Theo Đông y, thương lục là loại thảo dược có củ khá giống với củ nhân sâm và có tính lạnh cùng vị đắng, tuy nhiên chúng lại có chứa độc tố nên thường chỉ định dùng chữa một số bệnh lý như: phù nề, xơ gan cổ trướng, trị viêm phế quản, đau cổ họng,..
Và bài viết sau đây của Apharma sẽ cung cấp cho bạn đọc những thông tin chi tiết về cây thương lục nhé!
Giới thiệu sơ lược về cây thương lục
Thương lục là loại cây thân thảo sống lâu năm có tác động đến can thận và đã và đang được ứng dụng vào một số bài thuốc chữa bệnh.
- Tên thường gọi dược liệu: bạch mẫu kê, kim thất nương, trường bất lão, thương lục nhỏ, bạch mẫu kê, sơn la bạc, dã la bạc.
- Tên khoa học: Phytolacca acinosa Roxb (P. esculenta Van Houtte)
- Thuộc họ: Phytolaccaceae.
Mô tả vài nét về dược liệu cây thương lục
Đặc điểm nhận biết cây thương lục
- Thân cây có dạng hình trụ nhẵn, ít phân nhánh và không có lông với chiều cao cỡ 1.5m và đặc biệt có màu xanh lục hay pha đỏ tím.
- Lá thương lục: đơn nguyên mọc so le, có cuống với phiến lá hình dạng trứng tròn. Hai mặt lá của thảo dược khá nhẵn cùng chiều dài khoảng từ 10cm đến 38cm, rộng từ 13cm đến 14cm.
- Hoa thảo dược: có màu trắng mọc thành từng chùm có những chùm dài tới 20cm.
- Rễ thương lục: Nhìn rất giống với hình dạng củ nhân sâm.
- Quả dược liệu: có màu đỏ hơi tím và thường chín vào tháng 5-7.
Cây thương lục thường mọc tập trung ở đâu?
Thương lục là loại dược liệu xuất phát từ Trung Quốc và hiện nay đã di thực vào Việt Nam. Tuy vậy tại nước ta có khá ít nơi trồng.
Bộ phận cây thương lục được sử dụng làm dược liệu
Bộ phận của cây thương lục được dùng làm vị thuốc đó chính là phần rễ.
Cách thức thu hái, sơ chế và bảo quản cây thương lục
- Thu hái: Rễ cây thương lục thu hoạch sau khi đã trồng được 6 – 7 tháng.
- Chế biến: Sau khi chúng ta đào rễ về thì đem cắt bỏ phần rễ con đi, sau đó rửa thật sạch rồi đem phơi nơi bóng râm cho tới khi khô. Nếu chúng ta muốn rễ thương lục có mùi như nhân sâm, thì đem ngâm theo tỷ lệ 1kg rễ : 250ml rượu 40 độ : 250ml mật ong. Kế đến khi rễ ngấm đều đem sấy hoặc phơi khô.
- Bảo quản: Nơi khô thoáng tránh ẩm mốc hay hư hại do côn trùng.
Thời gian dùng kể từ lúc sơ chế rễ cây thương lục
- Rễ thương lục tươi: Dùng sau khi thu hái về.
- Còn đối với thương lục khô: Nếu được bảo quản đúng cách và không bị hiện tượng ẩm mốc, côn trùng cắn hay đổi màu thì vẫn sử dụng được.
Cách phân biệt thành phẩm dược liệu thương lục chất lượng tốt
- Cây thương lục tươi: chọn những cây xanh tươi không héo úa hay sâu bọ.
- Rễ thương lục khô: nên lựa chọn những loại rễ đã hoàn toàn khô không bị hư hại gì.
Thời gian thu hái cây thương lục thích hợp nhất trong năm
Theo dân gian thì nên thu hoạch rễ cây thương lục sau tầm 7 tháng kể từ ngày bắt đầu trồng.
Thành phần cây thương lục
Trong rễ thương lục có chứa:
- Chất độc phytolaccatoxin C24H30O9 .
- Muối kali nitrat, axit oxymiristinic.
- Chất saponozit.
Cách thức bào chế và sử dụng cây thương lục
Thương lục là vị thuốc có thể dùng dưới dạng thuốc sắc uống hoặc đắp ngoài đều được. Tuy nhiên tùy thuộc vào từng mục đích cũng như tình trạng sức khỏe ở mỗi người mà liều lượng sử dụng sẽ khác nhau.
Vị thuốc cây thương lục
- Tính vị, quy kinh: Vị đắng cùng tính hàn, đi vào tỳ và bàng quang.
- Liều lượng thông thường: 3g đến 4g.
- Đây là thảo dược có chứa độc tố.
Lợi ích và công dụng mà cây thương lục đem đến cho sức khỏe con người
Tác dụng của cây thương lục phải kể đến như:
- Chữa chứng đau cổ họng.
- Hỗ trợ trị chứng phù toàn thân, bọng nước, viêm cầu thận cấp.
- Trị bệnh cổ trướng.
- Điều trị hiện tượng mụn nhọt, mụn đầu đinh.
- Trị tuyến vú tăng sinh.
- Chữa viêm phế quản mãn tính.
- Trị sưng đau do té ngã.
Những điều kiêng kỵ cùng bí quyết sử dụng cây thương lục sao cho thật hiệu quả
Khi dùng cây thương lục để điều trị bệnh chúng ta cần chú ý một vài điểm sau đây:
- Tuyệt đối không dùng cho phụ nữ đang mang thai vì loại thảo dược này có chứa chất có thể gây cấn dễ khiến sảy thai.
- Không nên sử dụng đối với người có tỳ vị hư.
- Bởi trong thương lục có chứa độc tố nên khi dùng cấm tuyệt đối dùng quá liều cũng như thời gian cho phép để tránh tình trạng gây tổn hại đến sức khoẻ.
- Nếu bạn gặp phải tình trạng khó thở, đau bụng, nôn mửa, tụt huyết áp khi sử dụng thảo dược này do uống quá liều thì đề nghị đến ngay cơ sở y tế gần nhất để thăm khám.
- Tuyệt đối không tự ý kết hợp dược liệu này với bất kỳ loại thuốc tây nào mà không thông qua sự cho phép của những người có kiến thức chuyên môn.
Các bài thuốc dân gian quý từ cây dược liệu thương lục
Bài thuốc trị viêm cầu thận cấp
- Dược liệu cần: 10g rễ thương lục kết hợp cùng 30g thịt heo nạc.
- Cách làm: Rửa sạch các nguyên liệu đã chuẩn bị sau đó cho vào nồi hầm lên cùng với một ít nước.
Bài thuốc trị chứng phù nề chân tay
- Cần nguyên liệu: 6g thương lục, 6g khương bì, 6g khương hoạt, 10g tần giao, 10g đại phúc bì, 10g binh lang, 10g mộc thông, 10g trạch tả đều cùng 12g phục linh bì, 3g tiêu mục, 15g xích tiểu đậu.
- Cách thực hiện: rửa sạch toàn bộ dược liệu sau đó đem sắc lên cùng nước để uống.
Bài thuốc chữa chứng bệnh cổ trướng
- Cần chuẩn bị: 6g thương lục, 30g bí đao, 30g đậu đỏ, 20g phục linh kết hợp với 12g trạch tả.
- Cách thực hiện: Sau khi rửa sạch toàn bộ dược liệu thì chúng ta sắc cùng với nước kiên trì uống trong vòng 5 ngày đến 7 ngày sẽ thấy tình trạng bệnh được cải thiện.
Bài thuốc trị bệnh tuyến vú tăng sinh
Lấy thương lục tươi đem chế thành viên. Mới đầu uống mỗi ngày 6 viên có trọng lượng tương đương 0.5g, sau dần uống lên 20 viên chia làm 3 lần trong ngày.
Bài thuốc chữa sưng đau do té ngã
- Dược liệu cần: Rễ thương lục cùng khổ sâm lượng tỷ lệ bằng nhau.
- Cách thực hiện: Đem rửa sạch hai dược liệu trên rồi giã nát. Sau đó đắp lên vùng da bị sưng, kiên trì thực hiện sẽ giúp giảm nhanh chứng sưng đau.
Bí quyết dùng cây thương lục mang đến kết quả tốt nhất kèm chế độ vận động phù hợp
Vận động thể chất hằng ngày được xem như là một cách ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả. Chính vì thế nên, khi sử dụng các bài thuốc từ thương lục để chữa bệnh, người bệnh cần kết hợp tập luyện thể dục mỗi ngày và tùy theo từng thể trạng cũng như bệnh lý khác nhau mà chúng ta có thể lựa chọn cho mình những bộ môn phù hợp kể đến như: yoga, khiêu vũ, chạy bộ, đi bộ, gym,.. Bên cạnh đó cần có một lối sống lành mạnh, ăn đủ chất, ngủ đủ giấc đồng thời tránh xa các chất kích thích, thuốc lá hay rượu bia.
Khi nào chúng ta nên sử dụng cây thương lục và sử dụng bao lâu?
Người bình thường sử dụng thảo dược thương lục có ảnh hưởng gì không?
Thương lục là loại dược liệu được sử dụng phổ biến trong những phương thuốc Đông y với nhiều lợi ích chữa bệnh. Tuy nhiên do trong thương lục chứa lượng độc tố khá cao nên để đảm bảo an toàn cho sức khỏe thì nhà thuốc Apharma khuyên bạn nên sử dụng đúng liều lượng và thời gian mà thầy thuốc chỉ định.
Lựa chọn nơi bán và dược liệu thương lục chất lượng tốt
Là vị thuốc phổ biến nên chúng ta có thể dễ dàng tìm thấy ở hầu hết các cửa hàng Đông y hoặc nhà thuốc Đông dược. Tuy vậy, để mua vị thuốc thương lục đúng chuẩn, chất lượng, xuất xứ từ thiên nhiên và có nguồn gốc rõ ràng thì chúng ta cần tìm mua tại các cơ sở bán thuốc Đông y uy tín đã được cấp phép hoạt động.
Trên đây là toàn bộ những thông tin về cây thương lục, một loại thảo dược quý với nhiều công dụng. Công ty cổ phần dược phẩm Apharma hy vọng bạn đã có thêm được nhiều kiến thức bổ ích và biết cách sử dụng, công dụng cũng như những điều kiêng kỵ của loại thảo dược này.