suy tim là một căn bệnh nguy hiểm mà bạn cần phải tìm hiểu và nắm rõ các thông tin bệnh để biết các phòng chống. Hiểu được điều đó, nhà thuốc Apharma sẽ gửi tới các bạn bài viết làm rõ những vấn đề liên quan tới căn bệnh này. Các bạn cùng theo dõi nhé! 

Bệnh suy tim là gì? 

Suy tim là một tình trạng của tim không đủ khả năng để bơm máu để cung cấp máu đảm bảo cho các nhu cầu hoạt động lớn của cơ thể. Đây cũng chính là con đường chung cuối cùng của hầu hết các bệnh lý tim mạch. 

Ngoài ra người bị bệnh mắc bệnh suy tim nặng sẽ đứng trước nguy cơ tử vong cao do các rối loạn của nhịp tim. Suy tim được chia làm hai loại là suy tim cấp tính mãn tính.

Suy tim có thể dẫn đến nhiều hệ lụy nguy hiểm
Suy tim có thể dẫn đến nhiều hệ lụy nguy hiểm

Nguyên nhân gây bệnh suy tim

Suy tim có thể là do một số nguyên nhân dưới đây:

Nguyên nhân phổ biến thường gặp như:

  • Bệnh mạch vành: các động mạch vành bị thu hẹp bởi các mảng xơ vữa, sẽ làm giảm đi lượng máu được cung cấp cho tim và  đồng thời làm cho tim suy yếu đi.
  • Mắc bệnh cao huyết áp nhưng không được kiểm soát tốt,  làm giảm sức co bóp của cơ tim và gây giãn nở buồng tim.
  • Bệnh tiểu đường: khi lượng đường trong máu tăng lên cao gây ra các tổn thương về cơ tim và các mạch máu xung quanh tim, gây ra suy tim.

Một số nguyên nhân khác như:

  • Huyết áp cao nhưng không được điều trị
  • Bệnh cơ tim thiếu máu và bị nhồi máu cơ tim
  • Bệnh liên quan tới các van tim (hẹp, hở van 2 lá hay hẹp hở van động mạch chủ)
  • Do mắc phải bệnh tim bẩm sinh nhưng không điều trị bằng phẫu thuật (thông liên nhĩ, ống động mạch, thông liên thất, tứ chứng fallot, hẹp van động mạch phổi,…)
  • Viêm cơ tim
  • Mắc cường giáp nhưng không điều trị
  • Do bị suy thận 
  • Mắc chứng loạn nhịp tim kéo dài

Một số triệu chứng của bệnh 

Triệu chứng suy tim được chia làm ba nhóm: 

Triệu chứng suy tim trái

  • Khó thở: các bệnh nhân sẽ cảm thấy khó thở mỗi khi gắng sức khi bệnh ở những giai đoạn đầu, sau khi bệnh trở nên nặng dần sẽ có những cơn khó thở bộc phát về đêm, phải ngồi dậy thì hơi thở mới được điều chỉnh lại
  • Các cơn hen tim và phù phổi cấp: các triệu chứng này thường sẽ xuất hiện khi cố gắng  dùng sức, bệnh nhân sẽ cảm thấy khó thở dữ dội, vật vã và ho khạc bọt hồng. Lúc này cần phải được cấp cứu kịp thời nếu không sẽ nguy hiểm đến tính mạng.
  • Đau ngực: những cơn đau ngực sẽ xuất hiện do các bệnh lý mạch vành (nguyên nhân gây nên suy tim) tuy nhiên nó  cũng có thể là đau ngực do suy tim nặng dẫn tới giảm tưới máu cho mạch vành
  • Đi tiểu ít, hoa mắt và chóng mặt
  • Khi thăm khám tim có thể phát hiện ra một số dấu hiệu như: mỏm tim bị lệch trái, tiếng thổi bất thường của van tim
Khó thở, đau ngực là triệu chứng điển hình của bệnh suy tim
Khó thở, đau ngực là triệu chứng điển hình của bệnh suy tim

Triệu chứng của suy tim phải

  • Khó thở: chứng  khó thở tăng dần và nặng dần lên theo thời gian, nhưng sẽ không có cơn khó thở bộc phát đột ngột như suy tim trái. Những bệnh nhân mắc suy tim phải là do phổi bị tắc nghẽn và có thể có các đợt khó thở gấp do bệnh phổi trở nặng hơn.
  • Bị Gan to, tĩnh mạch cổ nổi và phù chân
  • Tim đập nhanh và không đều: Khi cơ tim bị suy giảm khả năng bơm máu, nhịp tim đập sẽ tăng lên và co bóp nhanh hơn nhằm giúp tim cung cấp đủ máu giàu oxy tới các cơ quan, nên đôi khi dẫn tới nhịp tim có thể trở nên bất thường.
  • Tăng cân: Do các chất dịch bị tích tụ trong cơ thể quá lâu
  • Tiểu đêm: do khi nằm nghỉ thì lượng máu được đưa tới thận được nhiều hơn bình thường

Triệu chứng của suy tim toàn bộ

  • Triệu chứng của suy tim toàn bộ rất giống với các triệu chứng trên tuy nhiên mức độ nặng hơn, và chứng khó thở thường xuyên hơn
  • Gan phù to, phù nhiều, các tĩnh mạch ở cổ nổi lên và tràn dịch đa màng

Suy tim được phân độ theo NYHA 

  • Suy tim mức độ 1: bệnh nhân mắc bệnh tim nhưng không có các triệu chứng cơ bản năng, các hoạt động vẫn diễn ra bình thường.
  • Suy tim mức độ 2: các triệu chứng của bệnh xuất hiện khi cố gắng sử dụng sức nhiều hơn.
  • Suy tim mức độ 3: các triệu chứng xuất hiện cả những khi sử dụng ít lực và sức cho các  hoạt động nhẹ nhàng.
  • Suy tim mức độ 4 (đây là suy tim ở giai đoạn cuối): các triệu chứng của bệnh sẽ xuất hiện thường xuyên hơn kể cả vào những lúc nghỉ ngơi

Biến chứng của căn bệnh suy tim

Nếu không thể phát hiện ra bệnh sớm và có các phương pháp trị liệu đúng đắn kịp thời thì sẽ có những ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe hay thậm chí là tính mạng của bạn.

Dưới đây là các biến chứng của bệnh mà bạn có thể gặp phải:

1. Nguy cơ gây hỏng van tim

Một trái tim sẽ có bốn van tim để giữ cho máu luôn chảy theo một chiều nhất định. Khi bạn mắc phải căn bệnh này, cấu trúc van tim của bạn có thể bị thay đổi theo thời gian. Khi tim phải cố gắng để bù lượng máu bị thiếu sẽ khiến cho các dây chằng ở xung quanh van tim có thể bị giãn,  bị đứt và dẫn tới làm hỏng van tim.

2. Cơ thể bị thiếu máu trầm trọng

Một khi chức năng của thận đã bị suy giảm, cơ thể của bạn sẽ không được sản xuất đầy đủ hormone để tạo ra hồng cầu trong tủy xương vì thế sẽ dẫn tới tình trạng cơ thể thiếu máu. Đồng thời, tình trạng thiếu máu này cũng khiến cho diễn tiến của bệnh trở nên ngày càng nguy hiểm hơn.

Suy tim có thể khiến cơ thể bị thiếu máu do cơ tim yếu
Suy tim có thể khiến cơ thể bị thiếu máu do cơ tim yếu

3. Tổn thương gan

Người mắc bệnh này, đặc biệt là suy tim phải, tim bị suy giảm đi khả năng hút máu, khiến cho bắt buộc gan phải  tăng kích thước để chứa máu thay cho tim. Tình trạng này nếu cứ tiếp tục kéo dài sẽ gây tổn thương tới gan đặc biệt có thể gây xơ gan dẫn tới suy gan.

4. Chức năng của thận suy giảm

Khi khả năng bơm máu của tim bị giảm sút nghiêm trọng nó khiến cho thận không được cung cấp đầy đủ lượng máu cần thiết vì thế, nên giảm chức năng lọc, muối, đào thải độc tố và nước ra khỏi cơ thể. Hậu quả là sẽ giữ lại một lượng lớn muối, gây các bệnh về tăng huyết áp, thậm chí dẫn tới tình trạng phù nề.

5. Phù phổi cấp và tràn dịch màng phổi

Khi các chất dịch lỏng bị lưu lại trong phổi quá lâu dễ dẫn tới tình trạng phổi bị phù nề,lúc này các triệu chứng như da nhợt nhạt, khó thở, cảm giác như đuối nước, ho khan,..

6. Rối loạn nhịp tim

Chứng rối loạn nhịp tim nghĩa là nhịp tim nhanh hoặc chậm bất thường. Các rối loạn nhịp tim thường gặp: rung tâm nhĩ, block nhánh trái, nhịp tim nhanh thất và rung thất.

7. Đột quỵ và nhồi máu cơ tim

Đây là nỗi lo sợ lớn nhất của các bệnh nhân mắc phải suy tim. Khi máu không được lưu thông và giữ lại lượng lớn ở buồng tim.  Đây chính là cơ hội thuận lợi để hình thành các cục máu đông. Làm tắc nghẽn máu lưu thông lên não làm cho máu thiếu oxy,.. 

8. Gây tổn thương gan

Người bệnh, đặc biệt là những người bị suy tim phải, tim bị suy giảm khả năng hút máu, điều này bắt buộc  gan phải tăng kích thước để chứa máu. Tình trạng này kéo dài sẽ gây tổn thương nghiêm trọng cho gan, có thể gây xơ gan, cuối cùng suy gan.

Tim bị suy có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của gan
Tim bị suy có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của gan

Những biến chứng của bệnh ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến sức khỏe của người bệnh vì thế khi có nghi ngờ mắc bệnh, người bệnh phải đến các cơ sở y tế uy tín để thăm khám và nhận sự tư vấn của các bác sĩ có chuyên môn cao. 

Bệnh suy tim có nguy hiểm không?

Dù là suy tim ở cấp độ 1, 2, 3 hay ở giai đoạn cuối thì các bệnh nhân cũng đều gặp phải các biến chứng của bệnh. Căn bệnh này có nguy hiểm và ảnh hưởng tới sức khỏe của bạn nhiều hay ít còn phụ thuộc vào các nguyên nhân gây ra bệnh. Ngoài ra, căn bệnh này không chỉ gây nên các trạng thái sức khỏe bị suy yếu mà còn có những triệu chứng biểu hiện nguy hiểm khiến cho mọi người phải lo lắng.

Những biến chứng nguy hiểm của suy tim có thể kể đến như: đột quỵ do nhồi máu cơ tim, nhịp tim đập nhanh chậm thất thường, tổn thương tới gan và phổi,.. như thế có thể thấy được đây là một căn bệnh rất nguy hiểm. Bạn cần thường xuyên thăm khám để kiểm soát được tình trạng sức khoẻ của bản thân để chắc chắn rằng mình không bị căn bệnh đầy nguy hiểm này. 

Các phương pháp điều trị bệnh suy tim hiệu quả

Sử dụng thuốc điều trị

Khi mắc phải căn bệnh suy tim nghĩa là bạn phải sống và sử dụng thuốc điều trị suốt đời để có thể giảm thiểu các biến chứng nguy hiểm tới cơ thể của bạn. Việc uống để duy trì sức khỏe hạn chế tới mức tối đa các tình trạng nguy hiểm nhất đối với sức khỏe:

  • Sử dụng thuốc lợi tiểu để giúp cơ thể tiêu bớt đi lượng nước tích tụ trong cơ thể
  • Thuốc giúp tim co bóp và đập mạnh hơn nhằm cải thiện chức năng của tim.
  • Thuốc giãn mạch chức năng làm tăng lưu thông máu
  • Thuốc chẹn canxi nhằm ổn định nhịp tim ở bình thường và hạ huyết áp.
  • Chất làm ức chế men chuyển (ACE) có tác dụng làm giãn mạch, có khả năng làm hạ huyết áp và cải thiện sự hoạt động của tim
Ích tâm khang là một loại thuốc rất tốt cho sức khỏe tim mạch
Ích tâm khang là một loại thuốc rất tốt cho sức khỏe tim mạch

Ngoài ra, chúng ta có Ích Tâm Khang đây được coi là sản phẩm hỗ trợ điều trị và giúp phòng ngừa các nguy cơ gây suy tim. Có thể sử dụng Ích Tâm Khang với các loại thuốc khác để có thể tránh được các biến chứng như nhịp tim thất thường, phù nề,..

Có sự can thiệp, phẫu thuật tim mạch

Khi mắc bệnh suy tim do bị mạch vành hay các vấn đề về van tim, bác sĩ thường chỉ định đặt stent hoặc phẫu thuật để bắc cầu mạch vành hoặc thay van tim. Nếu như bị rung thất, rung nhĩ thì cần hỗ trợ của máy khử rung tim được cấy ghép dưới da. Giai đoạn cuối của bệnh  cần được điều trị bằng các biện pháp tái đồng bộ cơ tim.

Thay đổi và duy trì lối sống lành mạnh

Nhằm ngăn ngừa và hạn chế mức tối đa các biến chứng của bệnh, bạn duy lối sống lành mạnh hơn:

  • Thường xuyên vận động thể thao vừa sức
  • Duy trì cân nặng ở mức bình thường
  • Bổ sung chế độ dinh dưỡng riêng cho người bệnh
  • Nói không với thuốc lá, không sử dụng rượu bia hay các chất kích thích
  • Kiểm soát được huyết áp và bệnh tiểu đường
  • Luôn ngủ đủ giấc đúng giờ, luôn duy trì tinh thần thoải mái.
Cần tạo và duy trì lối sống lành mạnh để tăng cường sức khỏe chống lại bệnh tật
Cần tạo và duy trì lối sống lành mạnh để tăng cường sức khỏe chống lại bệnh tật

Cần làm gì để quản lý và kiểm soát suy tim

Tái khám định kỳ: các bạn cần thường xuyên tái khám để kiểm tra sức khoẻ các chỉ số nhịp tim,  huyết áp của bản thân để đảm bảo cơ thể không có những thay đổi bất thường nào

Theo dõi nhịp tim, huyết áp và cân nặng thường xuyên. Nếu cơ thể xuất hiện các triệu chứng như tim đập nhanh, huyết áp tăng hay giảm mạnh. Cân nặng đột nhiên tăng nhanh bất thường, nếu có những triệu chứng trên bạn cần thông báo cho bác sĩ để được kiểm tra lại.

Một số thuốc bạn nên tránh không nên sử dụng khi mắc suy tim

  • Không sử dụng các thuốc chống loạn nhịp tim vì có thể sẽ làm tăng nhịp tim lên cao.
  • Các chất bổ sung dinh dưỡng hay một số các liệu pháp về hormone tăng trưởng không nên sử dụng vì có thể gây nên tích nước trong cơ thể
  • Thuốc trị chứng nghẹt mũi nó có thể gây ra co mạch sẽ  khiến cho tim làm việc nặng và khó khăn hơn.
  • Các loại thuốc chống viêm không nên sử dụng vì có thể làm tăng nguy cơ tim chảy máu

Nếu bạn đang có những triệu chứng tim bị suy, hãy thường xuyên thăm khám kiểm tra sức khỏe định kỳ để được theo dõi tình hình của bệnh và có các biện pháp điều trị hiệu quả, như vậy sức khỏe của bạn có thể được cải thiện và không cần phải lúc nào cũng suy nghĩ và lo lắng về nó.

Bài viết trên của nhà thuốc Apharma đã gửi tới các quý bạn đọc các thông tin liên quan tới căn bệnh suy tim, nếu bạn hay người thân của mình mắc phải căn bệnh này hãy tới các cơ sở y tế để được thăm khám và chẩn đoán chính xác về tình hình bệnh để các bạn có thể có 1 sức khỏe tốt. Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết!

Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *