Củ riềng

Củ riềng

Củ riềng là loài thảo dược rất quen thuộc tại đất nước ta, chúng có nguồn gốc từ các tỉnh Quảng Đông, Quảng Tây, Vân Nam Trung Quốc. Hiện nay có thể thấy mọi vùng trên khắp Việt Nam đều có riềng. Đặc biệt tại những vùng đất ẩm như bờ ao, bờ ruộng.

Cây riềng có tên gọi khác là Galangal và được sử dụng rất phổ biến không chỉ ở nước ta, mà các nước lân cận như Thái Lan, Campuchia,… Vậy Galangal là gì mà được khắp mọi nơi ưa chuộng như thế, cùng theo dõi qua bài viết hôm nay nhé!

Củ riềng
Hình ảnh củ riềng

Mô tả đặc điểm cây riềng

Cây riềng thuộc loài thân thảo, khi trưởng thành có thể cao từ 1 đến 2 mẹt. Lá riềng có hình mũi mác, một số lá có hình thuôn, nhọn ở đầu. Hoa riềng có màu trắng xanh thường mọc trên đỉnh cảnh tạo thành cụm.

Củ riềng có màu đỏ nâu, khi già chuyển sang màu vàng nhạt. Củ được bao phủ bởi lớp vỏ dày, có hương thơm nhẹ. Ruột củ đặc, chia thành nhiều đốt với kích thước khác nhau và chứa nhiều sợi sơi sơ bên trong. Củ sau 1 năm kể từ ngày trồng là có thể thu hoạch được.

Củ riềng là bộ phận được sử dụng phổ biến như một nguyên liệu trong bữa ăn hằng ngày và cũng như vị thuốc với công dụng chữa bệnh hữu hiệu. Người ta có thể sử dụng riềng tươi hoặc làm khô sử dụng lâu dài.

1. Thành phần hóa học của riềng

Trong riềng có chứa các thành phần hóa học như sau: 1% tinh dầu, xineola; Metylxinnamat; Alpine C17H16O6; Chất cay galangal; Galangin C15H10O5; Kaempfert C16H12O6

2. Công dụng của củ riềng

Theo Đông Y, riềng có công dụng tiêu thực, tiêu sưng, giảm đau. Dùng để điều trị các chứng khó tiêu, nôn ói, tiêu hóa kém, ợ hơi, ợ chua,… Riềng được sử dụng như một vị thuốc quý trong y học cổ truyền.

Đối với y học hiện đại, riềng có khả năng thải độc, chống oxy hóa, ngăn chặn gốc tự do, cải thiện khả năng tuần hoàn và lưu thông máu. Đồng thời còn giúp ngăn ngừa thoái hóa não bộ và tăng cường khả năng nhận thức. Riềng có khả năng làm ức chế hoạt động của TNF-alpha nhờ đó phòng chống bệnh trầm cảm.

Củ riềng
Củ riềng là loại thuốc quý trong y học

Trong ẩm thực, riềng là loại gia vị được dân Việt yêu thích khi sắt mỏng làm rau ăn kèm với món dê luộc, dê nướng. Hoặc dùng để ướp thịt cá để làm giảm vị tanh và tăng thêm vị cay nồng. Các món ăn thơm ngon được chế biến cùng riềng như: Ba chỉ nướng riềng mẻ, có cơm kho riềng,… Dùng riềng băm nhỏ để trộn vào nước mắm, nước tương, mắm tôm, mắm đậu,…

Một số bài thuốc hay từ củ riềng

Riềng có khả năng chữa trị được một số căn bệnh thường gặp. Có thể dùng riềng tươi hoặc riềng khô sử dụng với nhiều phương pháp khác nhau như: sắc thành thuốc uống hay rượu riềng để chữa bệnh. Vậy công dụng của củ riềng là gì? Rượu riềng có tác dụng gì?

1. Bài thuốc chữa xương khớp đau nhức cơ thể

Dùng 20 gam riềng khô, 20 gam thạch xương bồ, 20 gam nhân hạt gấc, 16 gam thiên niên kiện, 16 gam trần bì, 24 gam quế cùng rượu trắng cho vào hũ thủy tinh ngâm. Sau 10 ngày có thể sử dụng để thoa lên các vị trí bị đau nhức xương khớp, đau thần kinh tọa. Khi thoa kết hợp xoa bóp nhẹ nhàng để rượu riềng thấm sâu hơn. Củ riềng ngâm rượu được rất nhiều người tin dùng bởi khả năng giảm đau nhức cơ thể.

2. Củ riềng trị hắc lào

Dùng riềng tươi giã nát đắp vào vị trí bị hắc lào trên cơ thể trong khoảng 30 phút để chữa bệnh hắc lào. Duy trì bài thuốc này mỗi ngày 1 lần cho đến khi thấy hết bệnh.

Ngoài ra bạn còn có thể ngâm riềng với rượu trắng hoặc cồn 70 độ trong vòng 1 tuần để trị hắc lào. Duy trì đều đặn 2 đến 3 lần mỗi ngày đều lấy bông gòn thấm một ít bôi vào vị trí bị hắc lào sẽ sớm khỏi bệnh.

Củ riềng
Riềng giúp chữa trị bệnh hắc lào hiệu quả

3. Củ riềng trị lang beng

Lấy 100 gam riềng tươi và 100 gam chút chít đem giã nát và đun cùng nước cốt của 1 quả chanh tươi. Thuốc sôi tắt bếp, để nguội và cho vào hũ có nắp đậy kín để sử dụng dần dần.

Mỗi ngày đều lấy bông gòn thấm dung dịch thuốc để thoa lên khu vực bị lang beng. Nên duy trì liên tục trong vòng 1 tuần để thấy được hiệu quả rõ rệt.

4. Củ riềng có tốt cho bà bầu không?

Ăn củ riềng có tốt không, những ai nên kiêng riềng, có bầu ăn củ riềng được không? Riềng tuy là dược thảo tốt cho sức khỏe, tuy nhiên không phải đối tượng nào cũng phù hợp để sử dụng. Các bác sĩ khuyến cáo phụ nữ có thai và người mắc các chứng như: trào ngược dạ dày, người bị dị ứng với một trong các thành phần của riềng nên tránh dùng.

Mua riềng ở đâu đảm bảo chất lượng?

Nơi bán củ riềng cũng như các dược thảo thiên nhiên đảm bảo uy tín chất lượng nhất hiện nay chính là Apharma. Không cần phải lo lắng về chất lượng, tại đây đảm bảo nguyên liệu sạch, được chọn lọc kỹ, tránh sâu bệnh và các loại thuốc hóa học khi sử dụng sản phẩm của Công ty cp dược phẩm Apharma.

Đến ngay các nhà thuốc Apharma hoặc liên hệ để mua online các dược phẩm thiên nhiên tốt cho sức khỏe nhé!

Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *