Ổi là một trong những loại trái cây được yêu thích và sử dụng phổ biến trong xã hội. Trong kho tàng thuốc Đông y sử dụng, cây Ổi còn được sử dụng như một vị thuốc, có tác dụng đặc hiệu với các bệnh về đường tiêu hóa. Hãy cùng nhà thuốc trực tuyến Apharma tìm hiểu kĩ hơn về cây Ổi ở bài viết bên dưới nhé!
1. Giới thiệu về dược liệu ổi
Cây ổi có tên khoa học Psidium guajava L, thuộc họ Sim (Myrtaceae). Ngoài ra trong dân gian, Ổi còn được gọi bằng các tên khác như Phan Thạch Lựu, Mùi úi phíu, lá ổi hay là lá ủi,….
Gần như hầu hết các bộ phận của Cây Ổi từ búp non, lá, vỏ thân, rễ hay quả đều có thể dùng làm thuốc.
2. Đặc điểm cây Ổi
2.1. Đặc điểm về hình thái
Ổi là một loại cây thân nhỡ, cao từ 3cm – 5m, có cành nhỏ. Thân và cành có mặt cắt ngang là hình vuông. Lá ổi có màu xanh, hình bầu dục, mọc đối nhau với phần cuống ngắn. Mặt trên của lá ổi nhẵn bóng với các gân nổi rõ rệt, mặt dưới lá thì có lông mịn để bảo vệ. Lá ổi có có mùi thơm đặc trưng nhờ các túi tiết chứa tinh dầu. Hoa ổi nhỏ, màu trắng, mọc đơn ở các nách lá. Quả ổi thuộc loại quả mọng, có hình dáng quả thay đổi tùy theo từng loài. Trong quả có chứa rất nhiều hạt, lòng ruột quả thường có màu trắng khi còn sống, còn khi chín có màu hồng.
2.2. Khu vực sinh trưởng
Ổi có xuất xứ ban đầu là từ vùng nhiệt đới Châu Mỹ, tại đất nước Brazil. Loài cây này thích nghi và phát triển tốt ở những vùng có khí hậu nhiệt đới. Hiện nay, Cây ổi đã được trồng phổ biến ở nhiều nơi trên thế giới. Tại Việt Nam, Cây ổi đã được trồng ở nhiều nơi để khai thác giá trị về kinh tế dùng làm trái cây và thảo dược
2.3. Bộ phận được dùng làm thuốc của cây ổi
Trong Đông y, Dược liệu ổi được sử dụng làm thuốc ở hầu hết tất cả các bộ phận từ rễ, vỏ thân, lá, búp non. Tùy vào từng bài thuốc, tùy mục đích sử dụng, tùy bệnh lý ta sẽ lựa chọn bộ phận chứa hoạt chất phù hợp.
Quả ổi xanh: có tác dụng trong điều trị các tình trạng bị tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa.
+ Lá non và búp ổi: vị thuốc dùng trong chữa đau bụng đi ngoài.
+ Vỏ rễ và vỏ thân ổi: Được sử dụng đặc trị trong rửa vết thương, vết loét,…
2.4. Phương pháp thu hái, sơ chế và bảo quản
Có thể thu hái ổi ở các bộ phận vỏ thân, rễ hay lá bốn mùa trong năm. Tuy nhiên, phần búp ổi nên thu hái vào mùa xuân và thu là tốt nhất.
Với mỗi bộ phận dùng làm thuốc của cây ổi sẽ có các cách sơ chế khác nhau để phù hợp trong từng bài thuốc. Các hoạt chất trong Dược liệu ổi đều tương đối lành tính nên sau khi thu hái và làm sạch, có thể dùng trực tiếp như hãm, sắc,…hay phơi khô, sao sấy xây bột để sử dụng lâu dài.
Chú ý, bảo quản các thảo dược sau khi sơ chế ở nơi khô ráo, tránh ẩm ướt.
2.5. Thời gian sử dụng sau khi sơ chế
Sau khi sơ chế, bảo quản ở nơi khô ráo, sản phẩm thảo dược từ ổi có thể bảo quản lâu dài trong 6 tháng. Tránh sử dụng khi sản phẩm có dấu hiệu lạ, dấu hiệu mốc,..hay hết hạn sử dụng khi trên sản phẩm.
2.6. Cách phân biệt sản phẩm tốt
Vì loài cây này mọc quá rộng rãi nên trên thị trường ít có các thành phẩm giả mạo, tuy nhiên chúng tôi đưa ra một số phương pháp để nhận biết thành phẩm đạt chất lượng như sau:
- Dược liệu không được có mùi mốc, không có nấm, không ẩm.
- Rễ cây phải sạch đất, phần mụi lá không được quá nhiều
3. Thành phần dược liệu
Theo các nghiên cứu khoa học trên thế giới đã chỉ ra, Cây ổi có chứa các hoạt chất, các thành phần hóa học có tác dụng rất tốt cho sức khỏe, đặc biệt sức khỏe đường ruột:
- Quả ổi: Chứa nhiều Beta-Sitosterol, Quereentin, Guaijaverin, Leucocyanidin và Avicularin,… Trong quả ổi chín có nhiều Vitamin C, Polysaccharide,…
- Lá ổi: Ngoài thành phần chính Beta-Sitosterol, Quereentin, Guaijaverin, Leucocyanidin và Avicularin, lá ổi còn có chứa một số loại tinh dầu như Volatile oil, Eugenol,…Đặc biệt trong lá ổi non có chứa 7 đến 10% là tanin, 3% nhựa và các chất chống oxy hóa, kháng viêm, kháng khuẩn.
- Rễ ổi: Có chứa một lượng lớn Tanin…
4. Phương pháp bào chế và sử dụng
Với mỗi bộ phận sử dụng, mỗi bài thuốc từ cây ổi sẽ có các cách bào chế và sử dụng riêng, dưới đây là một số cách hay sử dụng:
- Với quả ổi xanh, quả ổi chín: thường dùng trực tiếp để ăn tươi
- Với lá non hay búp ổi: có thể ăn trực tiếp sau khi rửa sạch hay sao sắc, phá uống hằng ngày như trà, thường dùng trong điều trị ở dạng kết hợp với các dược liệu khác
- Vỏ rễ và vỏ thân ổi: thường được sắc và nấu nước để dùng ngoài, rửa các vết loét
5. Vị thuốc của Dược liệu ổi
Tính vị, quy kinh
Theo các sách y học cổ truyền, các bộ phận làm thuốc của ổi có tính vị như sau:
- Lá ổi: có vị đắng, sáp tính ấm
- Quả ổi: có vị ngọt hơi chua, sáp và tính ấm
6. Liều lượng sử dụng an toàn
Tùy vào từng loại bộ phận mà liều lượng sử dụng an toàn sẽ khác nhau:
- Quả ổi xanh: Không nên quá 30 – 50g/ ngày.
- Lá non và búp ổi: Liều lượng không quá 15 – 20g/ngày.
- Vỏ rễ và vỏ thân ổi: Liều lượng sử dụng không quá 15g sắc lấy nước uống.
Với từng bài thuốc, liều lượng các vị thuốc sẽ thay đổi nên tham khảo ý kiến của Thầy thuốc của bạn để sử dụng hiệu quả và an toàn nhất.
Độc tính khi sử dụng quá liều
Đa số các hoạt chất có tác dụng dược lý trong cây ổi tương đối lành tính nên không có độc tính nghiệm trọng khi dùng quá liều. Một vài trường hợp, khi ăn quá nhiều quả ổi sẽ bị táo bón, chướng bụng.
7. Công dụng và lợi ích có lợi cho sức khỏe đường ruột con người của Dược liệu ổi
Theo y học cổ truyền
Dược liệu ổi có công dụng thu sáp chỉ huyết, tiêu thũng giải độc, kiện vị cố tràng, thu liễm. Ổi được dùng trong các bài thuốc chủ trị Viêm ruột cấp, kiết lỵ, ỉa chảy, ăn uống không tiêu, làm lành vết loét…
Theo y học hiện đại
Cây ổi có các tác dụng đặc hiệu sau:
-
Tác dụng chống viêm, cầm tiêu chảy:
Lá ổi giúp se da, giảm sự xuất tiết và kích thích ở màng ruột, làm dịu đi các triệu chứng ở bệnh, kìm hãm sự phát triển của vi khuẩn Staphylococcus aureus (vi khuẩn chính gây tiêu chảy). Nước lá ổi được chứng minh có tác dụng đặc biệt hiệu quả trong điều trị bệnh tiêu chảy, viêm đại tràng, viêm đường ruột cực kỳ hiệu quả.
-
Tác dụng giúp giảm cân, kiểm soát bệnh đái tháo đường
Trong dịch chiết từ cây ổi có chứa hoạt chất như polyphenol, tanin, flavonoid, carotenoid, các chất này có khả năng ức chế enzyme khác nhau chuyển hóa carbohydrate thành glucose, từ đó làm chậm quá trình gia tăng lượng đường trong máu, giảm tình trạng dự trữ năng lượng ở gan, chuyển hóa sau đó chuyển thành mỡ
Hiện nay, có không ít báo cáo khoa học đã khẳng định rằng, trà lá ổi có thể ngăn ngừa sự gia tăng đột ngột của lượng đường trong máu, hỗ trợ điều trị và cải thiện các triệu chứng ở bệnh tiểu đường tuýp 2.
-
Tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh gout
Trong Đông Y, lá ổi có tác dụng tiêu độc, tiêu thũng rất tốt, giúp đào thải acid uric dư thừa trong máu, hỗ trợ điều trị và làm giảm các triệu chứng sưng, đau do gout. Trong quá trình uống thuốc, các bệnh nhân bị gout cần hạn chế rượu bia, hải sản và thức ăn chứa nhiều đạm.
-
Tác dụng hỗ trợ giảm đau trong các trường hợp sưng nướu răng, đau răng
Khi bị hành hạ bởi các cơn đau răng, đau nướu, dược liệu ổi có thể xoa diệu và làm giảm cơn đau gây lúc đó. Trong lá ổi có chứa dược chất astringents làm chặt chân răng và nướu răng giúp cơn đau răng tạm thời xoa dịu đi. Theo dân gian, khi lấy lá ổi tươi dã nát đắp lên vùng chân răng bị viêm nhiễm sẽ giúp chống viêm và kháng khuẩn bảo vệ răng và nướu.
-
Tác dụng ngăn ngừa ung thư
Trong ổi chứa nhiều lycopene, giúp ngăn ngừa ung thư vú, ung thư miệng, ung thư tuyến tiền liệt. Ngoài ra, nước lá ổi còn chứa các chất như quercetin, lycopene và vitamin C có thể chống khối u.
8. Các điều cần lưu ý và bí quyết sử dụng dược liệu ổi hiệu quả
Ổi là loại dược liệu quen thuộc với rất nhiều công dụng, tác dụng quý trong chữa bệnh. Tuy nhiên, nên chú ý sử dụng ổi đúng cách, đặc biệt chú ý đến các điều sau:
- Khi ăn ổi, phải chú ý nghiền nát hạt ổi phải trước khi nuốt
- Nên ăn luôn vỏ ổi sau khi đã rửa sạch, vì vỏ ổi chứa hàm lượng vitamin và khoáng chất dồi dào
Đặc biệt với các đối tượng sau nên cân nhắc, hạn chế ăn ổi:
- Phụ nữ có thai và cho con bú: Trong ổi chứa rất hàm lượng lớn chất xơ, là một chất khó tiêu hóa. Khi phụ nữ mang thai, thai nhi sẽ chèn ép vào dạ dày và ruột làm cho bà mẹ dễ đầy hơi, táo báo. Ổi có nguy cơ sẽ làm tăng và nặng các triệu chứng này ở phụ nữ có thai
- bệnh nhân bị dạ dày: Do ổi là trái cây khá cứng, nên khi ăn dạ dày sẽ hoạt động nhiều hơn, từ đó làm các cơn đau dạ dày thêm nặng nề
9. Các bài thuốc dân gian quý từ cây dược liệu ổi
Bài thuốc chữa tiêu chảy
- Bài thuốc 1:
- Nguyên liệu: 20g búp ổi hoặc vỏ ổi, 12g búp hay nụ sim, 12g búp vối, 12g gừng tươi, 12g hạt cau già, 12g rốn chuối tiêu, 12g búp chè
- Hướng dẫn cách làm: Cho các nguyên liệu kể trên đã rửa sạch và 200ml nước vào nồi, đun đều lửa đến khi còn 100ml dung dịch thuốc thì ngưng
- Liều dùng: Chia thành 3 lần uống/ ngày
- Bài thuốc 2:
- Nguyên liệu: 12g búp ổi, 8g vỏ ổi dộp, 8g tô mộc cùng 2g gừng tươi
- Hướng dẫn cách làm: Cho các nguyên liệu kể trên đã rửa sạch và 200ml nước vào nồi, đun đều lửa đến khi còn 100ml dung dịch thuốc thì ngưng
- Liều dùng: Chia thành 3 lần uống/ ngày
Bài thuốc chữa bệnh đau răng
- Nguyên liệu: 20g Vỏ ổi rể, 100ml dấm chua
- Hướng dẫn cách làm: Cho các nguyên liệu vào nồi đun đến khi còn 50ml nước. Ngậm nhiều lần trong ngày
Bài thuốc trị thổ tả
- Nguyên liệu: Lá ổi, lá vối, lá sim và hoắc hương với liều lượng bằng nhau.
- Hướng dẫn cách làm: Cho các vị thuốc trên vào ấm giữ nhiệt hãm với 500ml nước sôi nóng như hãm trà. Dùng uống trong ngày khi thuốc còn ấm
- Liều dùng: 1 thang thuốc/ngày.
Bài thuốc chữa cửu ly
- Nguyên liệu: 2 – 3 quả ổi khô thái phiến hoặc 30 – 60g ổi tươi
- Hướng dẫn cách làm: Cho vị thuốc trên vào ấm sắc cùng 1 thăng nước trên lửa nhỏ để thu lấy 1/2 thăng
- Liều dùng: chia làm nhiều lần uống, ngày dùng chỉ 1 thang
Bài thuốc giải độc ba đậu
- Nguyên liệu: 10g quả ổi, 10g Bạch truật sao hoàng thổ cùng 10g vỏ cây ổi
- Hướng dẫn cách làm: Các vị thuốc trên cho vào ấm sắc trên lửa nhỏ với 1 bát nước, cô tới khi còn nửa bát thuốc
- Liều dùng: 1 thang chia làm vài lần uống trong ngày
Bài thuốc trị băng huyết
- Nguyên liệu: Quả ổi khô với lượng tùy ý.
- Hướng dẫn cách: Đem vị thuốc ổi trên đi sao, rồi tán thành bột.
- Liều dùng: Mỗi lần lấy ra 9g uống với nước sôi ấm, uống 2 lần/ngày.
Chế độ sống và vận động phù hợp tốt cho bệnh nhân có bệnh lý về đường tiêu hóa
Ngoài việc sử dụng dược liệu ổi điều trị trong các bệnh lý đường tiêu hóa, bệnh nhân cần kết hợp với chế độ sông và vận động tốt cho hệ tiêu hóa. Dưới đây là một số thói quen tốt, mà nhà thuốc Apharma đã tổng hợp:
Hạn chế tối đa sử dụng thực phẩm đóng hộp
Thực phẩm đóng hộp chứa nhiều carbohydrate tinh chế, chất béo bão hòa và phụ gia chứa có tác động làm tăng nguy cơ bị rối loạn tiêu hóa
Xây dựng thực đơn lành mạnh
Một chế độ ăn giàu chất xơ thường xuyên sẽ giúp thúc đẩy tăng nhu động ruột và làm giảm nguy cơ mắc các bệnh về tiêu hóa, bao gồm: loét dạ dày, viêm ruột, trĩ,…Chế độ ăn lý tưởng cho hệ tiêu hóa bao gồm nhiều chất xơ, chất béo lành mạnh, chất dinh dưỡng và chất lỏng.
Thói quen ăn chậm nhai kỹ
Các nhà khoa học đã chỉ ra rằng nhai chậm và tập trung vào bữa ăn có thể làm giảm các triệu chứng đau ở người bị loét dạ dày và hạn chế bị mắc các hội chứng về kích ứng đường ruột.
Duy trì lối thói quen vận động, luyện tập thể dục thể thao hằng ngày
Khoa học đã chứng minh thường xuyên tập luyện thể dục thể thao là một trong những cách tốt nhất để xây dựng sức khỏe cho hệ tiêu hóa. Các thói quen tốt như: Đi dạo nhẹ nhàng sau bữa ăn sẽ giúp thực phẩm tiêu hóa một cách dễ dàng, hay chạy bộ 30 phút mỗi ngày giúp cải thiện đáng kể các triệu chứng táo bón mãn tính….
Từ bỏ các thói quen xấu có hại đến sức khỏe đường ruột
- Hút thuốc:Thói quen xấu này cũng có liên quan đến loét dạ dày, khiến tình trạng viêm loét đại tràng hay ung thư đường tiêu hóa diễn tiến nặng hơn.
- Uống rượu, bia, chất có cồn: Rượu, bia kích thích dạ dày tăng sản xuất dịch vị acid, dẫn đến chứng ợ nóng, trào ngược hoặc loét dạ dày. Tình trạng nặng còn gây xuất huyết đường tiêu hóa, viêm ruột,..
- Ăn khuya: Ăn khuya sẽ dẫn đến chứng ợ nóng và khó tiêu
11. Dược liệu ổi được dùng khi nào và mua ở đâu?
Dược liệu ổi là thuốc quý có tác dụng hỗ trợ chữa bệnh đường tiêu hóa.Với các giá trị dược dụng trong y học, Người bệnh có thể tham khảo, tuy nhiên trước khi sử dụng bất kỳ bài thuốc nào, luôn phải hỏi ý kiến, thăm khám và lắng nghe ý kiến từ Bác sĩ, thầy thuốc để đảm bảo an toàn trong sử dụng.
Để mua được vị thuốc Ổi chất lượng tốt, người mua nên chọn những nhà thuốc lớn hay địa chỉ có uy tín để đảm bảo chất lượng và nguồn gốc, sản phẩm có bao bì ghi chú rõ ràng nhà sản xuất, nguồn gốc,..
Trên đây là những chia sẻ của nhà thuốc Apharma về cây ổi, dược liệu có tác dụng hiệu tốt trong điều trị các bệnh đường tiêu hóa, Apharma hy vọng những thông tin trên sẽ hỗ trợ cho các bạn.
Nhà thuốc Apharma thuộc công ty cp dược phẩm Apharma sẽ là người bạn đồng hành mang đến những sản phẩm chất lượng, giá cả hợp lý nhất. Nhà thuốc online Apharma luôn hân hạnh phục vụ.