Hoa Atiso

Bộ phận dùng làm dược liệu có tác dụng tốt nhất của cây hoa Atiso

Hoa Atiso không còn là cái tên quá xa lạ đối với chúng ta. Sở hữu những công dụng tuyệt vời cho cơ thể, Atiso ngày càng được sử dụng rộng rãi và được ứng dụng nhiều trong các bài thuốc giúp chữa bệnh, bồi bổ sức khỏe. Tuy nhiên, bạn đã thực sự hiểu hết các công dụng cũng như cách sử dụng đúng của loại thảo dược này? Hãy cùng nhà thuốc Apharma tìm hiểu chi tiết về cây hoa Atiso trong bài viết dưới đây nhé.

Hoa Atiso là dược liệu gì?

Hoa Atiso là dược liệu gì?
hoa atiso
hoa atiso
hoa atiso
hoa atiso

Cây Atiso là loại cây lá gai có nguồn gốc từ miền Nam châu Âu với rất nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe. Atiso là tên bắt nguồn từ tiếng Pháp, gọi là a-ti-sô hoặc ác-ti-sô đều được. Atiso thuộc họ Cúc, có tên khoa học là Cynara Scolynus Lour.

Mô tả cây dược liệu hoa Atiso

Đặc điểm nhận biết cây hoa Atiso

Hoa Atiso có 2 loại phổ biến, đều có rất nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe. Đó là hoa Atiso xanhhoa Atiso đỏ (hay còn gọi là bụt giấm). Tuy nhiên tác dụng và cách dùng của hai loại thảo dược này khác nhau hoàn toàn. Vì thế các bạn cần lưu ý đặc điểm để phân biệt cũng như có các dùng đúng.

Hoa Atiso đỏ là loại cây thảo lớn, thường cao từ 1 đến 1.5m, thân có màu tím nhạt. Là loài hoa dại, thường xuất hiện ở khu vực Tây Nam Bộ. Hoa của cây Atiso đỏ có màu đỏ rực, mọc đơn từ vị trí nách lá. Khi hoa tàn, quả Atiso sẽ xuất hiện với màu đỏ rực giống như hoa. Tuy là loại hoa mọc dại nhưng thảo dược này vẫn có rất nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe.

Hoa Atiso xanh màu xanh tím, dạng búp, hình cầu, thân cây thường cao từ 1 đến 2m. Có xuất hiện lông trắng ở thân và lá. Lá của Atiso xanh có gai, phiến khía sâu và mọc so le. Phần lá bắc ở ngoài hoa có hình dáng nhọn và kích thước khá dày.

Trong bài viết này, nhà thuốc online Apharma sẽ tập trung đi sâu tìm hiểu về tác dụng, các bài thuốc và cách sử dụng loài Hoa Atiso xanh.

Khu vực sinh trưởng và phân bố của hoa Atiso

Hoa Atiso xanh phân bố chủ yếu ở vùng đất Đà Lạt, đây cũng được xem là biểu tượng của thành phố này. Còn hoa Atiso đỏ được tìm thấy nhiều ở vùng Tây Nam Bộ.

Bộ phận dùng làm dược liệu có tác dụng tốt nhất của cây hoa Atiso

Bộ phận dùng làm dược liệu có tác dụng tốt nhất của cây hoa Atiso
hoa atiso

Hầu hết các bộ phận của cây Atiso đều có thể được dùng để làm thuốc gồm có lá cây, thân, rễ và hoa.

Phương pháp thu hái, sơ chế và bảo quản cây Atiso

  • Lá: thu hoạch lá tươi. Sau đó có thể thực hiện chiết xuất Cynarin ngay hoặc nếu không thì đem phơi khô để chế biến sau.
  • Hoa: với những hoa còn non và các lá bắc còn chụm lại, người ta sẽ thu hoạch để làm rau, chế biến thức ăn. Còn khi hoa sắp nở, người ta sẽ đem đi sấy khô để làm dược liệu.
  • Thân và rễ: Thân và rễ sẽ được thu hoạch sau khi cây đã được lấy hết hoa và lá. Thân, rễ sẽ được làm sạch để loại bỏ đất cát. Sau đó cắt thành khúc hoặc thái lát mỏng rồi đem phơi hoặc sấy khô.

Dược liệu sau khi sơ chế sẽ được bảo quản kỹ trong bao nilon kín ở nơi thoáng mát, khô ráo. Người ta sẽ thường xuyên tiến hành kiểm tra chất lượng dược liệu để tránh hiện tượng sâu mọt hay ẩm mốc.

Thời hạn sử dụng kể từ khi sơ chế

Sau khi sơ chế, thời hạn sử dụng dược liệu là 1 năm nếu điều kiện bảo quản trong kho tốt.

Cách phân biệt thành phẩm Hoa Atiso tốt

Thành phẩm dược liệu Hoa Atiso tốt sẽ không chứa các tạp chất như đất cát, sỏi hay xuất hiện tình trạng mối mọt, ẩm mốc.

Mùa thu hoạch Hoa Atiso trong năm

Thông thường, người ta sẽ tiến hành thu hoạch hoa Atiso vào tháng 8 đến tháng 12 hàng năm. Tuy nhiên, thời gian thu hoạch cũng có thể thay đổi tùy vào thời điểm gieo trồng và cách chăm sóc.

Thành phần dược liệu có trong Hoa Atiso có gì?

Trong hoa Atiso có chứa rất nhiều hoạt chất có lợi cho sức khỏe, đặc biệt có thể kể đến hai hoạt chất chống oxy hóa là Cynarin và Silymarin. Bên cạnh đó, hoa Atiso còn chứa hàm lượng lớn catechin, một chất được cho là có tác dụng hiệu quả trong việc hỗ trợ điều trị bệnh ung thư.

Ngoài ra, thành phần của hoa Atiso còn bao gồm rất nhiều loại vitamin A, C, B1, B2 cũng như các loại khoáng chất tự nhiên tốt cho cơ thể.

Phương pháp bào chế và sử dụng Hoa Atiso

Hoa Atiso có thể bào chế và sử dụng ở nhiều dạng khác nhau tùy vào nhu cầu và mục đích sử dụng. Có thể kể đến một số cách dùng phổ biến của Atiso như dạng tươi, dạng khô, thuốc sắc, dạng cao lỏng/mềm/khô, trà Atiso, viên bao, v.v.

Vị thuốc của cây hoa Atiso

Tính chất – Mùi vị

Trong Đông y, lá Atiso có vị đắng pha một chút ngọt, quy kinh vào Can và Đởm.

Liều lượng sử dụng an toàn

Liều lượng sử dụng dược liệu Atiso an toàn phụ thuộc theo dạng thức sử dụng. 

  • Với dạng cao lỏng, liều dùng mỗi ngày là khoảng 2 đến 10g.
  • Với thuốc sắc liều dùng là 10 đến 20g ở dạng tươi và 5 đến 10g ở dạng khô mỗi ngày.
  • Với dạng trà túi lọc ngày sử dụng 2 đến 3 túi là đủ.

Độc tính khi dùng quá liều

Nếu sử dụng quá liều, dược liệu Atiso có thể gây ra một số tác dụng không mong muốn như chướng bụng, chán ăn và thậm chí là suy thận. Chính vì thể để đảm bảo an toàn, người bệnh cần tuân thủ liều lượng đã quy định, không nên sử dụng quá liều hoặc quá lạm dụng

Công dụng, lợi ích cho sức khỏe con người của thảo dược hoa Atiso

Thảo dược Atiso được mệnh danh là “thần dược” với rất nhiều công dung có lợi cho sức khỏe. Chúng ta có thể kể đến một số tác dụng nổi bật của hoa Atiso xanh sau đây:

  • Ngăn chặn, phòng ngừa và điều trị các bệnh lý liên quan đến tim mạch.
  • Có tác dụng cực kỳ tốt cho gan.
  • An thần, cải thiện hệ thần kinh, giúp thư giãn, điều trị mất ngủ, khó ngủ, ngủ không sâu giấc, giảm căng thẳng và mệt mỏi do làm việc quá sức.
  • Giúp thanh lọc cơ thể, loại bỏ các độc tố, làm chậm quá trình lão hóa, làm đẹp da và bảo vệ da khỏi các tác động tiêu cực từ môi trường.
  • Cải thiện chức năng của hệ tiêu hóa, lợi tiểu.
  • Giảm lượng cholesterol xấu, kiểm soát lượng đường trong máu.
  • Giải rượu, chống buồn nôn và nôn.
  • Phòng ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh ung thư.
Công dụng, lợi ích cho sức khỏe con người của thảo dược hoa Atiso
hoa atiso

Kiêng kỵ và bí quyết sử dụng Hoa Atiso hiệu quả

Bí quyết sử dụng dược liệu từ cây Atiso hiệu quả

Trong trường hợp sử dụng Atiso trong thời gian dài, người dùng nên tiến hành kiểm tra lượng cholesterol định kỳ cũng như có chế độ ăn hạn chế tối đa các chất béo. Ngoài ra, uống Atiso nhiều có thể gây ra các tác dụng không tốt cho sức khỏe vì thế hãy sử dụng dược liệu đúng theo liều lượng mà thầy thuốc, bác sĩ đã chỉ định.

Một số điều kiêng kỵ cần lưu ý

  • Tuyệt đối không sử dụng Atiso cho những trường hợp bệnh nhân bị viêm loét dạ dày – tá tràng, người thường xuyên bị lạnh bụng hoặc trường hợp cảm thấy mệt mỏi, chán ăn sau khi sử dụng Atiso.
  • Trường hợp bạn đang sử dụng các thuốc có tác dụng bổ sung sắt, muối thì không nên dùng Atiso vì dược liệu có thể ngăn chặn quá trình hấp thụ các loại thuốc này.
  • Hoa Atiso có tốt cho bà bầu không? Chưa có các nghiên cứu cụ thể về tác dụng của Atiso đối với bà bầu hoặc phụ nữ đang cho con bú, vì thế hãy cực kỳ thận trọng khi sử dụng dược liệu với các trường hợp này.

Các bài thuốc dân gian quý từ cây thảo dược Hoa Atiso

Các bài thuốc chữa bệnh tiểu đường từ vị thuốc Atiso

Bài thuốc 1

Nguyên liệu cần chuẩn bị: 50g hoa Atiso

Cách thực hiện: Đem hoa phơi khô rồi tán nhỏ  cho vào hũ đậy kín. Dùng để pha với nước như trà, uống mỗi ngày 2g.

Bài thuốc 2

Chuẩn bị 100g hoa Atiso và 100g lá Atiso. Rồi đem chế biến và luộc như món rau ăn trong bữa.

Bài thuốc 3

Nguyên liệu cần chuẩn bị: 50g hoa Atiso, 150g lá lách lợn cùng một số gia vị cần thiết.

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch kỹ các nguyên liệu để loại bỏ tạp chất. Rồi thái miếng và bỏ chung vào bát để ướp với các loại gia vị tùy ý.
  • Sau đó, cho hấp cách thủy cho chín là có thể dùng được.

Bài thuốc này thực hiện liên tục trong 10 ngày, mỗi ngày 1 lần rồi dừng 5 ngày, sau đó lại tiếp tục sử dụng.

Bài thuốc giảm cholesterol, cải thiện tiêu hóa từ Atiso

Nguyên liệu cần chuẩn bị: 50g hoa Atiso, 50g cà rốt, 100g khoai tây, 150g sườn lợn cùng các loại gia vị cần thiết.

Cách thực hiện:

  • Sơ chế sạch sẽ các nguyên liệu cần dùng rồi cho vào nồi ướp gia vị.
  • Sau đó đem tất cả ninh nhừ, nêm nếm gia vị phù hợp và dùng chung với cơm, bún hoặc bánh mì đều được.

Đây là bài thuốc dễ làm, dễ ăn mà giá trị dinh dưỡng lại cao và cực kỳ tốt cho sức khỏe. Bạn có thể thực hiện hàng ngày với liều lượng quy định.

Ngoài ra, bạn có thể tham khảo một số loại thảo dược khác có tác dụng tương tự tại website của nhà thuốc online APharma thuộc Công ty cổ phần dược phẩm Apharma.

Bài thuốc giải độc cơ thể, cải thiện chức năng gan

Nguyên liệu cần chuẩn bị: 50g hoa Atiso, 100g gan lợn và các gia vị cần thiết.

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch và sơ chế các nguyên liệu. Phần gan lợn được đem ướp cùng các gia vị tùy theo khẩu vị.
  • Hoa Atiso thái nhỏ, giã nhuyễn rồi lọc lấy phần nước.
  • Sau đó, đem phần gan đã ướp xào chín rồi cho nước cốt Atiso vào và nấu trong vòng 15 phút.

Bí quyết sử dụng thảo dược hiệu quả nhất kèm chế độ vận động phù hợp tốt cho sức khỏe.

Bên cạnh việc sử dụng thảo dược để cải thiện sức khỏe, bạn cũng nên kết hợp với chế độ vận động. Vận động không chỉ đơn giản là một cách cải thiện sức khỏe, nó còn đóng vai trò quan trọng trong việc hấp thu các dưỡng chất, hỗ trợ thảo dược phát huy tối đa tác dụng. Vì thế, chỉ cần mỗi ngày dành ra 30 phút để vận động nhẹ nhàng, chắc chắn bạn sẽ cảm nhận được sự thay đổi tích cực của cơ thể.

Khi nào nên dùng thảo dược Hoa Atiso và sử dụng bao lâu?

Khi nào nên dùng thảo dược Hoa Atiso và sử dụng bao lâu?
hoa atiso

Hoa Atiso có thể sử dụng hàng ngày để chế biến các món ăn trong bữa ăn cũng như pha trà uống. Tuy nhiên, hãy lưu ý rằng không nên quá lạm dụng thảo dược này, chỉ sử dụng theo đúng liều lượng quy định.

Là một loại “thần dược” sở hữu những công dụng tuyệt vời đối với sức khỏe, nhu cầu tìm mua hoa Atiso ngày càng tăng. Chính vì thế mà hiện nay có rất nhiều nơi phân phối loại dược liệu này. Tuy nhiên, nếu không tỉnh táo để lựa chọn địa chỉ mua, bạn rất dễ mua phải các thành phẩm kém chất lượng, pha lẫn các tạp chất nguy hiểm. Do đó, để mua được sản phẩm tốt, an toàn, hãy chọn mua hoa Atiso ở những nơi phân phối uy tín, được nhiều khách hàng đánh giá cao.

Bạn đang tìm hiểu các thông tin liên quan đến dược liệu hoa Atiso? Bạn muốn biết hoa Atiso chữa bệnh gì? Uống hoa Atiso có tốt không? Nhà thuốc Apharma mong rằng với bài chia sẻ trên đây, bạn đã có được các kiến thức hữu ích về dược liệu này. Là một nhà thuốc chất lượng, Apharma mong rằng bên cạnh sứ mệnh trở thành địa chỉ mua thuốc online uy tín của khách hàng, chúng tôi còn có thể cung cấp thêm cho bạn những kiến thức hữu ích để cải thiện sức khỏe.

Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *