Cây mâm xôi hay còn có tên gọi khác là phúc bồn, là một trong những loại cây được nhiều người yêu thích không chỉ hương vị thơm ngon của nó mà còn chứa nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe chúng ta.
Trong cây mâm xôi có hàm lượng vitamin K, C dồi dào, cùng các khoáng chất mangan, magie có công dụng lớn trong việc nâng cao sức đề kháng, bảo vệ hệ tim mạch và phòng chống, hỗ trợ điều trị các bệnh về thần kinh và sinh sản. Vậy để tìm hiểu rõ hơn về công dụng trị bệnh của cây mâm xôi thì mời bạn đọc cùng theo dõi ngay bài viết sau đây của Apharma nhé!
Một số thông tin về đặc điểm, hình thái của cây mâm xôi
1. Đặc điểm sinh thái và hình ảnh cây mâm xôi
Cây mâm xôi là một loại cây thân leo, cao 2m với tán lá khá rộng và thân có rất nhiều gai nhọn, có kích thước trung bình. Đa số tất cả các bộ phận của cây mâm xôi rừng đều có gai nhỏ từ thân, cành, cuống và cuống hoa.
Lá mâm xôi là mọc đơn, có dạng trái tim, dạng hình lưỡi mác với những gân nhỏ xung quanh. Cuống lá dài với đường kính từ 5 – 15cm. Hoa phúc bồn tử thường mọc thành từng chùm ở nách lá, có nhiều lông và màu trắng.
Quả phúc bồn tử là loại quả kép, có dạng hình cầu với nhiều hạch quả tụ lại có dạng một đĩa xôi. Có lẽ do hình dáng giống như đĩa mâm xôi đỏ tươi nên cái tên quả mâm xôi được đặt tên cho loại thảo dược này. Khi chín trái mâm xôi sẽ có màu đỏ tươi. Hoa thường mọc nhiều vào tháng 2 – 3, còn quả thì thường mọc vào tháng 5 -7.
Hình dáng của quả mâm xôi khá tương tự với quả dâu ta với nhiều múi quả gắn với nhau nên cho hương vị cũng khá giống quả dâu ta,u ngọt ngọt và chua chua. Tuy nhiên quả mâm xôi có thêm những hạt nhỏ xíu xung quanh thân nên khi ăn sẽ có cảm giác giòn trong miệng.
2. Địa điểm trồng và phân bố nhiều cây mâm xôi
Cây mâm xôi được phân bố và trồng nhiều ở các nước Châu Âu, Châu Mỹ, Châu Á. Tại Việt Nam, cây mâm xôi là loại mọc hoang ở khắp nơi, trong đó nhiều nhất là các tỉnh miền núi phía Bắc nước ta.
3. Bộ phận dùng, cách thu hoạch, chế biến, bảo quản cây mâm xôi
- Bộ phận thường được dùng nhiều nhất của cây mâm xôi là quả, cành và lá.
- Cách thu hoạch cây mâm xôi: Quả phúc bồn tử thường được thu hoạch khoảng thời gian là tháng 5 – 7 còn cành và lá có thể thu hái quanh năm.
- Cách chế biến quả mâm xôi: Quả sau khi thu hoạch về thì có thể sử dụng trực tiếp. Cành và lá sau khi đem về thì tiến hành cắt ngắn thành từng khúc và phơi khô để làm dược liệu.
- Cách bảo quản mâm xôi đúng cách: Lưu ý cần bảo quản dược liệu cây mâm xôi ở nơi khô ráo, tránh ánh nắng chiếu trực tiếp, thoáng mát để tránh bị nấm mốc, hư hỏng.
4. Thành phần hóa học của cây mâm xôi
Trong quả cây mâm xôi chứa rất nhiều thành phần và hợp chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe như:
- Chất Axit ellagic: là một trong những chất dinh dưỡng có nguồn gốc thực vật với tác dụng chống oxy hóa hiệu quả. khi sử dụng nhiều quả phúc bồn tử thì sẽ giúp bảo vệ màng tế bào và các cấu trúc cơ thể bằng cơ chế trung hòa các gốc tự do.
- Các hợp chất flavonoid có thể kể đến như kaempferol, quercetin, anthocyanin.
- Bên cạnh đó, quả phúc bồn tử còn giàu vitamin và khoáng chất như mangan, Mg, Cu, Zn, K, acid folic, omega – 3, vitamin C, vitamin K, vitamin E, chất xơ.
- Bên cạnh đó, bên trong lá cây mâm xôi có chứa nhiều chất tanin.
5. Tính vị của quả mâm xôi
Quả cây mâm xôi đa số có vị ngọt nhạt, chua tính bình còn ây có vị hơi the.
Tác dụng dược lý
1. Theo y học hiện đại
Trong quả mâm xôi có chứa rất nhiều chất Axit ellagic có tác dụng giúp chống lão hóa gấp đôi trái dâu tây, gấp 3 lần quả kiwi và gấp 10 lần so với hợp chất trong cà chua.
Ngoài ra, Vitamin C và anthocyanin là sự kết hợp tuyệt vời trong quả mâm xôi giúp tăng khả năng chống oxy hóa, điều trị và ngăn ngừa bệnh ung thư, giúp loại trừ các gốc tự do khi ADN của tế bào thay đổi. Đặc biệt, vitamin C và flavonoid còn có tác dụng giúp kháng viêm và kháng khuẩn cho cơ thể tuyệt vời.
2. Theo y học cổ truyền
Quả mâm xôi còn có tác dụng giúp bổ can thận, điều hòa tinh khí, làm cường dương, tăng sức khỏe cho nam giới. Bên cạnh đó, lá cây phúc bồn tử còn có tác dụng hoạt huyết, thanh nhiệt, giúp tiêu viêm hiệu quả.
Liều dùng quy định và cách dùng cây mâm xôi
Cây mâm xôi giúp tăng cường hệ tiêu hóa, bổ thận tráng dương. Toàn bộ các bộ phận của cây mâm xôi đều được điều chế thành thuốc. nên theo bài thuốc mà có quy định liều lượng khác nhau. Đối với quả mâm xôi thì có thể dùng để ăn trực tiếp hoặc chế biến thành những món ăn. Có thể kết hợp các vị thuốc khác với mâm xôi theo liều lượng hợp lý. Còn đối với cành lá của phúc bồn tử thường dùng để sắc nước uống.
Công dụng của phúc bồn tử
1. Tăng cường và nâng cao sức đề kháng của cơ thể
Trong quả mâm xôi có chứa hàm lượng vitamin C rất cao, đây là một trong những loại vitamin vô cùng quan trọng đối với việc tăng cường sức đề kháng cho cơ thể chúng ta. Vitamin C giúp gia tăng lượng collagen trong xương, giúp các mô liên kết chặt chẽ và tăng cường sức khỏe mạch máu.
Hàm lượng vitamin C trong phúc bồn tử có tác dụng giúp chống oxy hóa và ngăn chặn sự xâm nhập của virus bên ngoài vào các tế bào máu. Các chất chống oxy hóa có thể kể đến như phenol và anthocyanin có vai trò quan trọng đối với sức khỏe cho cơ thể.
2. Quả mâm xôi phòng chống bệnh ung thư
Trong quả phúc bồn tử có chứa nhiều loại flavonoid giúp chống oxy hóa và ung thư hiệu quả. Quả mâm xôi thuộc loại quả có nồng độ chất chống oxy cao nhất hóa so với những loại trái cây còn lại. Axit ellagic là một chất chống oxy hóa tự nhiên được tìm thấy nhiều trong thành phần của trái cây, rau và phổ biến ở các loại quả mọng nước. Chất này cùng được tìm thấy rất nhiều trong quả mâm xôi.
Ngoài ra, một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng quả mâm xôi có một vai trò quan trọng trong việc giúp giảm stress oxy hóa, giảm sưng viêm, đồng thời hạn chế sự phát triển và sinh sản của các tế bào ung thư. Ngoài ra, phúc bồn tử có chứa nhiều loại vitamin C giúp làm giảm sự hình thành các chất gây ung thư đáng kể trong cơ thể.
Các vitamin hoạt động như các chất chống oxy hóa, làm giảm sự mất cân bằng oxi hóa trong cơ thể, hạn chế khả năng dẫn đến ung thư.
3. Duy trì hoạt động và sức khỏe của tim mạch
Một tác dụng quan trọng của quả mâm xôi là khả năng tăng cường và nâng cao sức khỏe của tim mạch. Hàm lượng chất kali có chứa trong phúc bồn tử giúp điều hòa nhịp tim và huyết áp của cơ thể. Bên cạnh đó, phúc bồn tử rất giàu các khoáng chất như mangan, đồng và sắt, giúp cho việc sản xuất hồng cầu và ngăn ngừa các tình trạng thiếu máu của cơ thể.
Vitamin C trong quả mâm xôi còn giúp phục hồi và củng cố các thành mạch máu, giúp tăng cường khả năng lưu thông máu đồng thời cải thiện hoạt động của tim mạch. Ngoài ra, quả phúc bồn tử còn là một loại trái cây có hàm lượng đường ít nên đem lại những lợi ích tốt cho sức khỏe tim mạch nên người đang mắc bệnh tiểu đường có thể an tâm ăn nhiều trái mâm xôi mà không làm tăng lượng đường trong máu.
4. Cây mâm xôi chữa hiếm muộn, cải thiện chức năng sinh sản ở phụ nữ và nam giới
- Vitamin C và magie là những thành phần trong quả mâm xôi giúp cải thiện khả năng sinh sản ở cả nam và nữ giới. Các nghiên cứu đã cho thấy các chất chống oxy hóa trong quả mâm xôi giúp bảo vệ sức khỏe của tinh trùng và làm giảm nguy cơ dẫn đến sảy thai.
- Ngoài ra, trong quả mâm xôi có chứa hàm lượng kẽm cao giúp kiểm soát lượng testosterone, góp phần tăng cường hưng phấn cho nam giới đồng thời cải thiện chất lượng tinh trùng. Bên cạnh đó, phúc bồn tử còn chứa hàm lượng lớn các chất chống oxy hóa giúp hỗ trợ việc lưu thông máu đến cơ quan sinh dục nhanh chóng, từ đó tăng cường chức năng sinh lý cho phái nam.
- Đặc biệt trong quả mâm xôi có chứa chất chống oxy hóa acid ellagic tự nhiên, chất này thường có trong trái cây và rau củ và có nhiều trong nước ép quả mâm xôi. Hợp chất này có khả năng giúp chống viêm ở vùng dạ dày và ruột. Ngoài ra, vitamin C và các flavonoid có trong quả mâm xôi còn giúp tăng cường màng tế bào, giúp chống viêm hiệu quả.
5. Tăng cường sức khỏe cho răng miệng
Mâm xôi có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm nên rất hiệu quả trong việc tăng cường sức khỏe của răng miệng. Tinh chất có trong phúc bồn tử có giúp kháng khuẩn và chống viêm hiệu quả, diệt trừ được một số loại vi khuẩn gây bệnh răng miệng.
Nhiều nghiên cứu khuyến khích chúng ta nên nên ăn phúc bồn tử thường xuyên vì vitamin C và các khoáng chất trong quả phúc bồn tử có tác dụng nổi bật trong việc ngăn ngừa và kiểm soát bệnh viêm nướu và sâu răng.
Cách dùng, liều dùng cây mâm xôi
1. Liều lượng quả mâm xôi khi dùng để ngâm rượu
Sử dụng 1kg quả tươi mâm xôi chín ngâm cùng với 3 lít rượu 45 độ. Ngâm dược liệu trong vòng 1 tháng là có thể sử dụng được. Hoặc có thể dùng 1kg quả khô ngâm cùng với 5-6 lít rượu 40 độ. Ngâm trong vòng 1 tháng là có thể dùng được
2. Liều lượng dùng để làm thuốc tăng cường chức năng gan, kiện tỳ vị, kích thích ăn ngon
Bên cạnh chức năng của cây mâm xôi chữa thoát vị địa đệm thì cây mâm xôi làm dày niêm mạc khá hiệu quả. Dùng 20-25g lá, thân rễ mâm xôi khô pha cùng với 1 lít nước sôi, sau đó ủ trong thời gian 30 phút là có thể dùng được. Dùng nước thân lá mâm xôi đã ngâm để uống thay nước hàng ngày.
Vị thuốc phúc bồn tử dùng để điều trị các bệnh
1. Bài thuốc giúp bổ thận ích khí
Sử dụng 200g hải sâm 200g, 150g thịt dê cùng 12g mâm xôi, ích trí nhân, nhục quế và gia vị. Tiến hành đem hải sâm ngâm cho đến khi mềm còn thịt dê rửa sạch và thái lát nhỏ vừa ăn. Đem mâm xôi và ích trí nhân đi sắc lấy nước dùng rồi bỏ bã. Sau đó cho thịt dê, hải sâm, nhục quế lần lượt vào nước nước đang đun sôi, đun nhỏ lửa đến khi thịt mềm thì tiến hành nêm nếm gia vị vừa đủ. Nên sử dụng lúc còn nóng sẽ ngon hơn.
2. Bài thuốc giúp tráng dương, chữa bệnh liệt dương
- Cách 1: Chuẩn bị 5 con chim sẻ 5, 30g-40g thỏ ty tử, 10-15g mâm xôi, 20-30g câu kỷ tử, 100g gạo tẻ và gia vị, hành, gừng. Đem tất cả các nguyên liệu nấu thành cháo để sử dụng 2 – 3 lần ăn trong ngày.
- Cách 2: Chuẩn bị 15g ba kích 15g, mâm xôi, thỏ ty tử đem ngâm cùng 250g rượu gạo. Để khoảng 7 ngày thì có thể đem ra dùng, mỗi ngày dùng khoảng 20 – 30ml.
- Cách 3: Sử dụng liều lượng bằng nhau các dược liệu như kỳ tử, ngũ vị tử, xa tiền tử, mâm xôi, thỏ ty tử rồi đem đi sấy khô hoặc phơi, sau đó tán nhuyễn thành bột. Đem các dược liệu đã tán trộn cùng với một ít nước rồi vò thành từng viên vừa uống. Mỗi ngày uống 2 lần, liều lượng cho mỗi lần uống là khoảng 6g.
3. Chữa chứng chậm tiêu, giúp lợi tiểu
Dùng 15 – 30g quả mâm xôi để pha trà hoặc sắc với nước sử dụng hằng ngày.
Một số lưu ý cần chú ý khi sử dụng cây mâm xôi
Người dùng nên lựa chọn những loại quả mâm xôi hoặc dược liệu được thu hái và chế biến từ cây mâm xôi có nguồn gốc rõ ràng, không có chất độc hại và bảo quản để làm thuốc. Mặc dù tác dụng của quả mâm xôi với sức khỏe là rất nhiều và tuyệt vời nhưng bạn cũng nên lưu ý một số trường hợp sau đây:
- Người đang sử dụng thuốc kháng sinh không nên sử dụng quả mâm xôi hay bất kì các các sản phẩm có thành phần và chiết xuất từ quả mâm xôi vì các hợp chất tyramine trong trái mâm xôi có thể dẫn đến sự gia tăng đột ngột nguy hiểm cho huyết áp.
- Quả mâm xôi tránh dùng cho phụ nữ mang thai vì nó làm co bóp tử cung của người mẹ, do đó bạn nên tham khảo ý kiến của các bác sĩ trước khi sử dụng.
Kết luận
Cây mâm xôi làm thuốc được dùng khá nhiều trong Đông Y để điều trị một số bệnh về gan, tim, đường huyết. Hầu như toàn bộ các bộ phận của loại cây này đều có thể được dùng để ăn, cành lá dùng để làm thuốc.
Với tiêu chí làm việc mong muốn bệnh nhân được sử dụng những loại dược liệu an toàn với chất lượng tốt nhất, nhà thuốc Apharma tự hào là nơi cung cấp thuốc tin cậy, uy tín chất lượng cho khách hàng. Hy vọng với những thông tin qua bài viết trên đây đã cung cấp thêm cho các bạn một số thông tin chữa bệnh từ dược liệu cây mâm xôi nhé!