Cây sa nhân

Cây Sa Nhân

Trong các bài thuốc Đông y, cây sa nhân được biết đến như một loại thảo dược hỗ trợ điều trị các chứng bệnh liên quan đến đường tiêu hóa cực kỳ hiệu quả. Vậy thông tin chi tiết về loại thảo dược này như thế nào? Hãy cùng nhà thuốc Apharma tìm hiểu chi tiết trong bài chia sẻ dưới đây nhé.

Cây Sa Nhân

Cây Sa Nhân còn được biết đến với nhiều tên gọi khác như Súc sa mật, Dương xuân sa, Sa ngần, Mé tré bà, Xuân sa, v.v. Loại thảo dược này thuộc họ Zingiberaceae – gừng, có tên tên khoa học là Amomum villosum lour hoặc Amomum longiligulare T.L.Wu. Sa nhân được chia làm hai loại chính là Sa Nhân trắng và Sa Nhân tím.

Cây Sa Nhân

Mô tả cây dược liệu Sa Nhân

Đặc điểm nhận biết cây Sa Nhân

Sa Nhân là loài cây thân thảo cao từ 2 đến 2.5m, có nét tương tự với cây giềng nên thường bị nhầm lẫn với loài cây này. 

Lá cây màu xanh bóng thẫm, mọc so le, bẹ dài với phiến lá hình trái xoan, thon dai, có kích thước chiều rộng 8cm và chiều dài lên đến 40cm. 

Khi cây đơm hoa, hoa mọc thành chùm, màu trắng ngà, nhị hoa dài được bao bằng phấn. Quả Sa Nhân hình dáng thon dài hoạc như dạng như quả trứng, có phủ một lớp gai nhỏ, kích thước dài khoảng 1.5cm và rộng từ 1.2 đến 1.5cm. Mỗi quả Sa Nhân chứa 3 hạt Sa Nhân có màu nâu sẫm, thơm nồng.

Khu vực sinh trưởng chủ yếu

Cây Sa Nhân thường được phát hiện mọc hoang ở những vùng núi, dưới các tán cây lớn. Loại cây này xuất hiện ở rất nhiều nước trên thế giới như Ấn Độ, Thái Lan, Lào, trong đó có Việt Nam. Tại nước ta, cây phát triển mạnh ở vị trí của nhiều tỉnh miền Bắc hoặc miền Trung như Tây Bắc, Bắc Giang, Thái Nguyên, Thanh Hóa, v.v.

Các bộ phận được dùng làm dược liệu

Người ta thường sử dụng quả sa nhân để bào chế dược liệu sử dụng trong các bài thuốc, đặc biệt là sa nhân tím hoặc sa nhân xanh.

Các bộ phận được dùng làm dược liệu

Cách thu hái, sơ chế và bảo quản dược liệu

Cây Sa Nhân đơm hoa vào tháng 4 – 5, đậu quả vào tháng 5. Thời gian thu hoạch Sa Nhân thường vào mùa hè khi tiết trời khô ráo, cụ thể là vào khoảng tháng 7 – 8 hàng năm. 

Quả Sa Nhân sau khi thu hoạch xong, người ta sẽ đem sấy khô hoặc phơi khô 3 – 4 nắng. Sau đó, tiến hành tách vỏ rồi lại đem phơi hoặc sấy với nhiệt độ 40 đến 45 độ.

Sau khi hoàn thành bước sơ chế, thành phẩm thu được sẽ được cho vào bao bì, bọc kín lại,  bảo quản ở những nơi khô ráo, thoáng mát để có thể sử dụng lâu dài.

Đặc điểm phân biệt thành phẩm tốt

Sa Nhân sau khi sấy khô sẽ được phân thành nhiều loại, nếu xếp theo thứ tự về chất lượng lần lượt như sau: 

  • Loại 1 – Sa nhân hạt cau: hạt thành phẩm không nhăn nheo, to, màu nâu sẫm, có vỏ cứng, vị cay nồng.
  • Loại 2 – Sa nhân non: hạt có xuất hiện vết nhăn, không mẩy, màu vàng, vị không cay bằng loại 1.
  • Loại 3 – Sa nhân vụn: thành phẩm là những quả sa nhân non bị vỡ hoặc sa nhân đường, vị kém cay.
  • Loại 4 – Sa nhân đường: hạt ẩm mềm, màu đen, cảm giác hơi dính, có vị ngọt.

Mùa thu hoạch cây Sa Nhân

Sa Nhân thường được thu hoạch vào khoảng độ tháng 7 và tháng 8 hàng năm khi tiết trời khô ráo, không ẩm ướt.

Thành phần hóa học trong dược liệu Sa Nhân

Hạt Sa Nhân có chứa các loại tinh dầu như D – camphor hay D – borneol cùng một số thành phần hóa học nổi bật khác như Saponin, Limonen, Phelandren, Pinen, Linalol, v.v.

Phương pháp bào chế và sử dụng

Một số phương pháp chế biến sa nhân:

  • Sa nhân sao: để cả quả hoặc bóc lấy hạt đều được, sau đó tiến hành sao vàng cho đến khi quả có mùi thơm.
  • Sa nhân chích muối: nguyên liệu bao gồm 10kg sa nhân trắng, 1.5kg muối ăn và nước sạch, Sau khi hòa muối vào nước thì cho sa nhân vào ngâm 30 phút rồi đem sao khô cho đến khi chuyển vàng.
  • Sa nhân chích gừng: chuẩn bị 10kg Sa Nhân và 1kg gừng tươi. Gừng đem rửa sạch, rồi cắt lát và giã lấy nước. Sau đó tẩm nước cốt gừng vào sa nhân để đến khi sa nhân hút hết nước gừng rồi đem sao khô.

Vị thuốc của cây Sa Nhân

Tính chất – Mùi vị

Sa nhân có vị cay, tính ẩm, mùi thơm nồng, có tác dụng hành khí, ôn trung, tiêu thực, an thai, quy vào 3 kinh là Tỳ, Thận và Vị.

Liều lượng sử dụng an toàn

Sa Nhân có thể sử dụng một mình hoặc kết hợp với các vị thuốc khác. Mỗi ngày nên sử dụng từ 3 đến 6gr.  

Độc tính có thể xảy ra khi sử dụng quá liều

Hiện nay, chưa ghi nhận các độc tính của Sa Nhân. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn và phát huy tác dụng hiệu quả, bạn nên sử dụng đúng liều lượng theo chỉ định của thầy thuốc.

Công dụng của Sa Nhân đối với sức khỏe

Trong các bài thuốc Đông Y, người ta sử dụng cây Sa Nhân chữa bệnh về tiêu hóa như đau bụng, đầy hơi, khó tiêu, ỉa chảy. Ngoài ra, cây Sa Nhân còn có tác dụng điều trị phong thấp, giảm đau, tiêu viêm, kháng khuẩn, an thai cùng một số bệnh lý khác nữa.

Công dụng của Sa Nhân đối với sức khỏe

Kiêng kỵ và bí quyết sử dụng thảo dược hiệu quả

Khi sử dụng Sa Nhân, người bệnh có thể gặp một vài tác dụng phụ ngoại ý. Chính vì thế, trong quá trình điều trị và sử dụng dược liệu, cần hết sức lưu ý nếu có triệu chứng bất thường cần đến ngay các cơ sở y tế để được bác sĩ tư vấn hỗ trợ.

Hơn nữa, khi sắc thuốc, không nên sắc quá lâu để tránh làm mất tác dụng của thuốc. Ngoài ra, không nên dùng Sa Nhân để điều trị bệnh ở những người bị hư nhiệt.

Các bài thuốc dân gian quý từ cây Sa Nhân

Bài thuốc cây Sa Nhân trị bệnh tiêu chảy

Cần chuẩn bị 8g sa nhân, 12g hoắc hương, 10g vỏ vối, 8g vỏ rụt, trần bì, hương phụ, hạt vải rồi tán nhuyễn nặn thành viên, mỗi ngày uống 10g.

Bài thuốc trị viêm đại tràng cấp tính

Nguyên liệu cần chuẩn bị gồm có 8g Sa Nhân, 10g Hương phụ, 8g Điền hồ sách, 8g Khổ luyện tử, 6g trầm hương, 6g chích cam thảo rồi đem sắc mỗi ngày uống 1 thang.

Bài thuốc cây Sa Nhân chữa đầy bụng, đầy hơi, khó tiêu

Bài thuốc từ Sa Nhân này là sự kết hợp giữa các dược liệu sau đây: 6gr sa nhân, 12gr sơn tra, 300gr gạo tẻ, 150gr cháy cơm, 3gr kê nội kim, 12gr thần khúc, 12gr hạt sen. Đem sao thơm và tán thành bột mịn tất cả các nguyên liệu, hòa tan 12gr với nước mỗi lần uống, ngày sử dụng 2 lần.

Bài thuốc cây Sa Nhân dành cho các thai phụ

Bài thuốc 1: 

  • Nguyên liệu: 30gr gạo tẻ, 3gr sa nhân.
  • Nấu cháo gạo tẻ rồi cho 3gr sa nhân đã sao và nghiền mịn. Sau đó đun them nhỏ lửa 1 lúc và ăn nóng vào bữa sáng hoặc tối trước khi đi ngủ.

Bài thuốc 2:

  • Nguyên liệu: 3gr sa nhân, 1 con cá diếc, hành, gừng tươi.
  • Sơ chế cạn vảy, bỏ ruột và rửa sạch cá diếc rồi đem nhồi sa nhân vào bụng nấu nhừ, ăn khi nóng. Phương pháp này giúp điều trị chứng nôn mửa, mệt mỏi, phù nhẹ chi ở các thai phụ.

Bài thuốc chữa nhức răng

Đem sa nhân tán thành bột mịn và chấm vào chỗ răng đau hoặc có thể dùng sa nhân ngâm cũng cực kỳ hiệu quả.

Chế độ vận động phù hợp kết hợp sử dụng thảo dược hiệu quả

Vận động thường xuyên được biết đến như một cách phòng ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả. Vì thế, khi sử dụng các bài thuốc từ sa nhân để chữa bệnh, người bệnh cần lưu ý thực hiện kết hợp với một số bài thể dục nhẹ nhàng, phù hợp với thể trạng, sẽ góp phần thúc đẩy các cơ quan trong cơ thể hoạt động, đặc biệt là hệ tiêu hóa.

Khi nào nên dùng cây Sa Nhân và sử dụng bao lâu?

Mặc dù là một loại dược liệu quý trong Đông y, tuy nhiên Sa Nhân vẫn chưa được công nhận về tác dụng trong y học hiện đại. Chính vì vậy, đối với người bệnh khi muốn sử dụng dược liệu này, cần tham khảo ý kiến của các bác sĩ có chuyên môn. Với người bình thường, không nên tự ý sử dụng các bài thuốc từ Sa Nhân khi chưa có chỉ định của bác sĩ.

Là vị thuốc nam phổ biến, vì thế nếu có nhu cầu mua Sa nhân, bạn có thể dễ dàng tìm thấy ở hầu hết các phòng khám đông y. Tuy nhiên, để mua vị thuốc sa nhân đúng chuẩn, chất lượng, bạn nên tham khảo tại các cơ sở bán thuốc Đông y uy tín, được cấp phép hoạt động.

Khi nào nên dùng cây Sa Nhân và sử dụng bao lâu?

Cây Sa nhân là vị thuốc nam quý, có tác dụng hiệu quả điều trị nhiều bệnh lý, đặc biệt là bệnh liên quan đến tiêu hóa. Tuy nhiên, khi sử dụng thảo dược, các bạn cần phải hết sức lưu ý sử dụng đúng cách để tránh gây tác dụng phụ hoặc giảm hiệu quả của dược liệu. Với các chia sẻ trên đây về vị thuốc sa nhân từ Apharma, chúng tôi mong rằng bạn đã có được các thông tin bổ ích.

Là địa chỉ mua thuốc online uy tín, nhà thuốc online Apharma thuộc Công ty cổ phần dược phẩm Apharma luôn mong muốn cung cấp cho khách hàng các sản phẩm thuốc chất lượng cũng như các thông tin hữu ích liên quan đến sức khỏe.

Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *