Cây rau ngót

Cây rau ngót

Cây rau ngót hay rau bồ ngót chắc không phải là cái tên quá xa lạ đối với bất cứ ai. Loại thảo dược này là nguyên liệu trong các bữa ăn đồng thời cũng cực kỳ hiệu quả khi sử dụng như một dược liệu chữa các bệnh như tưa lưỡi, nám da hoặc sử dụng cho phụ nữ sau khi sinh. Với một loại dược liệu có nhiều công dụng tuyệt vời như lá bồ ngót thì chỉ 1 – 2 dòng không thể kể hết được. Vậy hãy cùng nhà thuốc trực tuyến của Apharma tìm hiểu chi tiết về cây rau ngót trong bài viết dưới đây nhé.

Cây rau ngót là gì?

Cây rau ngót còn được gọi với rất nhiều cái tên khác như cây bồ ngót, rau bồ ngót, bù ngót, rau tuốt hay hắc diện thần. Đây là loại thực vật thuộc họ thầu dầu – Euphorbiaceae, có tên khoa học là Sauropus androgynus.

Cây rau ngót

Mô tả dược liệu rau ngót

Đặc điểm nhận biết cây rau ngót

Rau ngót là loại cây mọc thành từng bụi, cao khoảng tầm 1.5 đến 2m. Thân cây nhỏ, màu xanh thẫm, về già chuyển màu nâu nhạt.

Lá cây có hình dáng bầu dục, mọc sole, cuống lá rất ngắn chỉ khoảng từ 1 đến 2mm. Phiến lá mỏng, láng mịn và không thấm nước. 

Hoa cây rau ngót, thường có màu trắng hoặc đỏ thẫm, mọc đơn lẻ trải dọc theo lá. Hoa cái mọc ở phía trên còn hoa được mọc ở phía dưới kẽ là thành xim đơn. Quả cây rau ngót có hình cầu, màu trắng ngà.

Vị trí cây sinh trưởng

Cây rau ngót là loài cây mọc hoang, tập trung chủ yếu ở vùng nhiệt đới châu Á. Loại cây này cũng được trồng nhiều ở nước ta và thường lấy lá rau ngót để nấu canh hoặc làm thuốc.

Bộ phận được dùng để làm dược liệu

Người ta sẽ sử dụng lá và rễ cây rau ngót để làm dược liệu. 

Bộ phận được dùng để làm dược liệu

Phương pháp thu hái, sơ chế và bảo quản

Để làm thuốc, người ta thường chọn các cây rau ngót có tuổi đời trên 2 năm. Sử dụng các lá tươi và rễ tươi cũng như sơ chế ngay khi thu hái về. 

Lá và rễ rau ngót rất dễ héo và úng, vì thế tốt nhất là nên sử dụng trong ngày. Nếu có nhu cầu sử dụng qua ngày, dược liệu cần phải được bảo quản trong tủ lạnh.

Thời hạn sử dụng kể từ khi sơ chế

Sử dụng ngay trong ngày ngay sau khi thu hoạch và sơ chế.

Mùa thu hoạch trong năm

Cây rau ngót có thể thu hái quanh năm với những cây đã được trồng từ 2 năm trở lên.

Thành phần hóa học trong cây rau ngót

Lá cây rau ngót có chứa thành phần chủ yếu là protit, gluxit, canxi, photpho, vitamin C cùng nhiều axit amin cần thiết cho cơ thể như lysin, metionin, tryptophan, phenylalanine, threonine, isoleucine, leucine, valine

Phương pháp bào chế và sử dụng

Cây rau ngót thường được bào chế làm thuốc bằng cách đem giã nhuyễn lá hoặc rễ tươi rồi đem sắc và uống. Hoặc sau khi giã nát lá và rễ tươi, người ta sẽ đem hòa với một ít nước rồi chắt bã lấy nước uống còn bã có thể sử dụng để đắp lên các vùng da bị thương hoặc sưng đau.

Ngoài ra, rau ngót cũng có thể sử dụng để làm thực đơn cho các bữa ăn hàng ngày như canh rau ngót, nấu cháo. 

Vị thuốc của cây rau ngót

Tính chất – Mùi vị

Lá rau ngót có vị ngọt, tính mát.

Liều lượng sử dụng an toàn

Là dược liệu thiên nhiên, an toàn, lành tính nên liều lượng sử dụng của loài cây này sẽ phụ thuộc vào mục đích và nhu cầu của người dùng. Thông thường người ta sẽ thường dùng khoảng 20 đến 40gr lá hoặc rễ rau ngót để làm thuốc.

Độc tính khi sử dụng quá liều

Khi sử dụng hoặc ăn rau ngót quá nhiều không tốt cho sức khỏe, có thể gây ra một số độc tính làm tổn thương chức năng của phổi. Hoặc nếu dùng lá rau ngót trong thời gian dài có thể dẫn đến một số tác dụng phụ như mất ngủ hay chán ăn.

Công dụng và lợi ích cho sức khỏe con người của cây rau ngót

Rau ngót có tác dụng thanh nhiệt, lợi tiểu, giải độc – tiêu độc, thông huyết, bổ huyết, kháng khuẩn, tiêu viêm, nhuận tràng, chữa tưa lưỡi ở trẻ em, trị sót nhau, v.v. Ngoài ra, rau ngót cũng rất tốt cho đàn ông vì trong thảo dược này có chứa rất nhiều hoạt chất giúp tăng cường sinh lý nam như progesterone, glucocorticoid, v.v. 

Công dụng và lợi ích cho sức khỏe con người của cây rau ngót

Kiêng kỵ và bí quyết sử dụng rau ngót hiệu quả

Khi sử dụng rau ngót, người bệnh nên lưu ý một số điểm sau đây:

  • Sử dụng rau ngót trong một khoảng thời gian dài hoặc dùng với liều lượng quá nhiều có thể gây ra một số tác dụng phụ, thậm chí gây ngộ độc và tổn thương chức năng của một số cơ quan như phổi.
  • Trong quá trình hấp thu rau ngót, có thể gây cản trở việc hấp thu photpho và canxi từ một số thực phẩm khác.

Phụ nữ đang mang thai không nên ăn rau ngót, đặc biệt là với những thai phụ đang mang thai ở thời kỳ đầu bởi vì rau ngót có tác dụng làm co bóp tử cung, dễ dẫn đến sảy thai.

Các bài thuốc dân gian quý từ cây rau ngót

Các bài thuốc Đông y thường sử dụng cây rau ngót để trị nám da, trị mụn, chữa yếu sinh lý, giải rượu, hạ sốt, chữa nhiệt miệng, v.v. Vậy hãy cùng nhà thuốc Apharma tìm hiểu một số bài thuốc dân gian quý thừ loại thảo dược này nhé.

Bài thuốc chữa sót nhau thai

Chuẩn bị khoảng 40g lá rau ngót đêm rửa sạch rồi giã nhuyễn. Sau đó cho nước vào đun sôi để nguội và vắt bã lấy khoảng 100ml nước. Uống thành 2 lần cách nhau 10 phút, thuốc sẽ phát huy tác dụng sau khoảng 15 đến 20 phút.

Bài thuốc chữa tưa lưỡi

Chuẩn bị 10g lá bồ ngót tươi, rửa sạch rồi giã nhỏ và vắt lấy nước. Sau đó lấy gạc mềm thấm vào dung dịch, bôi lên trên lưỡi của trẻ và đánh nhẹ cho đến khi hết tưa trắng.

Bài thuốc từ cây rau ngót trị đổ mồ hôi trộm, táo bón ở trẻ em

Nguyên liệu cần chuẩn bị là 30gr lá bồ ngót, 30gr bầu đất cùng một ít thịt lợn nạc băm nhuyễn. Dùng các nguyên liệu này để nấu canh cho trẻ ăn. Món ăn này không chỉ có tác dụng chữa đổ mồ hôi trộm và táo bón ở trẻ mà còn có tác dụng rất tốt đối với người già, và phụ nữ sau sinh.

Bài thuốc cây rau ngót trị đái dầm ở trẻ

Với bài thuốc này, cần chuẩn bị 40gr rau ngót, sau đó tiến hành rửa sạch và giã nát rồi cho vào nước đã đun sôi để nguội, khuấy đều, đợi cho bã rau lắng xuống thì chắt lấy phần nước để uống. Uống làm 2 lần, mỗi lần cách nhau 10 phút.

Bài thuốc chữa chảy máu cam

Rửa sạch lá rau ngót, đem giã nát rồi bọc vào một miếng vải nhỏ nhét vào lỗ mũi. Ngoài ra có thể dùng theo đường uống bằng cách hòa dược liệu đã được giã nhuyễn với một nước và thêm 1 xíu đường.

Bài thuốc thanh lọc cơ thể, giải độc

Để có thể giải độc và thanh lọc cơ thể, bạn có thể sử dụng rau ngót để nấu canh hoặc ép lấy nước uống.

Bài thuốc trị nám da

Rửa sạch và thật kĩ rau ngót, cho vào máy sinh tố xay lấy nước uống hàng ngày. Hoặc giã nhuyễn rau ngót rồi đắp lên vùng da bị nám trong vòng 20 đến 30 phút rồi rửa lại với nước lạnh.

Bí quyết sử dụng thảo dược hiệu quả nhất kèm chế độ vận động phù hợp

Bên cạnh các lưu ý về cách sử dụng cây rau ngót mà Apharma đã nêu ra trong bài viết này, người bệnh cũng nên kết hợp với việc luyện tập thể dục, thể thao thường xuyên. Tận dụng các bài thuốc nam với các nguyên liệu có sẵn từ thiên nhiên cùng chế độ vận động phù hợp chắc chắn sẽ là giải pháp tuyệt vời cho sức khỏe.

Khi nào nên dùng cây rau ngót và thời gian sử dụng bao lâu?

Người bình thường có thể sử dụng rau ngót như thực phẩm hoặc làm thuốc đều được. Tuy nhiên, những người bị mất ngủ cần đặc biệt lưu ý với loại thảo dược này, không nên ăn và dùng quá nhiều. Ngoài ra, bà bầu không nên ăn rau ngót, đặc biệt khi đang mang thai ở những tháng đầu

Bạn có thể dễ dàng tìm thấy rau bồ ngót ở các chợ dân sinh hoặc tại gian hàng rau ở siêu thị. Tuy nhiên, khi chọn mua, bạn hãy đặc biệt lưu ý để tránh mua phải các loại rau không đảm bảo chất lượng, bị ngâm tẩm hóa chất, v.v.

Khi nào nên dùng cây rau ngót và thời gian sử dụng bao lâu?

Với một loại thảo dược phổ biến như cây rau ngót, thật tuyệt vời khi có thể ứng dụng được vào các bài thuốc chữa bệnh. Nhà thuốc online Apharma mong rằng với những chia sẻ trên đây của chúng tôi về công dụng và một số bài thuốc dân gian của cây bồ ngót, bạn có thể dễ dàng áp dụng được những kiến thức này vào đời sống.

Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *