Aerius là tên biệt dược của thuốc thuộc nhóm kháng histamin H. Công dụng và cách sử dụng thuốc hiệu quả ra sao? Hãy cùng Apharma tìm hiểu chi tiết dưới đây nhé!
Giới thiệu về Aerius
Aerius là một loại thuốc chống dị ứng thuộc thế hệ mới có hoạt chất là desloratadin. Loại thuốc này ưu việt hơn loại Aerius thế hệ cũ là trong quá trình đi vào cơ thể, thuốc sẽ không đi qua hàng rào máu não từ đó giảm các hệ lụy từ tác dụng phụ lên thần kinh trung ương, ít gây buồn ngủ cho người bệnh.
Aerius hoặc desloratadine chỉ có tác dụng làm giảm triệu chứng dị ứng, mề đay chứ không phải là thuốc kháng sinh và không điều trị được tận gốc căn nguyên của căn bệnh.
Quy cách sản phẩm Aerius
Thuốc Aerius gồm 2 dạng bào chế:
- Viên nén 5 mg desloratadin, mỗi hộp gồm 1 vỉ, mỗi vỉ chứa 10 viên nén bao phim.
- Dạng Siro chai 60ml có hàm lượng 0.5 mg desloratadin/ml.
Aerius thuốc chống dị ứng, điều trị viêm mũi dị ứng và nổi mề đay
Thuốc Aerius được sử dụng để điều trị các triệu chứng liên quan đến bệnh viêm mũi dị ứng, ngứa mũi, sổ mũi hắt hơi hoặc xung huyết và nghẹt mũi. Thuốc còn được sử dụng để điều trị ngứa mắt, ngứa họng và đặc biệt là làm giảm hiệu quả các triệu chứng của bệnh nổi mề đay.
Liều dùng và cách dùng Aerius
Dạng viên nén:
Thuốc viêm mũi dị ứng Aerius viên nén được dùng cho người lớn và trẻ em trên 12 tuổi với liều lượng 1 viên/ ngày bằng cách uống cùng nước lọc hoặc nước đun sôi để nguội.
Dạng siro:
- Dùng cho người lớn và trẻ trên 12 tuổi với liều lượng 10 ml, uống 1 lần / ngày.
- Dùng Aerius cho trẻ em từ 6 đến 11 tuổi với liều lượng 5 ml, uống 1 lần / ngày.
- Trẻ em từ 1 đến 5 tuổi dùng Aerius với liều lượng 2,5 ml, uống 1 lần / ngày.
- Trẻ từ 6 tháng đến 11 tháng tuổi dùng Aerius với liều lượng 2 ml, uống 1 lần / ngày.
Thuốc điều trị nổi mề đay Aerius có thể uống kèm hoặc không kèm với thức ăn tùy sở thích của cá nhân. Tuy nhiên, các chuyên gia y tế khuyên bạn nên dùng chung với thức ăn để giảm thiểu nguy cơ kích ứng dạ dày.
Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào trong quá trình sử dụng thuốc, hãy hỏi bác sĩ hoặc dược sĩ tại tiệm thuốc gần nhất để được giải đáp.
Xử lý khi dùng Aerius quá liều/thiếu liều
- Dùng quá liều
Nếu phát hiện mình dùng quá liều và xảy ra các phản ứng không tốt, hãy nhanh chóng gọi tới số điện thoại khẩn cấp của trung tâm cấp cứu theo số 115 hoặc đến cơ sở y tế gần nhà nhất để được hỗ trợ.
Khi đi tới các cơ sở y tế đó, hãy mang theo cả thuốc chống dị ứng Aerius và cả đơn thuốc đã dùng để được chẩn đoán kỹ lưỡng hơn.
- Dùng thiếu liều
Người bệnh quên uống 1 liều Aerius thì có thể dùng liều thuốc thiếu trong thời gian càng sớm càng tốt. Nếu thời gian liều bù gần liều kế tiếp thì hãy bỏ qua liều đã quên và uống thuốc theo lịch. Không được dùng gấp đôi liều Aerius đã quy định một lúc.
Lưu ý khi sử dụng thuốc Aerius
Những đối tượng dưới đây nên lưu ý trong quá trình sử dụng thuốc Aerius để điều trị:
- Người bệnh có tiền sử hoặc người thân trong gia đình có tiền sử động kinh nên hết sức lưu ý khi dùng thuốc. Cần đặc biệt chú ý với trẻ em dễ gặp phải tình huống động kinh khi điều trị bằng desloratadin. Người bệnh được cảnh báo là quá mẫn cảm khi sử dụng thuốc cũng nên cẩn trọng trước khi dùng.
- Bệnh nhân suy thận nặng nên theo dõi trong quá trình điều trị bằng Aerius
- Nếu không thực sự cấp bách, bệnh nhân gặp vấn đề di truyền không dung nạp được galactose hay thiếu hụt Lapp lactase, kém hấp thu glucose – galactose thì không nên dùng Aerius.
- Với phụ nữ có thai: tuy chưa có báo cáo lâm sàng về việc thiếu an toàn của Aerius đối với các thai phụ nhưng các chuyên gia y tế khuyến cáo đối tượng này không nên sử dụng thuốc.
Trong trường hợp không thể sử dụng các loại thuốc khác cần hỏi kỹ ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ để được tư vấn cụ thể về thuốc điều trị dị ứng Aerius.
Chống chỉ định
- Người bệnh rất mẫn cảm hoặc dị ứng với hoạt chất hay với bất kỳ thành phần nào của thuốc.
- Tuyệt đối không dùng Aerius với phụ nữ đang cho con bú vì desloratadine được tiết vào sữa mẹ.
Hạn dùng và bảo quản
Dùng thuốc Aerius với thời gian trong vòng 24 tháng kể từ ngày sản xuất.
Bảo quản thuốc Aerius dạng viên nén trong nền nhiệt độ từ 2 đến 30°C. Tránh ẩm.
Bảo quản thuốc Aerius siro ở nơi có nhiệt độ không quá 25°C. Giữ thuốc luôn ở trong bao bì gốc.
Tương tác thuốc
Thuốc Aerius có thể làm thay đổi tăng, giảm hoặc ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả điều trị bệnh của các loại thuốc khác. Bạn tuyệt đối không nên tự ý dùng chung Aerius với các loại thuốc khác mà không có sự chỉ dẫn hoặc khuyến cáo của các bác sĩ điều trị.
Những loại thuốc có thể tương tác với thuốc Aerius thường là: Augmentin (amoxicillin/clavulanate), Atorvastatin,Cetirizine, Cymbalta (duloxetine), Celebrex (celecoxib), Crestor (rosuvastatin), Ibuprofen, Escitalopram, Naproxen, Metformin.
Bên cạnh đó, việc sử dụng bia rượu, thuốc lá hoặc các chất kích thích khác trong thời gian dùng thuốc Aerius cũng có thể gây ra những tương tác không mong muốn.
Tác dụng phụ Aerius
Thuốc điều trị nổi mề đay Aerius được đánh giá là một loại thuốc lành tính, ít có tác dụng phụ cho cả người lớn và trẻ nhỏ. Thực tiễn ghi nhận những trường hợp phản ứng nặng nhất với thuốc thường có biểu hiện khò khè khó thở, mày đay và sưng nhiều hơn là rất hiếm.
Các tác dụng phụ thông dụng của loại thuốc này thường ghi nhận là các triệu chứng nhức đầu, miệng khô và người mệt mỏi.
Rất hiếm gặp các tình trạng tác dụng phụ khác như: phát ban, tim tăng nhịp và đập mạnh, buồn nôn, đau dạ dày, chóng mặt, tiêu chảy và đau cơ.
Trong trường hợp gặp phải bất cứ triệu chứng lạ nào trên đây trong quá trình dùng thuốc cần báo ngay cho các chuyên gia y tế để có biện pháp kịp thời.
Thành phần của Aerius
Thành phần chính của thuốc là hoạt chất desloratadine 5mg và các tá dược khác.
Xuất xứ Aerius
- Xuất xứ thương hiệu: Bỉ
- Nhà sản xuất: Merck Sharp & Dohme
Người bị nổi mề đay nên và không nên ăn gì?
Nên ăn
-
Nhóm thực phẩm có công dụng kháng viêm
Các bài thuốc trị nổi mề đay có nguồn gốc dân gian vẫn được áp dụng rộng rãi trong xã hội ngày nay nhờ chứa nhiều hoạt chất chống viêm như: gừng, nghệ, tỏi,… Chúng sẽ giúp ích nhiều cho việc giữ gìn làn da bạn luôn khỏe mạnh, sát trùng và giảm ngứa tức thì tại nơi nổi mề đay.
-
Thực phẩm giàu vitamin C
Da có khỏe mạnh mới chống chịu nổi các tác nhân gây bệnh dị ứng, nổi mề đay. Chính vì vậy, những loại trái cây với nguồn vitamin C dồi dào như cam, bưởi, cà chua, dâu tây, táo,… không chỉ giúp bạn có một làn da khỏe đẹp căng bóng mà còn giúp ngăn chặn mề đay hiệu quả.
-
Cải bẹ xanh
Được đánh giá là một trong những liều thuốc điều trị nổi mề đay từ tự nhiên hiệu quả nhất, cải bẹ xanh luôn được các bà mẹ tin dùng để ngăn ngừa các triệu chứng phát ban. Cải bẹ xanh không chỉ cung cấp lượng lớn vitamin C và E mà còn giúp kháng viêm, đẩy lùi các tác nhân chính gây ra bệnh mề đay.
-
Nước
Nước chiếm tỷ lệ lớn trong cơ thể con người và cần thiết cho quá trình đào thải các độc tố ra khỏi cơ thể. Uống đủ lượng nước mỗi ngày để giúp gan hoạt động tích cực hơn, bảo vệ da khỏi các tác nhân gây nổi mề đay.
-
Khoai lang
Nhiều người không hề biết rằng khoai lang là một loại thực phẩm cung cấp nhiều chất chống oxy hóa và vitamin C cho cơ thể. Loại thực phẩm thông dụng và lành tính này sẽ được chế biến dưới nhiều cách để bạn dễ dàng thường thức món ăn hơn.
Không nên ăn
Người bị bệnh nổi mề đay sẽ phục hồi nhanh chóng hơn nếu tuân thủ việc kiêng và hạn chế các loại thực phẩm dưới đây:
-
Các chất kích thích, bia rượu và thuốc lá
Không chỉ là nguyên chính gây cản trở tình trạng bệnh được phục hồi, các loại chất kích thích và rượu bia khi được dung nạp vào cơ thể sẽ làm chức năng gan, thận suy giảm, tăng lượng phát ban ra bên ngoài da, làm giảm hiệu quả hoạt động của các loại thuốc chống dị ứng.
-
Thức ăn cay nóng
Thức ăn cay nóng làm tăng vị giác nên thường trở thành món ăn khoái khẩu với nhiều người. Tuy vậy, người đang mắc bệnh nổi mề đay cần tránh xa những loại thức ăn này nếu không muốn các triệu chứng nổi mụn nhọt, mề đay và ngứa ngáy ngày càng nghiêm trọng.
-
Hải sản
Trên thực tế, hải sản là món ăn bổ dưỡng, cung cấp nhiều năng lượng cho người khỏe mạnh, tuy vậy, trong nhiều trường hợp, hải sản vừa có khả năng là nguyên nhân gây ra hiện tượng nổi mề đay, dị ứng hoặc làm cho những người đang mắc bệnh càng trầm trọng hơn.
Người dị ứng với hải sản thường xuất hiện các triệu chứng như buồn nôn, đau bụng, ngứa ngáy, tiêu chảy và nổi mề đay.
Chế độ vận động và những điều nên làm
- Người bệnh nổi mề đay cần thường xuyên vận động, tập thể dục thể thao nhằm tăng cường tuần hoàn máu, gia tăng sức đề kháng cho cơ thể và giảm nguy cơ mắc chứng nổi mề đay.
- Tắm giặt thường xuyên đồng thời vệ sinh da sạch sẽ, đặc biệt là khi ra ngoài về
- Mặc quần áo làm từ chất liệu tự nhiên, thông thoáng và rộng rãi
- Giữ gìn vệ sinh khu vực sinh hoạt, không gian sống của cả gia đình để bài trừ vi sinh vật và nấm mốc có hại khác.
- Người mắc bệnh nổi mề đay cần hạn chế đến mức thấp nhất việc sử dụng những sản phẩm vệ sinh và các loại mỹ phẩm có nồng độ PH cao, nhiều xà phòng.
- Tránh xa những không gian có độ ẩm thấp khiến da khô nứt.
Tổng kết
Trên đây là toàn bộ các thông tin chi tiết về việc sử dụng Aerius trong điều trị bệnh dị ứng và nổi mề đay. Thuốc không phải là thuốc kháng sinh, chỉ có tác dụng làm giảm các triệu chứng và không có tác dụng điều trị căn nguyên của bệnh. Để được điều trị bệnh một cách nhanh chóng, hiệu quả cần đến các cơ sở y tế để được khám và kê đơn đầy đủ. Liên hệ ngay với nhà thuốc của Công ty cổ phần dược phẩm Apharma để được tư vấn mua thuốc uy tín với giá tốt.