Cây mía đường

Giới thiệu sơ lược về thảo dược mía đường

Theo Đông y, cây mía đường là một trong những loại thảo dược có vị ngọt cùng tính mát dùng để thanh nhiệt cơ thể, trị táo bón, chữa nứt nẻ chân tay, ngộ độc và nhiều lợi ích khác nữa. Bài viết dưới đây của nhà thuốc Apharma sẽ cho bạn đọc hiểu rõ hơn về công dụng và những bài thuốc hay về dược liệu này.

Giới thiệu sơ lược về thảo dược mía đường

Mía đường là loại cây trồng rất phổ biến tại Việt Nam ngoài cung cấp nguyên liệu chính sản xuất đường tinh luyện thì nó còn có rất nhiều công dụng chữa bệnh.

  • Tên thường gọi dược liệu: mía đường, cây mía đường, mía, cam giá, cây mía đỏ.
  • Tên khoa học: Saccharum officinarum L.
  • Thuộc họ: Lúa Poaceae.

Giới thiệu sơ lược về thảo dược mía đường

Mô tả vài nét về dược liệu cây mía đường

Đặc điểm nhận dạng cây mía đường

  • Thân cây mía đường: thân thảo cao từ 2m đến 4m thẳng đứng hoặc hơi cong, đường kính 2cm – 5cm, thân mía chứa nhiều đốt tầm 0.05m đến 0.304m và giữa những đốt với nhau có các mắt. Có giống mía vỏ ngoài màu vàng, màu xanh, màu đỏ sẫm,… về hình dạng giống hình trụ còn phần trong có màu trắng, nhiều xơ và chứa rất nhiều nước.
  • Lá mía: Khi cây còn non lá bao bọc hết phần thân, lúc già bao bọc 1 phần còn khi khô bông hết khỏi thân. Phần lá có phủ một lớp sáp và bẹ có nhiều lông dễ rụng. Phiến lá có hình lưỡi mác, màu xanh hoặc xanh thẫm.
  • Hoa mía có hình giống chiếc quạt mở mọc lên tại điểm  trên cùng của thân cây xòe ra như một bông cờ.
  • Rễ: thuộc loại rễ chùm.

Cây mía đường thường phân bổ tập trung ở đâu?

Cây mía vốn có nguồn gốc từ Ấn Độ và ngày nay được trồng lan rộng ở rất nhiều quốc gia.

Tại Việt Nam cây thường tập trung chủ yếu ở các tỉnh miền Trung và một vài tỉnh thành phía Bắc nơi có đất phù sa hoặc có chất vôi trong đất và thường được trồng bằng ngọn hay cây non.

Bộ phận cây mía đường dùng làm dược liệu

Bộ phận hay được sử dụng nhất đó chính là phần thân mía.

Bộ phận cây mía đường dùng làm dược liệu 

Hình thức thu hái, sơ chế và bảo quản cây mía đường

  • Thu hái: sau khi trồng khoảng một năm thì ta thu hái lấy phần thân và ngọn.
  • Sơ chế: chúng ta dùng cả thân cây tươi đem cắt thành từng khúc ngắn dài cỡ 2-3cm rồi chẻ làm 2 hay 4. Có thể dùng tươi, phơi hoặc sấy khô cũng được.
  • Bảo quản mía đường: Nơi khô thoáng không có hiện tượng ẩm thấp.

Thời gian dùng kể từ lúc sơ chế cây mía đường

  • Cây mía đường tươi: Dùng ngay sau khi thu hoạch mía về.
  • Đối với mía đường khô: Thời gian sử dụng chúng sẽ lâu hơn nếu không có hiện tượng ẩm mốc, mối mọt cắn.

Cách phân biệt thành phẩm dược liệu mía đường tốt

  • Đối với cây tươi: chọn cây xanh tốt, phần thân không bị hư hại hay sâu bệnh.
  • Đối với dược liệu khô: đã khô hoàn toàn, không bị ẩm mốc hay hư hại gì.

Thời gian thu hái cây mía đường thích hợp nhất trong năm

Mía được thu hoạch chủ yếu vào thời điểm thu đông tầm khoảng tháng 8 đến tháng 12.

Thành phần cây mía đường

  • Thân mía gồm các chất: 7-10% Sacaroza, 0.22% protein, 0.5% chất béo, 0.5% tro.
  • Các chất men: tyrozinaza, oxydaza, lacaza có trong mía non.
  • Ngoài ra còn chứa: gluxin, glutamin, loxin, tanin,..
  • Vỏ cây mía chứa chất béo gồm axit oleic, axit stearic và axit capronic, axit linolic

Cách thức bào chế và dùng cây mía đường

Mía đường là thảo dược có thể dùng dưới dạng nguyên thân, ép nước hay cả  làm syrup hoặc kết hợp cùng một vài dược liệu nữa để làm phương thuốc chữa bệnh.

Vị thuốc cây mía đường

  • Tính vị: mía có vị ngọt mát cùng tính bình.
  • Quy kinh: Quy kinh tỳ, phế.
  • Vì mía đường không chứa độc tố nên liều dùng thường không cố định, tuy vậy trong dược liệu này chứa lượng lớn đường nên tuyệt đối không lạm dụng quá mức.

Lợi ích và công dụng mà cây mía đường mang lại cho sức khỏe con người 

Tác dụng của cây mía đường có thể kể đến như:

  • Hỗ trợ điều trị viêm dạ dày mãn tính.
  • Chữa vết nứt nẻ da chân tay.
  • Chữa chứng táo bón.
  • Trị ngộ độc.
  • Chữa bệnh viêm da, chín mé.
  • Trị triệu chứng đái dắt ở trẻ nhỏ.
  • Thanh  nhiệt, nhuận hầu, nhuận phế.
  • Trị triệu chứng đầy bụng, miệng hôi.
  • Cải thiện tình trạng suy nhược, mệt mỏi, khó ngủ.
  • Chữa bệnh lý đường tiết niệu
  • Tốt cho người bệnh về phổi, sởi.

Giảm nhanh chứng táo bón

Những điều cấm kỵ cùng bí quyết sử dụng cây mía đường sao cho thật hiệu quả

  • Dị ứng với bất kỳ thành phần nào có trong mía đường.
  • Do mía có tính hàn nên tuyệt đối không dùng cho những người tỳ vị hư hàn, đau bụng.
  • Không nên ăn mía nhai cả vỏ hay không rửa sạch vì ở phần vỏ mía có thể có rất nhiều trứng giun và vi khuẩn.
  • Không tự ý kết hợp các bài thuốc từ mía cùng với thuốc tây mà không thông qua những người có kiến thức chuyên môn.

Các bài thuốc dân gian quý từ cây dược liệu mía đường

Bài thuốc trị viêm dạ dày mãn tính

Nước mía cùng với rượu nho mỗi loại 1 ly trộn đều rồi uống ngày 2 lần vào buổi sáng và buổi tối.

Bài thuốc chữa táo bón

  • Cần nguyên liệu: 200ml nước mía, 50ml mật ong.
  • Thực hiện: Cho 2 nguyên liệu trên hoà vào nhau ngày uống 2 lần sáng tối thì triệu chứng táo bón sẽ dần cải thiện.

Phương thuốc trị ngộ độc

– Bài thuốc 1:

  • Dược liệu cần chuẩn bị: 80g thân mía, 30g cam thảo bắc, 30g ý dĩ, 30g thục địa cùng 20g lá tre, 20g kim ngân, 20g rễ cỏ tranh, 20g rễ ngưu tất.
  • Thực hiện như sau: cho tất cả các nguyên liệu vào nồi rồi đổ 1 lít nước vào sắc tầm 20 phút.

– Bài thuốc 2:

Lấy thân cây mía giã nát cùng với rễ cỏ tranh. Sau đó ép lấy nước rồi đun sôi trộn với nước dừa uống.

Chữa nứt nẻ chân tay

  • Cần: Lấy 100g ngọn mía và 100g bèo cái.
  • Dùng bằng cách: giã nát dược liệu đã chuẩn bị, thêm vào một bát nước tiểu (trẻ nhỏ càng tốt) đem nấu sôi. Ðể nước ấm rồi ngâm cỡ 30 phút vào vùng nứt nẻ.

Bài thuốc trị bệnh lý đường tiết niệu

– Bài thuốc 1:

  • Nguyên liệu cần: 500g nước mía ép, 500g nước ép ngó sen tươi.
  • Dùng: cho 2 loại nước ép trên hoà lẫn vào nhau uống 3 đến 4 lần trong ngày.

– Bài thuốc 2:

  • Cần dùng: 200g mã đề, 300g mía đường kết hợp 150g râu ngô.
  • Cách thực hiện: sau khi rửa sạch mía thì đem cắt khúc rồi chẻ nhỏ sắc cùng mã đề với râu ngô. Uống ngày 2 lần.

Hỗ trợ trị bệnh sởi

  • Chuẩn bị: 40g sắn dây, 2 khúc mía, 20g rau mùi.
  • Cách làm: đem sắc tất cả các nguyên liệu chuẩn bị cùng với 2 bát nước cho tới khi nước còn một nửa thì tắt bếp. Lấy phần nước uống.

Bài thuốc chữa chứng đầy bụng, miệng hôi

  • Cần dược liệu: 300ml nước mía cô đặc, 40g vỏ cây đại tán nhuyễn, 8g phèn chua tán nhuyễn.
  • Dùng: Trộn các dược liệu lại với nhau rồi vò thành những viên nhỏ 0.5g. Mỗi lần sử dụng 8 viên vào buổi sáng, tối trước khi ngủ.

Bí quyết dùng cây mía đường mang đến kết quả tốt nhất kèm chế độ vận động phù hợp

Để mang đến kết quả điều trị tốt nhất thì Apharma khuyên bạn nên cần có một chế độ ăn uống và sinh hoạt điều độ và tuyệt đối nói không với các chất kích thích hay rượu bia. Bên cạnh đó chúng ta nên duy trì chế độ vận động thể dục mỗi ngày để nâng cao sức đề kháng từ đó phòng ngừa được nhiều bệnh lý nguy hiểm.

Bạn có thể tham gia các bộ môn như: yoga, thiền, đi bộ, chạy bộ, gym, bơi lội, khiêu vũ, dưỡng sinh,…

Khi nào chúng ta nên sử dụng cây mía đường và sử dụng bao lâu?

Người bình thường sử dụng dược liệu mía đường có ảnh hưởng gì không?

Cây mía đường rất lành tính và không chứa độc tố tuy vậy nó chứa lượng lớn đường nên cần sử dụng đúng theo chỉ dẫn liều lượng để đảm bảo an toàn tuyệt đối khi dùng.

Lựa chọn nơi bán và dược liệu mía đường chất lượng tốt

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều nơi bày bán mía đường tuy nhiên chúng ta cần lựa chọn những địa chỉ uy tín để tránh mua phải những hàng kém chất lượng ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe cũng như hiệu quả chữa trị.

Hình ảnh cây mía

Cây mía đường là một loại cây phổ biến mang theo vô vàn lợi ích cho sức khỏe. Việc tận dụng những loại dược liệu có nguồn gốc từ tự nhiên để làm các phương thuốc chữa bệnh không những đem đến hiệu quả cao mà còn cực kỳ an toàn và lành tính. Hy vọng bài viết trên đây của công ty cổ phần dược phẩm Apharma đã giúp bạn có được những kiến thức hữu ích về cây mía đường.

Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *