Cây sim

Cây sim là gì?

Cây sim là loại thực vật khá quen thuộc đối với người dân Việt Nam. Nhưng không phải ai cũng biết đến các tác dụng chữa bệnh của nó. Trong bài viết này, cùng nhà thuốc Apharma tìm hiểu kỹ hơn về loại thảo dược này cũng như các tác dụng của nó nhé.

1. Cây sim là gì?

Cây sim là gì?

– Tên tiếng Việt: Cây sim. Ngoài ra còn được gọi là nẫm tử, hồng sim, dương lê, đào kim nương, cương nẫm, sơn nẫm.

– Tên khoa học (tên tiếng Anh): Rhodomyrtus tomentosa Wight. Cây sim thuộc họ Myrtaceae – họ Sim.

– Bộ phận dùng làm thuốc: Lá, rễ và quả cây sim đều có thể sử dụng làm thảo dược.

2. Mô tả chi tiết về cây sim

2.1. Đặc điểm nhận biết

Cây sim tím thường được tìm thấy ở trong rừng nên còn được gọi là cây sim rừng.

+ Cây hoa sim tím thường mọc thành bụi, cao khoảng 2m. Cây thuộc dạng thân gỗ nhỏ, nhiều cành, có thể tạo thành bonsai. Trên thân cây có lông nhỏ màu trắng.

+ Lá cây sim dài mọc đối, là lá đơn, dài khoảng 4-7cm, có hình oval hoặc elip, bề ngang 2-3cm. Mặt trên của lá có gân màu xanh lục, mặt lá bóng nhẵn. Mặt dưới của lá có lông nhỏ, nhám, màu trắng.

+ Hoa sim rừng mọc theo chùm 3 bông hoặc đơn lẻ. Hoa có 5 cánh màu tím nhạt, tím thẫm hoặc đôi khi là màu trắng.

+ Quả sim tím căng mọng, khi non có màu xanh, khi chín chuyển sang màu tím thẫm, vị ngọt và thơm. Bên ngoài quả sim tím có lông mịn, mỗi quả có khoảng 40-60 hạt.

2.2. Khu vực sinh trưởng

Nguồn gốc của cây sim đến từ các nước Nam Á và Đông Nam Á, tại các vùng đồi núi, ven rừng, biển, các rừng ngập mặn… Tại Việt Nam, cây sim vừa mọc hoang tại các vùng nhiệt đới, nóng ẩm mưa nhiều, vừa trồng làm thuốc, làm cảnh tại nhà.

2.3. Bộ phận dùng làm dược liệu tốt nhất

Lá, rễ và quả cây sim đều có thể sử dụng làm thảo dược.

Bộ phận dùng làm dược liệu tốt nhất

Bộ phận dùng làm dược liệu tốt nhất

Bộ phận dùng làm dược liệu tốt nhất

2.4. Phương pháp thu hái, sơ chế và bảo quản

+ Thu hái: Lá và rễ cây sim thì có thể thu hoạch trực tiếp còn quả cây sim thì phải đợi đến khi quả chín thì mới có thể thu hoạch.

+ Sơ chế: Các bộ phận của cây sim sau khi thu hoạch về có thể dùng tươi trực tiếp hoặc phơi khô bảo quản để dùng dần. Ngoài ra, chúng còn có thể sắc nước uống, giã nát đắp ngoài da hoặc ngâm rượu đều có tác dụng chữa bệnh.

+ Bảo quản: Thảo dược cần được bảo quản ở nơi sạch sẽ, thoáng mát, khô ráo.

2.5. Thời hạn sử dụng kể từ khi sơ chế

+ Thảo dược tươi: dùng ngay sau khi thu hái.

+ Thảo dược sấy khô: có thể sử dụng lâu hơn, nhưng nếu thảo dược có dấu hiệu bị mốc, sâu mọt, đổi màu thì không nên sử dụng tiếp.

2.6. Cách phân biệt thành phẩm tốt

+ Đối với cây sim tươi: nên chọn cây xanh tốt, không có thuốc sâu và không bị sâu bọ, úa.

+ Đối với cây sim sấy khô: nên chọn những thảo dược đã được sấy khô hoàn toàn, không bị mốc, bẩn.

2.7. Mùa thu hoạch trong năm

+ Lá cây sim thu hoạch vào mùa hè. dùng tươi hoặc phơi khô đều được.

+ Quả cây sim thu hoạch vào mùa thu, phơi khô để sử dụng.

+ Rễ cây sim thu hoạch quanh năm, phơi khô để sử dụng.

Hình ảnh cây sim

Hình ảnh cây sim

3. Thành phần dược liệu của cây sim

Trong quả của cây sim, chất xơ chiếm đến 67%, còn lại là vitamin A, protein, 3 loại glycosid và phenol, đặc biệt là chất anthocyanin màu tím có tác dụng chống oxy hóa giống trong quả việt quất và nho tím.

4. Phương pháp bào chế và sử dụng cây sim

+ Liều lượng khuyến cáo đối với quả sim tươi là 30-60g.

+ Liều lượng khuyến cáo đối với rễ sim khô là 12-15g, rễ sim tươi là 30-50g mỗi ngày.

+ Liều lượng khuyến cáo đối với là 15-30g nếu dùng dạng sắc thuốc uống. Còn nếu dùng ngoài da thì không có liều lượng cụ thể, chỉ dùng vừa đủ.

Ngoài ra người ta cũng sử dụng cây sim ngâm rượu để chữa bệnh.

5. Vị thuốc của cây sim

Theo nghiên cứu Đông y, quả cây sim có vị ngọt chát, tính bình. Lá cây sim có vị ngọt, tính bình. Rễ cây sim có vị ngọt hơi chua và tính bình.

Cây sim trong Đông y được sử dụng để:

+ Giảm đau, cầm máu, trừ phong thấp (dùng rễ sim).

+ Sinh cơ, hút mủ, tán nhiệt độc (dùng lá cây sim).

+ Cố tinh, dưỡng huyết, sáp trường (dùng quả sim).

6. Công dụng, lợi ích cho sức khỏe con người của thảo dược cây sim

Tác dụng của cây sim

Cây sim có rất nhiều tác dụng chữa bệnh khác nhau. Từng bộ phận của cây sim có tác dụng chữa trị các bệnh khác nhau, cụ thể là:

Công dụng của quả sim

Trong quả sim chứa rất nhiều hợp chất có lợi như protein, các loại acid amin, acid hữu cơ, chất béo, đường, chất bột, các hợp chất phenol, các flavon-glycosid,…

Công dụng của quả sim

Quả của cây sim có vị chát, ngọt, tính bình, có tác dụng bổ huyết, hành huyết, hoạt lạc, chỉ huyết. Các bệnh nhân bị thiếu máu, suy nhược cơ thể, người ốm yếu sau bệnh, suy nhược thần kinh,…có thể sử dụng quả sim.

Công dụng của quả sim

Trong quả sim còn có hợp chất màu hữu cơ thiên nhiên, đó là anthocyanin. Chát này có tác dụng chống oxy hóa, giúp cơ thể chống ung thư, chống viêm, chống tia tử ngoại, chống lão hóa.

Lá cây sim có tác dụng gì?

Chất ellagi tannin trong lá sim có khả năng điều trị bệnh viêm gan, chất rhodomyrtone như 1 chất kháng sinh giúp điều trị rối loạn tiêu hóa, giảm triệu chứng ngộ độc thực phẩm.

Lá cây sim có tác dụng gì?

Theo Đông y, lá cây sim được sử dụng để chữa đau đầu, ghẻ lở, tả lỵ,… Ngoài ra, cao lá sim có tác dụng chữa bỏng rất tốt, giảm đau nhanh, tránh gây đau rát và giúp vết thương mau lành.

Tác dụng của rượu sim rừng

Rượu sim rừng giúp ngủ ngon, hỗ trợ tiêu hóa, ăn ngon, khỏe mạnh gân cốt, nhức mỏi tay chân ở người cao tuổi, tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.

Tác dụng của rượu sim rừng

7. Kiêng kỵ và bí quyết sử dụng cây sim hiệu quả

Nên ghi nhớ 1 số điều sau khi sử dụng cây sim để chữa bệnh:

– Rễ sim và lá sim có thể chứa nhiều bụi bẩn và vi khuẩn. Nên khử sạch trước khi sử dụng.

– Nên hỏi qua ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng. Tùy thuộc vào tình trạng bệnh, cơ địa từng người mà hiệu quả sẽ khác nhau.

– Nếu xuất hiện bất cứ triệu chứng bất thường nào khi sử dụng cây sim, cần dừng sử dụng và đến ngay cơ sở gần nhất để thăm khám kịp thời.

– Nếu muốn sử dụng đồng thời thuốc tây và thảo dược cây sim, cần hỏi rõ ý kiến của bác sĩ.

8. Các bài thuốc dân gian quý từ thảo dược cây sim

Các bài thuốc dân gian quý từ thảo dược cây sim

Cây sim tím trị bệnh gì? Apharma sẽ gợi ý bạn 1 số bài thuốc dân gian tiêu biểu từ thảo dược cây sim nhé:

+ Bài thuốc bổ huyết, bồi dưỡng cơ thể

Chuẩn bị 12g quả sim khô, 12g sâm đại hành sao thơm, 16g đậu đen đã sao, lá dâu non sao sơ. Đem tất cả cho vào 500ml nước, đun sôi cho đến khi còn khoảng 200ml. Chia nước thuốc thành 2 lần, uống trước khi ăn.

+ Bài thuốc chữa bỏng

Rửa sạch 1kg lá sim sau đó băm nhỏ và nấu với 20l nước. Nấu nhiều lần rồi cô đặc lại thành cao (khoảng 250g). Bôi vào vết bỏng ngày nhiều lần, sau 10-12 ngày sẽ thấy hiệu quả.

+ Bài thuốc chữa viêm gan cấp tính

Nguyên liệu cần chuẩn bị: 30g rễ sim khô. Nấu với nửa lít nước, đun sôi đến còn 200ml thì chia làm 2 phần. Uống sau bữa ăn. Duy trì trong vòng 20 ngày.

Nếu bị vàng da nặng, có thể cho thêm các dược liệu khác: 15g cốt khí củ, 30g kê cốt thảo, 15g nhân trần, 15g bạch hoa xà thiệt. Cho tất cả vào 750ml nước, đun sôi đến khi còn 300ml. Chia thuốc thành 2 phần, uống sau bữa ăn.

+ Bài thuốc trị đau nhức xương khớp

Sắc 60g rễ sim khô rồi lấy nước hòa thêm 1 chút rượu uống hàng ngày.

+ Bài thuốc chữa chảy máu cam

Lấy 20g quả sim khô sắc với 3 bát nước. Đun sôi đến khi còn nửa bát, đợi nguội bớt rồi uống. Sử dụng 1 thang thuốc/lần.

9. Bí quyết sử dụng thảo dược hiệu quả nhất kèm chế độ vận động phù hợp tốt cho sức khỏe

Để sử dụng cây sim hiệu quả nhất, bạn nên sử dụng theo đúng liều lượng được thầy thuốc kê đơn, không nên tự ý sử dụng để tránh gặp tác dụng phụ. Đặc biệt là nên sử dụng thảo dược có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, chất lượng tốt.

Khi sử dụng thuốc, hãy duy trì một lối sống khoa học, lành mạnh, ăn uống đủ chất, ngủ đủ giấc, tăng cường vận động. Bạn nên tránh stress, tránh dùng các chất kích thích và các đồ ăn không tốt cho sức khỏe.

Apharma khuyến cáo bạn nên thực hiện 1 số vận động nhẹ nhàng để nâng cao sức khỏe hàng ngày như: bơi lội, đi bộ, yoga,… Duy trì thực hiện trong thời gian dài có thể mang đến cho bạn sự khỏe mạnh cả về thể chất lẫn tinh thần đó.

10. Khi nào nên dùng thảo dược cây sim và sử dụng bao lâu?

Ngày nay, khi tác dụng chữa bệnh của cây sim được nhiều người biết đến thì nhu cầu tìm thuốc trong thị trường cũng tăng lên. Nhiều người lợi dụng hiện trạng đó mà lưu hành những loại thức vật khác có đặc điểm giống cây sim để lừa người tiêu dùng. Khi sử dụng những sản phẩm này không những không có tác dụng chữa bệnh mà còn có thể gây ra nhiều tác hại nguy hiểm.

Bạn cần tìm đến các địa chỉ uy tín, có giấy tờ rõ ràng đảm bảo chất lượng để mua cây sim. Ngoài các phòng khám, nhà thuốc đông dược, bạn cũng có thể tìm mua cây sim trên các trang thương mại điện tử uy tín để mua thuốc online. Ngoài ra, bạn cũng nên lựa chọn những dược liệu còn mới, không bị nấm, mốc để đảm bảo tác dụng chữa bệnh.

Khi nào nên dùng thảo dược cây sim và sử dụng bao lâu?

Trên đây là toàn bộ thông tin về cây sim, một loại thảo dược có nhiều tác dụng tuyệt vời. Nhà thuốc Apharma hy vọng bạn đã có thêm được nhiều thông tin bổ ích và biết cách sử dụng thảo dược hiệu quả. Liên hệ ngay Apharma để được tư vấn cụ thể hơn. Cảm ơn bạn đã đọc bài viết.

Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *