Acemuc với thành phần từ hoạt chất là acetylcysteine có tác dụng làm long đờm, tiêu nhày, được sử dụng cho cả người lớn và trẻ nhỏ.
Giới thiệu về Acemuc
Thuốc Acemuc được biết đến là một trong số những loại thuốc long đờm, trị ho hiệu quả bậc nhất trên thị trường. Thành phần chính là hoạt chất acetylcysteine sẽ làm tiêu các chất nhầy- nguyên nhân chính gây ra các bệnh hô hấp có đờm nhầy đông đặc.
Quy cách sản phẩm Acemuc
Acemuc được bào chế dưới 2 dạng:
- Dạng thuốc cốm có hàm lượng 100 mg dành cho trẻ nhỏ và 200 mg dành cho người lớn. Mỗi hộp gồm 30 gói.
- Dạng viên nang cứng có hàm lượng 200 mg. Hộp 3 vỉ x10 viên nang cứng.
Acemuc – Thuốc long đờm, điều trị ho của Việt Nam
Công dụng chính của Acemuc được biết đến là thuốc điều trị ho khan hoặc ho có đờm, viêm phế quản và viêm xoang cho trẻ em hiệu quả. Bên cạnh đó, thuốc còn có thêm các công dụng khác như:
- Hỗ trợ công tác điều trị các bệnh lý có liên quan đến đường hô hấp như viêm mũi dị ứng, viêm phế quản – phổi, lao phổi,…
- Giúp làm giảm các triệu chứng ho khác do cảm lạnh, sởi, cảm cúm, ho gà hoặc ho do việm họng, viêm thanh quản, viêm phổi và màng phổi bị kích thích.
- Acemuc làm hạn chế tình trạng tạ ra dịch nhầy ở vòm họng làm người bệnh thấy vướng víu, khó thở.
Acemuc là thuốc điều trị bệnh ho, viêm phế quản hiệu quả
Liều dùng và cách dùng Acemuc
Mỗi dạng thức thuốc Acemuc và hàm lượng khác nhau sẽ có liều lượng sử dụng khác nhau. Cụ thể như sau:
- Dạng thuốc cốm hòa tan hàm lượng 100 mg:
Sử dụng cho trẻ em từ 2 – 7 tuổi với liều lượng 1 gói x 3 lần/ngày.
- Dạng cốm hòa tan hàm lượng 200 mg:
Sử dụng thuốc ho Acemuc cho người lớn và trẻ em trên 7 tuổi với liều lượng 1 gói x 3 lần/ngày.
Đối với đối tượng là trẻ em 2 – 7 tuổi, sử dụng với liều lượng 1 gói x 2 lần/ngày.
Thời gian sử dụng thuốc Acemuc để điều trị phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe của người bệnh và cần sử dụng theo sự chỉ định của các bác sỹ điều trị. Thông thường số ngày sử dụng thuốc cho người bệnh trong giai đoạn cấp là từ 5 tới 10 ngày.
- Dạng viên nang 200 mg:
Sử dụng cho ggười lớn với liều lượng 1 viên x 3 lần/ngày.
Lưu ý trong quá trình dùng thuốc:
- Phải dùng ngay thuốc dạng cốm ngay sau khi pha xong.
- Kết hợp uống nhiều nước trong quá trình điều trị để làm đờm loãng, hỗ trợ tiêu đờm.
- Khi cơn ho xảy ra, không nên kiềm chế hoặc sử dụng các loại thuốc ức chế khi ho trong giai đoạn có đờm.
Xử lý khi dùng Acemuc quá liều/thiếu liều
- Quá liều
Nếu dùng quá liều thuốc long đờm Acemuc, người bệnh có thể xuất hiện các triệu chứng về hô hấp, tụt huyết áp, phế quản co thắt, đông máu rải rác hoặc suy thận. Nếu xuất hiện tình trạng đó, bệnh nhân cần liên hệ với bác sỹ điều trị, cơ sở y tế gần nhất hoặc các dược sỹ phụ trách tiệm thuốc gần nhà nhất nếu đang nguy cấp..
- Thiếu liều
Dùng bù một liều Acemuc đã quên vào thời gian càng sớm càng tốt. Nếu thời gian nhớ ra quên liều gần với thời gian uống liều Acemuc kế tiếp thì trực tiếp bỏ qua liều đó.
Lưu ý khi sử dụng thuốc Acemuc
Trong khi khám với bác sĩ phụ trách, trước khi sử dụng thuốc hãy báo ngay với bác sĩ nếu bạn là bệnh nhân thuộc các trường hợp sau:
- Bạn dị ứng với thuốc Acemuc hoặc bất cứ thành phần khác của thuốc
- Bạn gặp vấn đề về sức khỏe khác mà đặc biệt là hen suyễn
- Bạn đang mang thai, cho con bú hoặc có dự định sẽ mang thai trong thời gian gần đây.
Chống chỉ định
Không được sử dụng thuốc cho những đối tượng sau:
- Bệnh nhân quá mẫn với mọi thành phần nào của Acemuc
- Người có tiền sử hen phế quản
- Người mắc bệnh di truyền phenylceton niệu
- Trẻ em dưới 2 tuổi
Hạn dùng và bảo quản Acemuc
Cần bảo quản thuốc ho Acemuc ở nơi khô ráo, tránh ánh sáng trực tiếp, nhiệt độ không quá 30 độ C.
Tương tác thuốc Acemuc
Acemuc có tương tác với các loại thuốc khác nhau và gây ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị của các loại thuốc đó. Vì vậy, chỉ sử dụng kết hợp thuốc Acemuc với các loại thuốc khác theo đơn của bác sỹ điều trị để đảm bảo an toàn.
Các loại thuốc không nên sử dụng khi đang điều trị bằng Acemuc gồm có:
- Thuốc ho dạng siro
- Thuốc kháng sinh
- Thuốc điềutrị tình trạng đau thắt ngực
- Than hoạt tính dùng để trị ngộ độc
Tác dụng phụ Acemuc
Các tác dụng phụ thông thường có thể gặp trên người bệnh điều trị bằng Acemuc có thể kể đến như: buồn nôn, hệ tiêu hóa bị ảnh hưởng, đau dạ dày. Các tác dụng phụ nghiêm trọng khác thường rất hiếm gặp nếu sử dụng thuốc Acemuc.
Một số tác dụng phụ khác mà người bệnh có khả năng gặp phải trong quá trình sử dụng thuốc ho Acemuc gồm:
- Co thắt phế quản
- Buồn ngủ
- Ù tai
- Hệ thần kinh bị mất kiểm soát và gây ảo giác
- Khô miệng
Thành phần của Acemuc
Acemuc được tạo thành từ các thành phần chính là hoạt chất Acetylcysteine và Aspartame ( Acemuc 100mg không bao gồm thành phần này). Mỗi một loại hoạt chất sẽ có tác dụng trị bệnh riêng biệt.
Xuất xứ Acemuc
- Sản xuất bởi: Sanofi – Synthelabo Việt Nam
- Nước sản xuất: Việt Nam
Bị ho nên và không nên ăn gì?
Nên ăn
-
Mật ong
Là một bài thuốc trị ho có nguồn gốc xuất hiện trong dân gian từ bao đời nay, mật ong là thực phẩm bỏ túi top đầu cho người bệnh loại này. Mật ong được dùng để điều trị các chứng ho dai dẳng, thường xuyên hoặc viêm họng. Mật ong với vị ngọt đặc trưng sẽ làm cổ họng được xoa dịu, xóa tan các cơn đau rát cổ họng. Bên cạnh đó, tính kháng khuẩn mạnh mẽ và bổ sung cho hệ miễn dịch khỏe mạnh cũng là một trong những điểm cộng quan trọng của loại thực phẩm này.
-
Bạc hà
Mát lạnh và sảng khoái là những từ ngữ miêu tả cho công dụng của bạc hà đối với người bệnh ho. Bạc hà với tính mát của mình giúp làm khai thông niêm mạc đang tiết đầy dịch, tiêu đờm, làm xoa dịu cảm giác ngứa và rát của cổ họng.
Bạc hà có thể được sử dụng dưới dạng bào chế thành kẹo ngâm với liều lượng từ 2 tới 3 viên mỗi ngày. Tuy nhiên, không phải loại kẹo có chứa bạc hà nào cũng là loại điều trị ho hiệu quả mà cần mua ở các tiệm thuốc tây uy tín.
-
Gừng
Zingiberol, chavicol, nonanal hay methyheptenone là những hợp chất kháng viêm được tìm thấy nhiều trong tinh dầu của gừng. Các hoạt chất này có cộng dụng làm ấm cơ thể khi bên ngoài trời đang lạnh, đẩy lùi các tác nhân gây hại đến phổi và các cơ quan trong hệ hô hấp khác.
Dùng gừng đã được gọt vỏ sạch, băm hoặc giã nhuyễn ngâm trong ly nước ấm trong thời gian 5 phút để tinh dầu tiết ra rồi uống là cách điều trị ho dân gian được nhiều người tin dùng. Khi trời trở lạnh, hãy dùng nước gừng ấm pha loãng hàng ngày để bảo vệ phổi khỏi nhiễm lạnh và giảm thiểu các cơn ho.
-
Tỏi, hành tây
Giống như gừng, tỏi và hành tây cũng có hàm lượng chất kháng viêm tự nhiên cao, giúp cho cơ thể bài trừ được virus và là một loại kháng sinh tự nhiên có công hiệu trị ho, trị viêm họng hiệu quả hàng đầu.
Không nên ăn
Người bệnh đang bị ho khan hoặc có đờm cần phải có chế độ kiêng cữ với các loại đồ ăn sau đây.
-
Đồ ăn quá lạnh, cay hoặc nóng
Ăn đồ ăn quá lạnh, quá cay hoặc quá nóng đều làm vòm họng bị kích thích, bỏng rả và làm triệu chứng ho của bạn càng trêm nghiêm trọng hơn.
-
Các loại hải sản
Hải sản cung cấp nguồn dưỡng chất rất cần thiết cho người khỏe mạnh nhưng chúng lại là tác nhân xấu đối với những người đang bị ho. Hệ hô hấp của bạn sẽ dễ bị kích thích bởi sự cọ xát hoặc kích thích của vỏ hải sản. Hàm lượng protein có trong hải sản đôi khi cũng là nguyên nhân chính gây ra sự kích ứng vòm họng đối với nhiều người.
-
Đồ ăn quá mặn hoặc quá ngọt
Ăn mặn hay ăn ngọt thực tế không liên quan nhiều đến những cơn ho song việc nạp một lúc quá nhiều thực phẩm ngọt, béo hoặc mặn sẽ khiến cơ thể bạn phải đào thải nhiều hơn, bị bốc hỏa từ đó làm cho tình trạng ho của bạn chuyển biến xấu hơn.
-
Thực phẩm chiên rán
Những món đồ ăn chiên xào không nên sử dụng với người bệnh ho bởi nó làm tăng thêm áp lực cho các cơ quan trong hệ tiêu hóa, dạ dày, làm dịch đờm gia tăng nhiều hơn, từ đó người bệnh sẽ không nhanh hồi phục tình trạng ho.
Chế độ vận động và những điều nên làm
Chế độ vận động
Tình trạng ho của bạn sẽ được cải thiện đáng kể nếu có chế độ luyện tập với cường độ phù hợp. Theo các chuyên gia về chăm sóc sức khỏe, tất cả các vận động không gây kiệt sức cũng chính là những liều thuốc trị ho vô hình, có lợi cho sức khỏe của người bệnh.
Người bệnh ho đang ở giai đoạn trung bình và nhẹ có thể tập các bài tập với cường độ cao nhưng ngay từ lúc bắt đàu, hãy thử sức với bài tập từ cơ bản, cường độ thấp rồi mới điều chỉnh lên nâng cao, phù hợp với tình trạng cơ thể.
Tập luyện ngắn quãng hoặc xen kẽ trong vòng 2-3 phút giữa cường độ cao và cường độ thấp cũng là một trong những chế độ tập luyện có hiệu quả, được nhiều người tin dùng để tránh bị hụt hơi.
Người bệnh có dấu hiệu tắc nghẽn đường thở nghiêm trọng chỉ nên tập các bài tập hoặc các môn thể thao rèn luyện sức bền và dèo dai, bài tập thở như đi bộ, thể dục nhẹ nhàng và kết hợp với các thuốc giãn phế quản khi cần.
Những điều nên làm
Đôi với người bệnh ho nói riêng và người bệnh đường hô hấp nói chung thì việc kiểm soát và cải thiện tình trạng bệnh cần được tiến hành dưới sự phối hợp của nhiều biện pháp khác nhau. Các biện pháp cần được chú trọng và có kế hoạch cải thiện hợp lý cần chú ý như: sử dụng thuốc, cải thiện chế độ dinh dưỡng, cải thiện tâm lý sống tích cực, môi trường sống trong lành đồng thời kiên định theo các bài tập, chương trình phục hồi chức năng hô hấp thích hợp.
Tổng kết
Nhà thuốc Apharma hi vọng rằng, bài viết trên đây đã cung cấp đến bạn những kiến thức cơ bản nhất về sử dụng thuốc Acemuc trong điều trị các chứng bệnh ho, viêm phế quản. Tuy nhiên, mọi thông tin cung cấp trên đây đều mang tính chất tham khảo. Bạn không nên tự ý sử dụng hoặc lạm dụng thuốc vào các mục đích điều trị các triệu chứng khó thở, ho hoặc khò khè mà hãy tìm đến các cơ sở y tế và làm theo chỉ định của các bác sĩ chuyên nghiệp.