Bạn đang tìm hiểu về cây xà sàng tử? Bạn muốn biết những tác dụng dược lý của chúng? Xà sàng tử điều trị được những căn bệnh gì và sử dụng như thế nào để hạn chế tác dụng phụ?
Từ xa xưa, các thầy thuốc đã biết sử dụng cây xà sàng làm thuốc để điều trị các bệnh ngoài da. Trong một quyển sách “Thần Nông” từ thời Tần – Hán đã có đề cập đến tác dụng của xà sàng tử đối với sinh lý của nam và nữ. Tuy nhiên, loài cây này vẫn có mang độc tố gây ảnh hưởng đến sức khỏe người dùng.
Vì vậy, thông qua bài viết của Apharma dưới đây sẽ cung cấp một số thông tin về phương pháp và cách sử dụng cây xà sàng tử sao cho hiệu quả nhất. Xin kính mời các bạn hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay bây giờ nhé!!!
Tên cây thảo dược xà sàng tử
Qua nhiều thế kỷ, loài cây xà sàng được tìm thấy ở rất nhiều nơi, nhất là những vùng có khí hậu nhiệt đới. Đến từng vùng miền thì loài cây này được người dân đặt cho những cái tên khác nhau. Dưới đây là một số tên được sử dụng phổ biến.
- Tên thường gọi (Tiếng Việt): xà sàng, xà sàng tử, giần sàng.
- Tên khoa học (Tên tiếng Anh): Cnidium monnieri (L.) Cuss. (Selinum momnnieri L.).
Mô tả cây dược liệu xà sàng tử
1. Đặc điểm cây giần sàng (xà sàng tử):
Cây xà sàng tử là một loại cây thảo (cỏ) có hoa và quả, nó được ghi chú lần đầu tiên trong sách “Thần Nông Bản Thảo Kinh” về các tác dụng chữa bệnh, được điểm sinh trưởng của chúng. Đây là một loại cây cỏ dại, khi cây phát triển có thể cao từ 0.4m đến 1m, chúng cũng có một số được điểm để nhận dạng như:
- Thân: mềm, phân nhánh và có rãnh dọc thân.
- Lá: mọc so le nhau, hình mác nhọn, xẻ lông chim 2 – 3 lần (gần ngọn thì sẽ 1 đến 2 lần), hai mặt nhẵn.
- Hoa: kết thành từng chùm, mọc từ thân (hoặc kẽ lá), phân thành nhiều nhánh nhỏ, có màu trắng, đặc biệt nhị mọc dài ra khỏi cánh hoa. Vào tháng 4 và tháng 6 hằng năm hoa sẽ bắt đầu rụng.
- Quả: cây xà sàng cho loại quả bế có hình trái xoan, nhẵn, hơi dẹp, dài khoảng 2mm đến 5mm, có chứa rất nhiều tinh dầu.
2. Khu vực sinh trưởng của cây xà sàng tử
Cây giần sàng (xà sàng tử) thường được phát hiện ở miền Bắc như các tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh trở ra. Chúng phát triển rất tốt ở nơi có khí hậu ẩm ướt, mát, loài cây này sinh sôi rất nhanh và mạnh mẽ, vì vậy chúng ta có thể bắt gặp chúng mọc dại ở rất nhiều bờ ruộng, bờ đê, mé ao, hồ, ven đường,…
3. Bộ phận nào của cây xà sàng tử được dùng làm dược liệu có tác dụng tốt nhất?
Đối với xà sàng các nhà Đông y sử dụng hạt của chúng để bào chế thuốc, vì phần lớn dưỡng chất, tinh dầu tập trung rất nhiều ở bộ phận này. Hạt chín vào khoảng tháng 6 đến tháng 8 người ta sẽ bắt đầu thu hoạch cả cây về và loại bỏ các tạp chất để thu hái phần quả để điều chế thành thuốc.
4. Phương pháp thu hái, sơ chế và bảo quản xà sàng tử
Sau khi được thu hoạch về thì cây giần sàng được phơi khô, đập mạnh để lấy quả và bắt đầu loại bỏ tạp chất, tiếp tục phơi cho quả thật khô là có thể dùng được. Nên để hạt khô ở những nơi khô ráo, tránh nước dính vào hoặc để ở những nơi có độ ẩm, điều này sẽ khiến hạt dễ nảy mầm và nếu sử dụng phải sẽ gây hại cho sức khỏe.
5. Thời hạn sử dụng kể từ khi sơ chế giần sàng
Hạt xà sàng tử khô có thể được sử dụng lâu dài và có tác dụng tốt nhất từ 3 – 6 tháng, nếu được bảo quản ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh sử dụng hạt bị nấm mốc hoặc đã nảy mầm.
6. Cách phân biệt thành phẩm tốt
Hạt xà sàng tốt là loại hạt không bị biến dạng, phải thật sự khô hoàn toàn, không bị nấm mốc gây hại, hạt không mọc mầm, đặc biệt hạt không được tẩm các chất bảo quản, chất hóa học gây độc cho cơ thể.
Thành phần dược liệu của cây xà sàng tử
1. Phương pháp bào chế và cách sử dụng
Vị thuốc của giần sàng (xà sàng tử) có chứa đến tận 1.3% là tinh dầu, điều này tạo nên mùi hắc đặc trưng của chúng. Trong đó chiếm phần lớn L.pinen, camphen, bon cnylisovalerianat, Ostala, β – sitosterol và một chất acid béo không no và Glycerin có màu đen xanh. Đây chính là nhóm hoạt chất quan trọng trong việc quyết định đa số các tác dụng dược lý của xà sàng tử.
Tính chất – Mùi vị : có vị đắng, cay, tính ấm, tính độc thấp và đi vào đường kinh thận.
Tác dụng dược lý của giần sàng (xà sàng tử):
- Hạt cây xà sàng khô có tác dụng sát trùng (chống ngứa), , ôn thận tráng dương, táo thấp. Chủ yếu dùng chữa ẩm ngứa ở cơ quan sinh dục, chàm, lở ngứa, hàn thấp đới hạ, đau lưng do tê thấp, liệt dương (do thận hư), phụ nữ vô sinh (do tử cung lạnh).
- Ngoài ra theo một số nghiên cứu ngày nay thì hạt xà sàng còn có tác dụng chống hen (bình suyễn), trừ đờm, tăng cường chức năng miễn dịch, cải thiện chức năng não, tăng trí nhớ, chống dị ứng, giảm đau, gây tê cục bộ, chống loãng xương, chống rối loạn nhịp tim, điều hòa huyết áp,…
Liều lượng sử dụng an toàn: mỗi ngày chỉ nên sử dụng 4g đến 12g hạt xà sàng tử, vì chúng có chứa độc tố, vì vậy không nên sử dụng quá nhiều cùng một lúc.
Độc tính khi dùng quá liều: vì giần sàng có tính độc thấp, nên cần phải điều chế đúng cách và sử dụng đúng mục đích điều trị, cần được theo dõi và giám sát kỹ lưỡng của các bác sĩ khi sử dụng.
Công dụng, lợi ích cho sức khỏe con người của giần sàng (cây thuốc xà sàng)
Tác dụng của cây xà sàng tử đã được Đông y công nhận và rất đa dạng. Bạn có thể sử dụng thảo dược này khi có các bệnh lý sau:
- Trùng roi âm đạo.
- Chàm và viêm da.
- Ngứa ngoài da.
- Nấm âm hộ.
- Ngứa âm hộ.
- Hen phế quản và viêm phế quản.
- Nam liệt dương, nữ vô sinh.
- Tai bị ướt và ngứa.
- Lòi dom.
Kiêng kỵ khi sử dụng xà sàng tử để chữa bệnh
Có thể sử dụng thuốc khi còn nóng, vì thuốc sẽ phát huy tác dụng tối đa khi uống nóng, bạn vẫn có thể để nguội rồi dùng hoặc để lạnh nhưng không nên quá lạm dụng điều này, vì có thể làm giảm hiệu quả của thuốc.
Không nên để thuốc qua đêm vì các vi sinh vật có thể xâm nhập và lên men bên trong thuốc, khi dùng phải sẽ gây đau bụng.
Khi sử dụng thuốc không nên ăn các thực phẩm như: rau muống, đậu xanh, đồ tanh, đồ cay nóng, rượu (bia), các chất kích thích,… Vì có thể làm giảm tác dụng của thuốc.
Các bài thuốc dân gian quý đến từ xà sàng tử dược liệu.
Trị trùng roi âm đạo:
- Dùng cây xà sàng dưới dạng dung dịch 10%, 500ml rửa âm đạo cho bệnh nhân và đặt xà sàng tử dưới dạng viên (2 viên) vào ngoài cổ tử cung. Một liệu trình sẽ sử dụng liên tục từ 5 – 7 ngày.
- Sử dụng 15g xà sàng, Minh phàn từ 1 – 2g tán nhuyễn thành bột trộn với một ít nước, rồi tẩm vào gạc vô trùng nhét vào âm đạo, một ngày thay một lần.
- Bạn có thể sử dụng cây xà sàng tử tán thành bột với phèn chua cùng một khối lượng, nấu thành dạng hồ (keo), sau đó nặn thành dạng viên (kích thước gần bằng quả táo ta) bọc lại bằng gạc hoặc lụa sạch và đặt vào âm hộ.
Trị chàm và viêm da: Xà sàng tử 60g hoặc xà sàng tử, phòng phong, kinh giới, đảng sâm mỗi loại 15g, sắc thành nước tẩm vào bông gòn đắp lên vùng chàm.
Trị bệnh ngứa ngoài da: Cây xà sàng tử và thương nhĩ thảo chế thành thuốc dạng tiêm, mỗi lần tiêm vào bắp 2ml, mỗi ngày 2 lần, một liệu trình kéo dài 10 – 15 ngày.
Trị nấm âm hộ: Dùng cao cây xà sàng dạng cao mềm, thanh đại ( xà tử 500g, thanh đại 250g, dầu cá 50g, vaseline lượng vừa đủ để chế thành cao) bôi ngoài âm hội, mỗi tuần bôi 2 – 4 lần, 2 tháng là 1 liệu trình.
Trị ngứa âm hộ: Xà sàng tử hốt thành thuốc thang (thổ đại hoàng, quy vĩ, uy linh tiên, cây xà sàng tử, khổ sâm đều 10g, củ hành già 6g) sắc nước xông hơi và đợi nước nguội thì dùng để rửa âm hộ.
Trị hen phế quản và viêm phế quản: Dùng dược liệu được chiết xuất từ xà sàng tử, mỗi lần uống 80mg, mỗi ngày 3 lần, một liệu trình kéo dài 10 ngày.
Trị nam liệt dương, nữ vô sinh: Sử dụng xà sàng, ngũ vị tử, thỏ ty tử (tam tử hoàn) với lượng bằng nhau, làm thành dạng hoàn mỗi lần uống 5g, mỗi ngày 2 lần. Hoặc hạt xà sàng tử 10g, tiểu hồi hương 2g, dâm dương hoắc 8g, sơn thù 10g, nước 600ml sắc còn 200ml, mỗi ngày chia làm 3 lần uống.
Trị tai bị ướt và ngứa: Xà sàng 10g, hoàng liên ( hoặc hoàng đằng) 4g, khinh phấn 1g, tán nhỏ trộn đều thổi vào tai.
Trị lòi dom: Hạt xà sàng tử 40g, cam thảo 40g tán nhuyễn trộn đều, mỗi lần uống 3g, mỗi ngày uống 3 lần.
Ngoài ra, còn có rất nhiều cách để sử dụng hạt xà sàng tử, tuy nhiên bạn nên hỏi ý kiến của bác sĩ về tình trạng bệnh và phương pháp sử dụng phương thuốc này sao cho hợp lý tránh tình trạng tác dụng phụ không mong muốn.
Khi nào nên dùng hạt xà sàng và sử dụng như thế nào?
Đây là một trong những loại thảo dược quý, được các y bác sĩ nghiên cứu và đánh giá rất cao về hiệu quả mà chúng mang lại. Nhưng đối với các bệnh nhân nên xin chỉ định của bác sĩ về việc sử dụng dược liệu này, quan trọng nhất là bạn phải chọn cho mình những nơi cung cấp dược liệu uy tín và đảm bảo chất lượng.
Tổng kết
Nếu bạn là người quan tâm đến những cơ sở chuyên cung cấp sản phẩm về thuốc, dược liệu thì Công ty cp dược phẩm Apharma chính là nơi mà bạn cần tìm. Tại Apharma chúng tôi luôn đạt uy tín lên hàng đầu, nhằm cung cấp cho người bệnh những sản phẩm an toàn và đảm bảo chất lượng.
Với đội ngũ tư vấn chuyên nghiệp, tận tâm, cách dịch vụ nhà thuốc online, cùng những ưu đãi vô cùng hấp dẫn cho người sử dụng chúng tôi đảm bảo sẽ làm khách hàng vô cùng hài lòng về Apharma.
Sau đây là bài viết tổng hợp các thông tin cần thiết và thảo dược (xà sàng tử), rất mong những thông tin trên sẽ đem lại những hiểu biết hữu ích về loài cây này cho bạn.