Cây phèn đen là một loại thảo dược mọc tự nhiên nhưng lại mang đến nhiều tác dụng điều trị các bệnh nguy hiểm. Nếu chưa biết rõ về loại thảo dược tuyệt vời này thì cùng nhà thuốc Apharma tìm hiểu kỹ hơn trong bài viết này nhé.
1. Cây phèn đen
– Tên tiếng Việt: Cây phèn đen. Ngoài ra có nhiều nơi gọi là cây mực, nỗ, diệp hạ châu mạng, diệp diệp hạ châu, chè nộc. Vì chủ yếu ở Việt Nam tên phèn đen được sử dụng nhiều nên khi nhắc đến tên “cây mực” có người thường thắc mắc “cây mực là cây gì?”.
– Tên khoa học (tên tiếng Anh): Phyllanthus reticulatus. Cây phèn đen thuộc họ Euphorbiaceae – họ Thầu dầu.
– Bộ phận dùng làm thuốc: Chủ yếu lá và rễ cây phèn đen sẽ được dùng làm dược liệu. Tuy nhiên, có 1 số nơi còn dùng cả vỏ cây và thân cây.
2. Mô tả chi tiết về cây phèn đen
2.1. Đặc điểm nhận biết
Cây phèn đen có chiều cao trung bình khoảng 1-5m, mọc thành bụi nhiều nhánh. Thân cây có lông khi còn non, nhẵn khi già. Vỏ cây thường có màu nâu xám hoặc nâu đỏ nhạt.
Lá phèn đen có nhiều hình khác nhau, có thể là trứng ngược hoặc hình trái xoan, hình bầu dục. Lá phèn đen mọc so le theo các cành mảnh, phiến mỏng, không có lông, có 1 đường vân lưới màu đỏ. Màu lá thay đổi theo mùa, xanh màu gỗ khi mùa thu và chuyển sang vàng úa vào mùa đông.
Hoa phèn đen nhỏ, màu vàng lục pha đỏ, mọc thành chùm khoảng 3cm từ đầu các cành. Hoa có mùi lạ, có thể dễ dàng ngửi thấy vào các buổi tối mùa hè, xuân. Hoa phèn đen hàng năm nở vào khoảng tháng 9 – tháng 10.
Quả phèn đen nhỏ, chỉ khoảng 4-6mm, còn nhỏ có màu xanh lục, khi chín có màu tím đen. Quả hơi tròn và mọng nước.
2.2. Khu vực sinh trưởng
Có thể dễ dàng bắt gặp cây phèn đen ở nhiều nơi trên đất nước Việt Nam, ngoài được trồng thì phèn đen mọc tự nhiên cũng khá nhiều như ở bờ ruộng, ven đường,… Cây phèn đen được trồng nhiều ở các nước Châu Á và Châu Phi.
2.3. Bộ phận dùng làm dược liệu tốt nhất
Lá phèn đen, rễ cây phèn đen, vỏ cây phèn đen đều có thể sử dụng làm dược liệu. Nhưng lá và rễ cây được sử dụng nhiều hơn.
2.4. Phương pháp thu hái, sơ chế và bảo quản
– Thu hái và sơ chế: Từng bộ phận sẽ có thời gian thu hoạch khác nhau. Vỏ cây phèn đen có thể được thu hoạch quanh năm, dùng tươi trực tiếp hoặc phơi (sấy khô) dùng lâu dài. Rễ cây phèn đen thường được thu hoạch vào mùa thu, rửa sạch đất, loại bỏ tạp chất rồi phơi (sấy khô) để dùng dần. Lá cây phèn đen thì được thu hoạch vào mùa xuân – hè, phơi khô trong bóng râm để sử dụng lâu dài.
– Bảo quản: Bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp
2.5. Thời hạn sử dụng kể từ khi sơ chế
– Thảo dược tươi: dùng ngay sau khi thu hái.
– Thảo dược sấy khô: có thể sử dụng lâu hơn, nhưng nếu thảo dược có dấu hiệu bị mốc, sâu mọt, đổi màu thì không nên sử dụng tiếp.
2.6. Cách phân biệt thành phẩm tốt
– Đối với cây phèn đen tươi: nên chọn cây xanh tốt, không có thuốc sâu và không bị sâu bọ, úa.
– Đối với cây phèn đen sấy khô: nên chọn những thảo dược đã được sấy khô hoàn toàn, không bị mốc, bẩn.
2.7. Mùa thu hoạch trong năm
– Vỏ cây: thu hoạch quanh năm.
– Rễ cây phèn đen: thu hoạch vào mùa thu.
– Lá cây phèn đen: thu hoạch vào mùa xuân – hè.
Hình ảnh cây phèn đen
3. Thành phần dược liệu của cây phèn đen
Rễ cây phèn đen chứa các chất hóa học như: taraxeryl acetat, epifriedelanol, botulin, octacosanol, friedelin, taraxerone, các flavonoid.
Còn lá cây phèn đen chứa các chất tanin, sterol, flavonoid, triterpenoid và nhiều chất khác.
4. Phương pháp bào chế và sử dụng cây phèn đen
Cách sử dụng cây phèn đen: Sắc lấy nước uống hoặc dùng ngoài. Tùy thuộc vào độ tuổi và mục đích sử dụng sẽ có liều lượng khác nhau.
Cách dùng cây phèn đen ngâm rượu hiện nay vẫn chưa có báo cáo nghiên cứu.
5. Vị thuốc của cây phèn đen
Rễ cây thuốc phèn đen có vị chát, tính lạnh.
Cây phèn đen có tốt không?
Theo Đông y, rễ cây phèn đen có tác dụng tiêu viêm, dùng để trị các bệnh như viêm gan, viêm thận, viêm ruột kết hạch,… Vỏ cây phèn đen gây chuyển hóa, dùng để điều trị đậu lên mủ, chứng khó tiểu,… Lá cây phèn đen có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, sát trùng, lợi tiểu được dùng để điều trị tiêu chảy, huyết nhiệt, ứ huyết, sốt cao,…
6. Công dụng, lợi ích cho sức khỏe con người của thảo dược cây phèn đen
Cây phèn đen được sử dụng chủ yếu để chữa các bệnh về đau xương khớp, thoái hóa cột sống. Phèn đen có vị chát, tính mát, chữa tiêu viêm tốt. Ngoài ra, công dụng lá cây phèn đen là thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu.
Các tác dụng của cây phèn đen phổ biến là:
+ Tác dụng thanh nhiệt, giải độc: giúp loại bỏ độc tố ra ngoài cơ thể, điều hòa nội tiết, giảm bớt mụn nhọt, rôm sảy, mề đay.
+ Chữa trị bệnh lý xương khớp
+ Điều trị sâu răng, chảy máu chân răng.
+ Trị rắn độc cắn.
+ Trị viêm ruột, viêm gan,…
+ Trị tiêu chảy, kiết lỵ
+ Điều trị trĩ.
Ngoài ra, còn rất nhiều lợi ích của cây phèn đen khác đã được nghiên cứu và chứng thực như: vàng da, trẻ em cam tích, tay chân miệng,…
7. Kiêng kỵ và bí quyết sử dụng cây phèn đen hiệu quả
Khi dùng cây phèn đen để điều trị bệnh, nhiều người vẫn luôn thắc mắc: “tác hại cây phèn đen là gì?” hay “cây phèn đen có độc không?”. Để đảm bảo sử dụng thuốc đạt hiệu quả bạn nên thận trọng và lưu ý những điều sau:
– Người sử dụng là phụ nữ đang mang thai, trẻ sơ sinh.
– Do cơ địa của từng người, có thể gặp tác dụng phụ khi sử dụng thảo dược cây phèn đen. Nếu sau khi sử dụng có các dấu hiệu như hôn mê, hoa mắt, buồn nôn, chóng mặt,… cần đưa ngay người bệnh đến cơ sở y tế gần nhất để được điều trị kịp thời. Tuy nhiên cho đến nay, các trường hợp này rất hiếm khi xảy ra.
– Nếu quá lạm dụng thảo dược, có thể gây độc cho cơ thể. Cần dùng theo đúng liều lượng của bài thuốc đã được kê. Với trẻ nhỏ dưới 6 tuổi thì nên giảm 1 nửa liều so với người lớn.
– Có nhiều loại thực vật khác trong thiên nhiên có đặc điểm gần giống với phèn đen. Bạn nên mua đúng thuốc từ những địa chỉ uy tín, chất lượng.
8. Các bài thuốc dân gian quý từ thảo dược cây phèn đen
Có nhiều bài thuốc dân gian sử dụng cây dược liệu phèn đen làm thuốc chính.
Cây phèn đen chữa bệnh gì?
Một số bài thuốc hiệu quả từ cây phèn đen thuốc nam được sử dụng rộng rãi trong dân gian, truyền qua nhiều đời:
Cây mực chữa suy thận
Có thể sử dụng cây thuốc phèn đen làm 2 bài thuốc điều trị thận hư hoặc suy thận sau:
+ Bài thuốc 1: Chuẩn bị 20g cây phèn đen, 20g quýt gai, 20g cây muối, 20g cây nổ. Rửa sạch tất cả rồi sắc với 1.5l nước. Đun đến khi còn 1 nửa nước thì chia làm 3 lần uống trong ngày.
+ Bài thuốc 2: Rửa sạch 30g cây phèn đen khô rồi đem sao vàng hạ thổ. Lấy dược liệu đã sơ chế sắc với 1l nước cho đến khi còn 1 nửa thì dùng uống hàng ngày.
Cây phèn đen chữa chân tay miệng
Dùng lá phèn tươi nấu thành nước tắm. Dùng hàng ngày cho đến khi triệu chứng bệnh thuyên giảm.
Cây phèn đen trị rắn cắn
Lấy 1 nắm lá phèn đen tươi, giã nhỏ chắt lấy nước cốt uống, phần bã đắp vào vị trí cắn. Trước khi đắp lá phèn đen, cần sơ cứu vết thương ban đầu theo hướng dẫn y tế. Sau khi đắp, cần đưa người bị rắn cắn đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được điều trị kịp thời.
Cây phèn đen chữa bệnh tiêu chảy
Chuẩn bị 20g rễ cây phèn đen, đem đi sao vàng hạ thổ. Sau đó sắc cùng 20g vỏ quả lựu (sao vàng) lấy nước uống. Chia nước sắc thành 2 lần uống. Thực hiện liên tục 3-7 ngày cho đến khi bệnh giảm dần.
Cây phèn đen chữa sâu răng, đau răng
Cách đơn giản nhất là nhai cành phèn đen mỗi ngày. Nếu muốn chữa chảy máu chân răng, phơi khô phèn đen, lá xuyên tiêu, long não (khối lượng bằng nhau) rồi đem tán thành bột mịn. Đắp bột hỗn hợp này lên vùng chân răng chảy máu giúp cầm máu và giảm đau nhanh.
Cây phèn đen chữa gai cột sống
Ngoài chữa gai cột sống, cây phèn đen còn giúp cải thiện tình trạng đau xương do chấn thương hoặc tai nạn.
Để chữa gai cột sống, chuẩn bị 30g cây phèn đen khô, 30g lá lốt, 20g cỏ xước, 20g lá bưởi bung, 10g rễ gấc. Đem tất cả đi rửa sạch, để ráo nước, sao vàng lá lốt, lá bưởi bung, rễ gấc và cỏ xước. Đem tất cả cùng cây phèn đen sắc với 2l nước trong 2 tiếng. Chia nước sắc thành 3 phần rồi dùng mỗi ngày, trước bữa ăn 30 phút.
Cây phèn đen chữa thủy đậu
Đun sôi 1 nắm lá cây phèn đen với nước rồi chắt lấy 1 bát ăn cơm để uống. Phần còn lại cho thêm muối trắng, đun đặc nước dùng để chấm vào mụn thủy đậu. Bài thuốc này không chỉ hiệu quả với người lớn mà còn có thể sử dụng hiệu quả với trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ.
9. Bí quyết sử dụng thảo dược hiệu quả nhất kèm chế độ vận động phù hợp tốt cho sức khỏe
Để sử dụng cây phèn đen hiệu quả nhất, bạn nên sử dụng theo đúng liều lượng được thầy thuốc kê đơn, không nên tự ý sử dụng để tránh gặp tác dụng phụ. Đặc biệt là nên sử dụng thảo dược có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, chất lượng tốt.
Khi sử dụng thuốc, hãy duy trì một lối sống khoa học, lành mạnh, ăn uống đủ chất, ngủ đủ giấc, tăng cường vận động. Bạn nên tránh stress, tránh dùng các chất kích thích và các đồ ăn không tốt cho sức khỏe.
Apharma khuyến cáo bạn nên thực hiện 1 số vận động nhẹ nhàng để nâng cao sức khỏe hàng ngày như: bơi lội, đi bộ, yoga,… Duy trì thực hiện trong thời gian dài có thể mang đến cho bạn sự khỏe mạnh cả về thể chất lẫn tinh thần đó.
10. Khi nào nên dùng thảo dược cây phèn đen và sử dụng bao lâu?
Ngày nay, khi tác dụng chữa bệnh của cây phèn đen được nhiều người biết đến thì nhu cầu tìm thuốc trong thị trường cũng tăng lên. Nhiều người lợi dụng hiện trạng đó mà lưu hành những loại thức vật khác có đặc điểm giống phèn đen để lừa người tiêu dùng. Khi sử dụng những sản phẩm này không những không có tác dụng chữa bệnh mà còn có thể gây ra nhiều tác hại nguy hiểm.
Bạn cần tìm đến các địa chỉ uy tín, có giấy tờ rõ ràng đảm bảo chất lượng để mua cây phèn đen. Ngoài các phòng khám, nhà thuốc đông dược, bạn cũng có thể tìm mua cây phèn đen trên các trang thương mại điện tử uy tín để mua thuốc online. Ngoài ra, bạn cũng nên lựa chọn những dược liệu còn mới, không bị nấm, mốc để đảm bảo tác dụng chữa bệnh.
Cây phèn đen có tác dụng chữa trị nhiều căn bệnh nguy hiểm, vừa an toàn vừa hiệu quả. Hy vọng bài viết trên của nhà thuốc Apharma đã mang đến cho bạn những thông tin bổ ích về cây phèn đen và cách sử dụng thảo dược hợp lý. Cảm ơn bạn đã đọc bài viết.