Cây đậu săng

Cây đậu săng

Cây đậu săng là loài cây gì? Những tác dụng đặc biệt mà đậu săng mạng lại? Nên sử dụng liều lượng như thế nào? Cách sử dụng chúng ra sao?

Từ ngàn xưa, việc sử dụng các loài cây thảo mộc để điều trị bệnh đã được các thầy thuốc Y học cổ truyền áp dụng rộng rãi trong đời sống thường ngày. Tính đến ngày nay đã có rất nhiều loài thảo dược được tìm thấy và nghiên cứu, trong đó có cây đậu săng. Loại cây họ đậu này còn được biết đến như một loài cây thuốc được bào chế để hỗ trợ điều trị các bệnh lý như ho, viêm họng, cảm, sốt,… Tuy nhiên, bạn phải biết cách sử dụng chúng trong một giới hạn vừa đủ, nhằm tránh những tác hại không mong muốn mà chúng đem lại. Vì vậy, Nhà thuốc Apharma sẽ cung cấp những thông tin cần thiết về cây đậu săng thông qua bài viết dưới đây.

Các tên gọi khác của cây đậu săng

Cây đậu săng có nguồn gốc từ các quốc gia châu Á và được di thực đến nhiều nước xung quanh. Qua nhiều năm được nghiên cứu và ứng dụng các tác dụng của mình thì cây đậu săng đã có rất nhiều tên gọi khác nhau ở các quốc gia, cũng như ở Việt Nam như là

  • Tên tiếng Việt (tên thường gọi): đậu chiều (đậu triều), đậu cọc rào, đậu chè, mộc đậu…
  • Tên khoa học (tiếng Anh): Cajanus cajan L. Millsp.
Cây đậu săng
Cây đậu săng dược liệu quý của mọi nhà

Mô tả về dược liệu cây đậu săng

Đặc điểm của cây đậu săng

Tuy rằng, câu đậu săng thuộc thực vật họ đậu và có hoa nhưng chúng vẫn có những đặc điểm riêng của mình, nhờ vào những đặc trưng này mà chúng ta có thể phân biệt cây đậu chiều với nhiều loài cây họ đậu khác, chẳng hạn như

  • Thân cây: cây đậu săng là cây bán thân gỗ, khỏe khi hóa gỗ có thể cao lên đến 4m, nhánh mọc khắp thân cây và rễ đâm (độ sâu có thể lên đến 2m) sâu và rộng.
  • Lá: lá kép mọc xen kẽ, mỗi lá kép sẽ có 3 lá chét nhỏ và dài, có lông tơ và mặt dưới của lá có màu nhạt hơn.
  • Hoa: có màu hơi vàng và mọc thành từng chùm ở kẽ lá.
  • Quả: quả dài, dẹp và có đầu nhọn, có khoảng từ 2 – 9 hạt nhỏ hình bầu dục, có màu vàng nâu hoặc đỏ nhạt với đường kính hạt là 8mm.

Khu vực sinh trưởng và phát triển của đậu cọc rào

Đậu chiều được phát hiện ở Ấn Độ và một số nước thuộc khu vực nhiệt đới, do các tác dụng dược lý mà chúng mang lại và khả năng chịu được khí hậu khô hạn tốt, nên đậu săng đã được các nhà khoa học nghiên cứu và nhận giống ở rất nhiều ở các nước trong khu vực châu Phi và châu Á. Trong đó, tại Việt Nam chúng ta có thể tìm thấy chúng mọc hoang rất nhiều ở những nơi như là ven ao, hồ, ruộng, bờ đê,…

Các bộ phận của cây đậu săng được sử dụng làm thuốc trị bệnh

Do những giá trị dinh dưỡng, cũng như dược lý mà cây đậu săng mang lại thì hầu như các bộ phận thân, rễ, lá, hạt đều được người dân sử dụng làm thuốc trị bệnh.

Cây đậu săng
Các bộ phận của cây đậu chiều được sử dụng làm thuốc

Phương pháp thu hái, sơ chế và bảo quản cây đậu săng

Mùa kết hoa và cho quả của loài cây này vào khoảng tháng 1 đến tháng 3 hằng năm. Sau khi thu hái toàn bộ cây về sẽ tách từng bộ phận, sau đó bắt đầu sơ chế và được lưu trữ ở những nơi khô ráo tránh ẩm mốc, côn trùng, sâu bọ xâm phạm, phá hoại.

Cách phân biệt thành phẩm tốt

Khi bạn muốn mua những sản phẩm của cây đậu săng thì bạn nên xem xét kỹ những đặc điểm sau để phân biệt được đâu là thành phẩm có chất lượng, chẳng hạn như sản phẩm đã được đóng gói và in nhãn hiệu của nơi sản xuất, dược liệu vẫn còn giữ được mùi thơm đặc trưng, thành phẩm vẫn còn nguyên ven không bị phá hoại.

Đặc biệt là bạn nên lựa chọn những nơi chuyên cung cấp thuốc và dược liệu uy tín, ví dụ như Apharma là một trong những nhà thuốc luôn đặt chất lượng của sản phẩm và lợi ích của khách hàng lên hàng đầu.

Thành phần dược liệu của cây đậu cọc rào

Một số thành phần dược liệu chính có trong rễ, hạt, lá, thân của cây đậu săng như là men urease, chloroform, metanol, đồng thời trong hạt của cây đậu cọc rào còn có đạm, các vitamin và khoáng chất như vitamin A, B6, magie (Mg), sắt (Fe), canxi (Ca), kali (K), natri (Na),… và 100g hạt sẽ cung cấp khoảng 343 calo cho cơ thể người.

Phương pháp bào chế và sử dụng cây đậu săng

Sau khi thu hoạch về và cắt từng bộ phận ra thì mỗi phần của cây đậu săng sẽ có cách bào chế và sử dụng khác nhau bao gồm:

  • Hạt sẽ được thu hoạch khi chín khô ở trên cành và được đem về sắc lấy nước uống.
  • Rễ sẽ được đào lên và đem phơi khô, khi muốn sử dụng thì có thể đem ra sắc nước hoặc nghiền thành bột để dùng.
  • Lá có thể dùng ở dạng còn tươi, đem đi giã lấy nước ngậm, dùng để làm chất gây nôn, hoặc đắp lên da để trị các bệnh ghẻ lở, viêm nhiễm.
  • Thân có thể phơi khô rồi sắc lấy nước uống để tẩy giun.
Cây đậu săng
Cây đậu săng được thu hoạch khi quả bắt đầu chín và khô

Vị thuốc của cây đậu săng

Tính chất – mùi vị

Cây đậu săng có vị đắng, tính mát.

Tác dụng dược lý của cây đậu chè

Đậu chiều có tác dụng làm ấm phế, tiêu thực, trợ tỳ, đả thông huyết mạch.  Đồng thời chúng còn có một số tác dụng như chống oxy hóa, kháng khuẩn, ngăn ngừa các tổn thương của gan do rượu bia, tẩy giun.

Liều lượng an toàn để dùng cây đậu săng

Đối với lá cây đã có một số nghiên cứu cho thấy rằng dù ở số lượng ít nhưng bộ phận này vẫn mang độc tính, vì vậy chỉ nên dùng để ngậm hoặc đắp ngoài da. Tốt nhất là bạn nên hỏi ý kiến của bác sĩ về phương pháp, cũng như liều lượng cần dùng đến để tránh những tác dụng phụ ảnh hưởng đến sức khỏe.

Độc tính khi dùng quá liều cây đậu săng

Do lá cây có mang độc tính cao, do đó không nên sử dụng để uống vì có thể gây ngộ độc cho người dùng và có nguy cơ tử vong. Không nên lạm dụng hạt đậu săng, vì có thể dẫn đến thiếu hụt các chất dinh dưỡng khác.

Công dụng, lợi ích của đậu triều đối với sức khỏe của con người

Hiện nay, cây đậu săng đã có rất nhiều công dụng tốt đối với sức khỏe con người như là

  • Rễ cây dùng làm thuốc điều trị sốt, giải độc, tiêu thũng và đái đêm.
  • Hạt cũng được sử dụng như rễ cây chẳng hạn như chữa trị ho, cảm, nhức mỏi xương khớp.

Cây đậu săng mọc rào được sử dụng để trị các bệnh liên quan đến hô hấp

  • Còn lá đậu săng thì được dùng như một chất gây nôn khi bị ngộ độc thuốc trừ sâu hoặc là đun nước để tắm nhằm trị các bệnh ngoài da và cũng như dùng uống trị kiết lỵ.

Một số bài thuốc đến từ cây đậu săng

Đối với loài cây thuốc quý này thì ông cha ta đã ghi chép lại rất nhiều bài thuốc trị bệnh của chúng, bên cạnh đó các bài thuốc này đã được chứng minh rất có hiệu quả, bao gồm một số như sau

  • Trị các bệnh như cảm, sốt, mụn nhọt và sởi ho ở trẻ em: sử dụng rễ đậu săng 15g, 10g sài đất và 10g kim ngân hoa, sắc nước để uống.
  • Trị các loại bệnh về tiêu hóa như đầy hơi, chướng bụng, tiêu chảy: dùng mỗi vị 100g bao gồm lá đậu săng, lá bạc hà, củ bồ bồ, hoa kinh giới, trần bì lâu năm, lức cây, hương phụ sao, hậu phác sao, củ sả. Tán nhuyễn các loại thảo dược và hòa trộn chung. Uống một lần 1 thìa cà phê, đối với trẻ em thì nửa liều, mỗi ngày uống 2 – 3 lần.
Cây đậu săng
Đậu chiều rất hiệu quả trong việc trị bệnh liên quan đến tiêu hóa
  • Chữa trị các bệnh đường hô hấp như ho, cảm, cổ họng sưng đau: tán nhuyễn rễ đậu săng thành bột kèm theo bột rễ xạ can, phèn chua, hoà chung với nước sôi để nguội và ngậm không được uống (nuốt) nước; hoặc dùng hạt đậu săng (sao vàng) sắc nước uống.
  • Hỗ trợ giải nhiệt: dùng lá đậu chiều sắc nước uống. Ngoài ra, lá đậu triều còn có thể dùng để nấu nước tắm khi bị ghẻ lở, ngứa hoặc các bệnh viêm da gây ngứa. Đồng thời, đậu cọc rào được người dân ở vùng thôn quê trồng, bảo quản rất tốt và được xem như một thảo dược rất quý trong gia đình, nhất là đối với những trẻ em khó khăn.
  • Trẻ em bị lên cơn sốt, khóc đêm (mọc răng), viêm nướu: sử dụng 5 – 7 lá đậu chiều (mặt trên đã chuyển thành màu tím thẫm) rửa sạch, cho vào khoảng nửa thìa cà phê muối, giã nhuyễn, sau đó vắt lấy nước uống.
  • Người lớn tuổi hay chảy máu cam, đau nhức hàm: dùng 10 lá đậu chiều rửa sạch, cho vào 1 thìa cà phê muối, giã nhuyễn, ngậm bã, nuốt nước. Giữ khoảng 5 phút.
  • Điều trị bệnh đái tháo đường: thường xuyên dùng hạt đậu săng làm thức ăn và kèm theo rau lang đỏ trong mỗi bữa ăn. Đồng thời, mỗi ngày lấy khoảng 30g trái chuối hột còn xanh sắc lấy nước uống.
Bệnh ban sởi rất thường xuyên xảy ra ở trẻ em

Kiêng kỵ và bí quyết sử dụng đậu săng hiệu quả

Trước khi bạn muốn sử dụng thảo dược cây đậu săng làm thuốc, trước tiên bạn nên hỏi kỹ ý kiến của bác sĩ, họ sẽ dựa vào tình trạng bệnh cũng như thể chất của bạn để đánh giá và đưa ra phương pháp điều trị tốt nhất. Đồng thời bạn nên chọn cho mình những nơi buôn bán thuốc và thảo dược có uy tín về chất lượng và sản phẩm của họ phải có xuất xứ rõ ràng.

Nơi cung cấp thuốc và thảo dược uy tín?

Nếu bạn đang loay hoay tìm cho mình một nơi để mua thuốc và dược liệu chất lượng thì Nhà thuốc Apharma sẽ là nơi bạn nên tham khảo. Nhà thuốc này được biết đến như một nhà thuốc luôn đảm bảo chất lượng sản phẩm và đặt lợi ích của khách hàng lên hàng đầu.

Trong nhiều năm qua Công ty cp dược phẩm apharma đã không ngừng phát triển kể cả về chất lượng thảo dược, thuốc mà còn cả về chất lượng phục vụ khách hàng với đội ngũ tư vấn chuyên nghiệp và những ưu đãi hấp dẫn thì tiệm thuốc đã được rất nhiều khách hàng tin tưởng và luôn ủng hộ nhà thuốc này.

Bên cạnh đó chúng tôi còn phát triển thêm nhiều chi nhánh trên cả nước và dịch vụ mua thuốc online nhằm giúp bà con có thể mua thuốc ở bất kỳ nơi đâu trên cả nước.

Cây đậu săng
Apharma nhà thuốc uy tín và chất lượng

Trên đây là toàn bộ những thông tin liên quan đến cây thuốc đậu săng rất mong những thông tin này sẽ giúp ích được cho bạn. Kính chúc bạn và gia đình luôn tràn đầy niềm vui và hạnh phúc.

Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *