Bisoprolol là thuốc gì? Thuốc có tác dụng ra sao và nên sử dụng như thế nào? Cần lưu ý những gì và mua thuốc Bisoprolol chính hãng ở đâu?
Nhóm bệnh tim mạch là loại bệnh không lây nhiễm nhưng lại đang có số ca mắc và tử vong ngày càng cao ở Việt Nam nói riêng, và trên thế giới nói chung. Hôm nay, nhà thuốc Apharma sẽ giới thiệu tới bạn một loại thuốc được tin dùng nhất hiện nay trong việc điều trị bệnh cao huyết áp: Bisoprolol.
Sơ lược về thuốc Bisoprolol
Bisoprolol, hay còn có tên khác là Bisoprolol fumarate, là thuốc được chỉ định trong việc điều trị chứng bệnh như đau thắt ngực, cao huyết áp, rối loạn nhịp tim, đau tim, đột quỵ.
Quy cách đóng gói
Hiện nay, trên thị trường có nhiều loại thuốc Bisoprolol và các biệt dược có hoạt chất Bisoprolol. Nhưng trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về dòng thuốc được sản xuất bởi hãng dược Stada có xuất xứ từ Đức. Thuốc Bisoprolol Stada được sản xuất dưới dạng viên nén theo hàm lượng và quy cách sau đây:
- Bisoprolol® Stada 2.5 mg: Hộp 3 vỉ x 10 viên.
- Bisoprolol® Stada 5 mg: Hộp 3 vỉ x 10 viên.
- Bisoprolol® Stada 10 mg: Hộp 3 vỉ x 10 viên.
Công dụng của thuốc Bisoprolol
Thuốc Bisoprolol nằm trong nhóm thuốc chẹn beta (beta blocker), nó ngăn chặn và hạn chế hoạt động của các chất hóa học tự nhiên dư thừa trong cơ thể có thể làm nhịp tim tăng cao như Epinephrine có trong mạch máu và tim. Từ đó làm giảm áp lực cho tim, giảm nhịp tim và hạ huyết áp.
Thuốc hạ huyết áp được dùng trong chữa trị các bệnh lý liên quan tới tim mạch như rối loạn nhịp tim, làm giảm co bóp và hạ huyết áp, điều trị các cơn đau thắt ngực, suy tim mãn tính ổn định, từ mức vừa đến nặng.
Bisoprolol có thể sử dụng chung với các thuốc làm ức chế enzym chuyển hóa, lợi tiểu và cả glycosid trợ tim.
Liều dùng Bisoprolol
Tùy theo từng loại bệnh và triệu chứng cụ thể của bệnh nhân, bác sĩ sẽ yêu cầu sử dụng liều lượng thuốc Bisoprolol khác nhau để có hiệu quả tốt nhất. Dưới đây là một số liều dùng tham khảo đối với một số trường hợp cụ thể:
- Bệnh nhân cao huyết áp: Mỗi ngày 5 mg, dùng 1 lần
Nên dùng thuốc hạ huyết áp vào buổi sáng để duy trì ổn định huyết áp.
- Bệnh nhân suy tim sung huyết: Mỗi ngày 1,25 mg, dùng 1 lần
Liều lượng có thể tăng lên sau 48 giờ, tùy vào tình trạng bệnh, và tối đa là tới 5 mg/ ngày.
- Bệnh nhân đau thắt ngực: Mỗi ngày 5 mg, dùng 1 lần
Liều lượng có thể tăng lên cho tới 10mg/ ngày, tùy vào tình trạng bệnh.
- Bệnh nhân bị rối loạn nhịp tim: Mỗi ngày 5 mg, dùng 1 lần.
Liều lượng có thể tăng lên cho tới 10mg/ ngày, tùy vào tình trạng kiểm soát bệnh và khả năng hấp thụ thuốc của người bệnh.
Lưu ý: Liều dùng trên đây chỉ mang tính tham khảo. Để thuốc phát huy được tác dụng tốt nhất và tránh những tác dụng phụ không đáng có, bạn nên sử dụng thuốc theo chỉ định và ý kiến của bác sĩ hoặc dược sĩ điều trị nhé.
Tác dụng phụ của Bisoprolol
Trong quá trình sử dụng, tùy vào thể trạng của từng người, hầu hết các loại thuốc đều khiến người bệnh gặp phải một số tác dụng phụ không đáng có.
Nhìn chung Bisoprolol là loại thuốc khá dễ dung nạp, các tác dụng phụ gặp phải cũng khá nhẹ, thường chỉ xuất hiện vào thời kỳ đầu, khi mới sử dụng thuốc, sau đó sẽ hết. Dưới đây là một số tác dụng phụ đã được ghi nhận của người sử dụng thuốc Bisoprolol:
- Cơ thể mệt mỏi, chóng mặt, buồn nôn.
- Đầu ngón tay, ngón chân bị lạnh, tê cóng.
- Suy nhược, rối loạn giấc ngủ.
- Một số trường hợp hiếm gặp: viêm gan, tăng men gan, tăng triglyceride, viêm mũi, giảm thính giác, suy giảm chức năng sinh lý, ngứa nổi mẩn, ảo giác, ngủ mê.
- Bisoprolol có thể làm tăng tình trạng khó thở khi dùng ở bệnh nhân bị hen, tràn khí phổi và viêm phế quản mạn tính.
- Làm tăng triệu chứng suy tim hoặc làm giảm sức co cơ tim.
- Đối với người bệnh mắc chứng chậm nhịp tim và blốc tim, thuốc có thể gây chậm nhịp và dẫn đến phản ứng nguy hiểm như sốc.
Đối với người mắc bệnh mạch vành:
Việc đột ngột dừng Bisoprolol có thể gây ra các cơn đau ngực nặng tức thì và thường dẫn đến đau tim. Không chỉ đối với bệnh nhân mắc bệnh mạch vành, kể cả trong các trường hợp khác, khi cần dừng dùng thuốc, người bệnh cần phải điều chỉnh giảm liều lượng một cách từ từ trong thời gian từ 1 đến 2 tuần, dưới sự chỉ định của bác sĩ hoặc dược sĩ điều trị.
Bisoprolol có thể làm giảm các triệu chứng cảnh báo sớm của hạ đường huyết, vì vậy người bệnh đái tháo đường cần tự chủ động kiểm tra lượng đường huyết trong máu khi dùng thuốc điều trị tăng huyết áp.
Lưu ý khi xảy ra bất cứ dấu hiệu bất thường nào nêu trên hoặc cảm thấy khó chịu khi dùng thuốc, người bệnh cần liên hệ ngay với bác sĩ điều trị hoặc tới cơ sở y tế gần nhất để được theo dõi và xử lý tình huống kịp thời.
Thận trọng khi dùng thuốc Bisoprolol
- Đối với các bệnh nhân mắc các chứng bệnh: blốc nhĩ thất cấp độ I, đau ngực Prinzmetal, suy tim, đái tháo đường, bệnh về phổi, vẩy nến, suy thận, suy gan, cường giáp, thuyên tắc động mạch ngoại biên, bệnh cơ tim, bệnh van tim.
- Trẻ em, người già, phụ nữ có thai và đang cho con bú.
- Cẩn trọng khi lái xe và vận hành máy, thuốc có thể ảnh hưởng đến khả năng tập trung của người sử dụng.
Thành phần của Bisoprolol
- Hoạt chất chính của thuốc chữa bệnh cao huyết áp Bisoprolol chính là Bisoprolol fumarat.
Xuất xứ sản phẩm
- Bisoprolol được sản xuất bởi hãng dược Stada, một đơn vị sản xuất dược phẩm uy tín và lâu đời của Đức.
- Stada có công ty sản xuất tại Việt Nam, nhưng tất cả các sản phẩm của hãng, bao gồm cả thuốc Bisoprolol, cũng đều được nghiên cứu và phát triển bởi đội ngũ các nhà khoa học và đội ngũ y tế có chuyên môn cao và dày dạn kinh nghiệm.
Các loại thảo dược tốt cho người cao huyết áp
Chúng ta không cần phải chờ đến khi mắc bệnh thì mới tìm thuốc chữa. Trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta có thể phòng tránh bệnh cao huyết áp bằng một cách rất đơn giản và hữu dụng là sử dụng các loại thảo dược có khả năng kiểm soát huyết áp tốt sau đây.
Cần tây
Cần tây không chỉ được biết đến là nguyên liệu có tác dụng trong việc làm đẹp, mà các dưỡng chất thiết yếu trong loại rau này còn có khả năng chống và hỗ trợ làm giảm triệu chứng của một số bệnh nguy hiểm, ví dụ như huyết áp cao.
Chiết xuất lá cần tây giúp hạ huyết áp tâm trương và huyết áp tâm thu, làm giảm lipid trong máu, từ đó làm giảm nguy cơ mắc bệnh về tim mạch. Đừng lo nếu bạn không mắc bệnh về huyết áp mà vẫn muốn sử dụng loại nguyên liệu tuyệt vời này. Vì rau hoàn toàn không ảnh hưởng đến nhịp tim và huyết áp của người bình thường.
Thông qua việc làm chậm nhịp tim và giãn mạch, chiết xuất hạt cần tây có khả năng hạ huyết áp. Ngoài ra, các thành phần hoạt tính trong hạt cần tây còn có tác dụng giãn mạch thông qua việc ức chế kênh Ca2+.
Hơn nữa, nhờ có hàm lượng dầu tự nhiên và lượng nước cao, nên cần tây còn có công dụng lợi tiểu. Do đó nếu ăn cần tây thường xuyên, quá trình đào thải độc tố không có lợi cho cơ thể cũng sẽ được cải thiện.
Bạn có thể dùng cần tây ép lấy nước uống hàng ngày, cách này có thể mang lại hiệu quả trong điều trị cao huyết áp chỉ sau 1 đến 2 tháng áp dụng.
Tỏi
Theo nghiên cứu cho thấy, chỉ với khoảng 600 tới 1500 mg nước chiết xuất từ tỏi mỗi ngày sẽ có thể mang đến hiệu quả với việc điều trị cao huyết áp trong 24 tuần.
Không chỉ vậy, các phân tử lưu huỳnh và chất polysulfides có trong tỏi còn có tác dụng làm giãn cơ trơn, giãn mạch máu và kích thích sản xuất tế bào nội mạc, nhờ đó làm tăng hiệu quả kiểm soát huyết áp.
Quế
Quế là gia vị có thể tìm thấy trong căn bếp của nhiều gia đình. Nó không chỉ mang đến hương vị thơm ngon hơn cho món ăn hàng ngày mà còn có khả năng làm giảm áp lực trong máu của người dùng. Trong một nghiên cứu được tiến hành theo dõi trên các động vật gặm nhấm, kết quả cho thấy chiết xuất quế có thể làm giảm đáng kể hiện tượng khởi phát đột ngột và huyết áp cao kéo dài.
Những chế độ vận động và thói quen tốt cho bệnh cao huyết áp
Chủ động kiểm soát huyết áp tại nhà
Trong quá trình điều trị bệnh, việc tự kiểm soát huyết áp là điều không thể bỏ qua. Thói quen này giúp bạn và người nhà có thể kiểm soát và đánh giá được phản ứng của cơ thể mình đối với thuốc, từ đó điều chỉnh chế độ điều trị và các thói quen thường ngày sao cho hợp lý.
Việc bạn cần làm là chuẩn bị cho mình một chiếc máy đo huyết áp tốt và phù hợp, thực hiện theo các hướng dẫn của bác sĩ. Nhớ ghi chép lại số liệu của các lần đo và báo lại cho bác sĩ chủ trị vào các lần tái khám nhé.
Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý
Một chế độ ăn uống lành mạnh không chỉ có lợi cho việc điều trị và phòng ngừa bệnh cao huyết áp, mà còn đối với các bệnh lý khác về tim mạch, bệnh thận,… Có một số nguyên tắc cơ bản mà bạn nên thực hiện và sẽ không bao giờ sai:
- Ăn nhiều rau xanh và hoa quả để bổ sung đủ lượng khoáng chất, vitamin và các chất chống oxy hóa tốt cho cơ thể
- Thêm các món cá vào thực đơn ít nhất 2 lần một tuần
- Tránh dùng thực phẩm chế biến sẵn
- Không ăn nhiều muối, các đồ uống và món ăn chứa nhiều calo
- Không ăn các món chế biến từ nội tạng động vật, mỡ động vật…
Tập luyện thể thao thường xuyên
Có lẽ đây là lời khuyên quen thuộc nhất trong các bài viết về sức khỏe. Nhưng đây là sự thật và cơ sở của một trái tim khỏe mạnh chính là một cơ thể được rèn luyện mỗi ngày.
Số liệu thống kê từ những người thường xuyên vận động và lười vận động cho thấy, việc tập luyện đều đặn sẽ giúp làm giảm huyết áp tâm thu đi 4 mmHg và với huyết áp tâm trương là 2,5 mm Hg.
Vậy thì tội gì mà không dậy sớm và đi bộ nào. Cơ thể của bạn nhất định sẽ cảm ơn bạn nhiều lắm đấy.
Trên đây là những thông tin về thuốc Bisoprolol trị bệnh cao huyết áp cùng các kiến thức phòng chống và trị bệnh tim mạch nói chung và huyết áp nói riêng. Thuốc có bán tại các nhà thuốc Apharma. Liên hệ ngay với chúng tôi nếu bạn có bất cứ thắc mắc gì cần giải đáp về sản phẩm này nhé.