Berberin – Thuốc điều trị bệnh tiêu chảy, kiết lỵ của Việt Nam

Berberin

Hiện nay, có nhiều loại thuốc trị các bệnh đau bụng, đi ngoài đến từ các quốc gia lớn như Pháp, Mỹ, Anh, Đức… nhưng Berberin – một phương thuốc do người Việt sáng tạo, vẫn được coi là “thần dược” chữa bệnh lỵ hiệu quả nhất. Không chỉ có giá thành hợp lý mà còn là một phương thuốc có nguồn gốc từ thảo dược nên sản phẩm này vẫn luôn được người Việt Nam tin dùng mỗi khi đau bụng, đi ngoài…

Giới thiệu thuốc Berberin

Khi nhắc đến bệnh tiêu chảy, kiết lỵ, nhiều người vẫn nghĩ đó là một trong những bệnh thường gặp, chỉ cần uống vài viên thuốc là xong. Nhưng vào những năm 70 của thế kỷ 20, không phải ung thư hay HIV, mà kiết lỵ mới là căn bệnh khiến người Việt Nam hoảng sợ.

Căn bệnh tưởng chừng như đơn giản này lại khiến nhiều người đi ngoài liên tục dẫn đến tử vong vì kiệt sức và mất nước. Lúc này, Việt Nam vừa trải qua chiến tranh, lũ lụt, thì lại thêm dịch bệnh bùng phát. Thuốc dự trữ đã hết, việc nhập thuốc từ nước ngoài cũng bị bao vây cấm vận, điều kiện cơ sở vật chất y tế cũng thiếu thốn càng khiến dịch bệnh rơi vào tình trạng không thể kiểm soát. Tình hình vô cùng cấp bách.

Đầu năm 1972, TS. Phan Quốc Kinh cùng một nhóm nghiên cứu 20 người đã sưu tầm, tìm hiểu, nghiên cứu các bài thuốc dân gian từ nhiều vùng trong nước. Sau 3 tháng nghiên cứu kết hợp kinh nghiệm dân gian, y học cổ truyền vs y học hiện đại, nhóm nghiên cứu đã chế biến ra 2 loại thuốc là Codanxit và Berberin. Thuốc sau đó được sản xuất hàng loạt, dịch lỵ ở miền Bắc từ đó được dập tắt. Berberin đã cứu sống nhiều sinh mạng và trở thành “thần dược”.

Dù bạn đang ở đâu, chỉ cần đến bất cứ tiệm thuốc nào, với vài ngàn đến vài chục ngàn đồng là đã có được lọ thuốc Berberin trong tay. Kể từ khi ra đời đến nay, Berberin vẫn được người Việt tin dùng và trở thành loại thuốc không thể thiếu trong tủ thuốc của nhiều gia đình.

Công dụng thuốc Berberin

Thuốc Berberin là thuốc có nguồn gốc thảo dược, có hoạt tính kháng sinh chống viêm. Thuốc thuộc nhóm thuốc đường tiêu hóa, có rất nhiều công dụng trong việc trị bệnh và hỗ trợ điều trị bệnh về tiêu chảy.

Berberin có tác dụng kháng một số loại khuẩn như liên cầu khuẩn, tụ cầu khuẩn, Shigella, nhiều loại vi khuẩn gram dương,  gram âm và các vi khuẩn kháng acid. Ngoài ra, nó còn có tác dụng chống lại một số nấm men gây bệnh và một số động vật nguyên sinh.

Nhờ các tác dụng trên, Berberin thường được sử dụng để làm giảm tiêu chảy, lỵ amip, lỵ trực trùng.

Berberin
Berberin thường được sử dụng để chữa các bệnh về tiêu chảy do vi khuẩn, ký sinh trùng đường ruột.

Do có nguồn gốc thảo dược, nên khi sử dụng Berberin để điều trị tiêu chảy và các bệnh nhiễm trùng đường ruột sẽ không làm ảnh hưởng tới sự phát triển bình thường của hệ vi khuẩn có lợi. Hơn nữa, qua nhiều nghiên cứu và thử nghiệm lâm sàng đã cho thấy: nếu người bệnh sử dụng Berberin chung với các loại khác sinh khác sẽ giúp làm giảm tác dụng vụ của kháng sinh lên hệ tiêu hóa. Bên cạnh đó, Berberin hydroclorid có tác dụng hỗ trợ đẩy nhanh thời gian phục hồi. Trong điều trị tiêu chảy liên quan đến nhiễm tả, Berberine không làm tăng tác dụng của tetracyclin.

Ngoài ra thuốc nhỏ mắt chứa Berberine có thể có ích cho việc điều trị bệnh đau mắt hột.

Thành phần của Berberin

Berberin là hợp chất isoquinoline alkaloid, màu vàng có nguồn gốc từ thảo dược thiên nhiên chiết xuất từ rễ và thân cây Vàng đắng (hay còn gọi là cây Vàng đằng) tên khoa học là Coscinium fenestratum (Gaertn) hoặc Colebr. Menispermaceae.

Ngoài ra, thuốc còn được bào chế từ nhiều loại cây khác nhau như: hoàng liên ( hay còn gọi là Xuyên liên) tên khoa học là Coptis chinensis Franch hoặc Coptis quinquesecta Wang. Ranunculaceae, hoàng bá ( tên khoa học là Phellodendron amurense Rupr. Rutaceae), một số cây họ Hoàng liên gai (Berberidaceae), một số cây thuộc họ Hoàng liên ô rô (Mahonia nepalensis DC.)…

Dạng bào chế và quy cách đóng gói

Hiện nay, Berberin được nhiều hãng  thuốc bào chế với tên và dạng bào chế khác nhau như: berberine sulfate hoặc chlorhydrate.

  • Dạng thường gặp nhất là viên nén 10mg và 50mg trong lọ 50 viên, 100 viên, 500 viên…
Berberin
Lọ thuốc Berberin 5mg, lọ 500 viên nén.
  • Dạng viên nang : Hộp 3 vỉ x 10 viên nang, hộp 10 vỉ x 10 viên nang, lọ 50 viên nang.
  • Viên nén bọc đường : lọ 100 viên….
Berberin viên nén bọc đường.
  • Viên nén bao phim lọ 250 viên.

Liều lượng sử dụng Berberin:

Cách dùng: thích hợp nhất là uống với nước sôi để nguội vào buổi sáng và tối trước khi ăn khoảng từ 1-2h.

Đối với dạng viên nén

  • Người lớn: 4 – 6 viên 50 mg hoặc 1 – 2 viên 100 mg/lần x 2 lần/ngày.
  • Trẻ em: tuỳ theo tuổi 1/2 – 3 viên 50mg /lần x 2 lần/ngày.

Đối với dạng Viên nang 

  • Trẻ em dưới 10 tuổi: 1 viên/lần x 2 lần/ngày.
  • Trẻ em từ 10-16 tuổi: 2 viên/lần x 2 lần/ngày.
  • Người lớn: 2 viên/lần x 3 lần/ngày.

Đối với dạng viên nén bao đường 

 Tốt hơn nếu uống cùng với nước trà ấm pha đặc.

  • Người lớn : uống 5 – 10 viên/ lần × 2 lần/ngày.
  • Trẻ em  : uống 2 – 5 viên / lần × 2 lần/ngày. 

Lưu ý

  • Không được dùng cho phụ nữ có thai.
  • Để cải thiện triệu chứng tiêu chảy, bệnh nhân nên uống chung với nhiều nước. Tùy thuộc vào độ tuổi, tình trạng bệnh của từng đối tượng mà bác sĩ sẽ kê liều và thời gian sử dụng phù hợp.
  • Tốt nhất nên tham khảo ý kiến bác sĩ, đọc kỹ hướng dẫn sử dụng và hạn sử dụng trước khi dùng để phù hợp với đối tượng và mục đích sử dụng.
  • Liều dùng trên chỉ mang tính chất tham khảo.

Xuất xứ: Việt Nam

Tác dụng phụ và cách xử lý khi quá liều Berberin

  • Berberinnguồn gốc từ thảo dược  nên hầu hết an toàn ở người trưởng thành khi sử dụng trong thời gian ngắn ngày, rất ít trường hợp gây dị ứng. Tác dụng phụ thường gặp nhất là gây chứng táo bón.
  • Berberin chống chỉ định cho phụ nữ có thai trong toàn bộ thai kỳ, phụ nữ cho con bú và trẻ sơ sinh. Berberin có thể gây vàng da cho thai nhi, gây co giật hoặc làm tăng co bóp tử cung làm chuyển dạ sớm ở phụ nữ mang thai.
  • Nếu dùng Berberine trên 500mg, người bệnh có thể gặp tác dụng phụ như đau bụng, buồn nôn, đau đầu, chóng mặt, căng thẳng, khó thở, nhịp tim chậm, suy tim, tụt huyết áp, tê liệt… Trường hợp nặng có thể dẫn tới tử vong.
  • Khi gặp bất kỳ triệu chứng bất thường nào theo cường độ tăng dần, người bệnh cần ngưng dùng thuốc và đến gặp bác sĩ để khám và xử trí.
  • Những người quá mẫn cảm với các thành phần của thuốc cũng không nên dùng.

Phòng chống bệnh tiêu chảy và kiết lỵ

Đối với trẻ em

Do hệ thống miễn dịch và lợi khuẩn trong đường ruột của trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ còn non nớt. Cho nên rất dễ mắc các bệnh về đường tiêu hóa như kiết lỵ, tiêu chảy cấp, các vi khuẩn hay các tác nhân gây hại sẽ  xâm nhập ồ ạt sẽ dẫn đến tình trạng viêm, rối loạn hệ tiêu hóa.

Kiết lỵtiêu chảy cấp sẽ đều có triệu chứng “mở màn” giống nhau, gây khó khăn cho các mẹ khi phân biệt bệnh. Các triệu chứng thường gặp là đau bụng và đi vệ sinh liên tục, phân lỏng có máu kèm sốt.

Triệu chứng đầu tiên của tiêu chảy cấp và kiết lỵ là đau bụng, đi vệ sinh liên tục.

2 bệnh này đều là bệnh về đường tiêu hóa thường gặp ở trẻ em, nhưng cách điều trị lại có chút khác biệt, nên các mẹ cần xác định đúng vấn đề bé đang gặp phải, không nên chủ quan dẫn đến những biến chứng tiêu cực cho sức khỏe của trẻ. Nhưng tốt nhất vẫn nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ để xác định chính xác nguyên nhân và tiếp nhận điều trị phù hợp, không nên tự ý mua thuốc cho trẻ uống.

Chế độ ăn uống cho trẻ bị tiêu chảy, kiết lỵ

Điều quan trọng nhất là các bệnh nhân tiêu chảy hay kiết lỵ (bao gồm cả trẻ em và người lớn) đều phải ăn chín, uống sôi.

Khi bị kiết lỵ hoặc tiêu chảy cấp đều sẽ đi ngoài nhiều, phân lỏng nên mẹ cần bổ sung nhiều nước và điện giải cho bé để tránh mất nước, kiệt sức.

  • Hãy chọn cho bé những thức ăn nhạt, loãng, ít dầu mỡ, ít đạm để dễ tiêu hóa, nhưng cũng cần phải đủ 4 nhóm dưỡng chất chính để tăng cường hệ miễn dịch là: chất xơ, tinh bột, đạm ( chỉ bổ sung lượng nhỏ) và vitamin.
  • Cho bé ăn nhiều bữa nhỏ trong ngày, không ăn quá no vào một bữa khiến hệ tiêu hóa bị quá tải.
  • Các thực phẩm quen thuộc hằng ngày như gạo nếp, gạo tẻ, mì, đậu non, đậu xanh…rất dễ tiêu hóa, giúp hạn chế đi phân lỏng
Berberin
Một số thực phẩm tốt khi bị tiêu chảy
  • Bổ sung rau quả tươi trong chế độ ăn cho trẻ, nên luộc hoặc ép thành nước để uống.
  • Tăng cường ăn hoặc uống nước ép trái cây, những thực phẩm giàu vitamin C.
  • Tăng cường cho bé thức uống lợi khuẩn probiotic, từ đó giúp cải thiện hiệu quả hoạt động ruột kết.
  • Không cho trẻ uống sữa tươi, chỉ nên uống sữa đậu nành hoặc sữa chuyên dùng cho trẻ bị kiết lỵ.

Với người lớn

Người lớn cũng dễ bị mắc bệnh kiết lỵ và tiêu chảy cấp nếu ăn uống không hợp vệ sinh. Triệu chứng chính cũng là đi vệ sinh nhiều lần, phân lỏng, sốt nhẹ…

  • Khi bị tiêu chảy cấp, đa phần các trường hợp sẽ tự khỏi sau vài ngày với chế độ ăn uống phù hợp và kết hợp sử dụng thuốc. Nếu bệnh không giảm, cần tới bệnh viện để khám ngay lập tức để tránh biến chứng nguy hiểm cho đường ruột.
  • Khi bị kiết lỵ sẽ gây hỗn loạn đường nội ruột, nếu không được chữa trị kịp thời dễ dẫn tới bục ruột, chảy máu ruột, viêm đại tràng, viêm ruột thừa do nhiễm amip. Nghiêm trọng hơn là ký sinh trùng amibe sẽ ký sinh lên gan.
  • Khi có các dấu hiệu bị kiết lỵ cần phải đưa ngay bệnh nhân đến các bệnh viện gần nhất để khám điều trị kịp thời để tránh các biến chứng đáng tiếc.

Chế độ ăn uống cho người bị tiêu chảy, kiết lỵ:

Người lớn khi bị tiêu chảy, kiết lỵ cũng cần ăn theo chế độ nhạt, loãng, ít mỡ, ít đạm và không có chất xơ.

  • Tránh ăn thực phẩm  kích thích dạ dày và có tính cay, nóng như ớt, hạt tiêu.
  •  Ngoài ra cần kiêng thực phẩm nhiều bã ( nhiều chất xơ) vì nó sẽ kích thích các vết loét trong đường ruột làm tình trạng đi ngoài nặng hơn như: rau hẹ, cần tây, giá đỗ…
  • Kiêng thực phẩm giàu protein nhưng cá, thịt, trứng… Và đặc biệt là nên kiêng uống sữa tươi.
  • Ngoài ra, không được ăn quá muộn trước khi đi ngủ vào ban đêm, không nên đi ngủ ngay sau khi vừa ăn no.

Cách phòng bệnh tiêu chảy, kiết lỵ

2 bệnh này là bệnh lây qua đường ăn uống, nên cách phòng ngừa tốt nhất là ăn chín uống sôi, giữ cho thực phẩm luôn tươi ngon và đảm bảo vệ sinh, nguồn nước dùng nấu ăn sạch sẽ, rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh. Đồng thời  phải phòng chống cũng như diệt ruồi, vì ruồi sẽ là vật trung gian lây bệnh.

Ruồi là vật trung gian truyền nhiễm các bệnh qua đường tiêu hóa.

Tổng kết 

Bài viết trên đã cung cấp những kiến thức cơ bản nhất về thuốc Berberin và đưa ra một số vấn đề liên quan, nguyên nhân gây bệnh, cũng như biện pháp phòng bệnh kiết lỵ và tiêu chảy. Trong tủ thuốc của mỗi gia đình nên có sẵn một lọ Berberin để đề phòng những trường hợp khẩn cấp.

Nếu bạn đang có nhu cầu, hoặc tủ thuốc nhà bạn vẫn chưa có loại “ thần dược” này, hãy liên hệ ngay với các cửa hàng bán thuốc thuộc công ty cổ phần dược phẩm Apharma để được mua thuốc với giá tốt nhất. Hiện nay công ty đã và đang vận hàng mô hình nhà thuốc online giúp bạn có thể dễ dàng tiến hành mua thuốc qua điện thoại thông minh hoặc máy tính. Hãy đến với Apharma để được tư vấn và mua thuốc đảm bảo chất lượng với giá thành phù hợp nhất.

5/5 - (9 bình chọn)

One thought on “Berberin – Thuốc điều trị bệnh tiêu chảy, kiết lỵ của Việt Nam

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *