Bài viết giúp cung cấp thông tin thuốc Insunova, thành phần, chỉ định, lưu ý khi dùng thuốc và địa chỉ mua thuốc uy tín.
Ngày nay, do lối sống và những sai lầm trong ăn, uống nên gia tăng tỉ lệ mắc bệnh đái tháo đường. Bệnh này nếu không được kiểm soát tốt có thể gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng cho cơ thể như bệnh tim mạch, thận, mắt, thần kinh. Thuốc Insunova được sử dụng để kiểm soát đường huyết cho các tuýp bệnh đái tháo đường. Dùng thuốc đúng cách và các biện pháp ăn uống, tập luyện trong bài viết dưới đây giúp bạn giữ được đường máu ổn định và hạn chế biến chứng của bệnh.
Thuốc Insunova là thuốc gì?
Thuốc Insunova có thành phần là Insulin được sử dụng để điều trị cho tất cả các tuýp bệnh đái tháo đường.
Thông tin thuốc
Tên biệt dược
Insunova
Thành phần
Insulin Human…………………………………………………………100 IU/ml
Trong đó có
30% Insulin tác dụng nhanh
70% Insulin tác dụng trung bình
Nhóm thuốc
Thuốc điều trị bệnh đái tháo đường
Dạng thuốc
Dạng thuốc tiêm hỗn dịch
Quy cách đóng gói
Hộp lớn chứa 10 hộp nhỏ (có túi giữ lạnh), mỗi hộp nhỏ x 10ml
Công dụng
Thuốc Insunova có tác dụng vận chuyển glucose trong máu vào tế bào gan, cơ và mô mỡ khi Insulin kết hợp với receptor. Vì vậy thuốc có tác dụng hạ glucose trong máu.
Thuốc Insunova có ưu điểm: hạ glucose máu nhanh sau khi ăn do tác dụng của Insulin tác dụng nhanh và giữ tác dụng do Insulin tác dụng trung bình đảm nhận.
Chỉ định
Thuốc Insunova được chỉ định trong tất cả các tuýp đái tháo đường.
Cách dùng
Thuốc dùng để tiêm dưới da.
Liều lượng
Liều dùng phụ thuộc vào nhu cầu của bệnh nhân và cần tuân theo chỉ định của bác sĩ.
Liều dùng thông thường là 0,5-1 IU/kg/ngày tùy thuộc vào khả năng kiểm soát đường huyết và chuyển hóa của từng bệnh nhân. Thuốc thường được dùng 1-2 lần/ngày.
Lưu ý khi dùng thuốc
Chỉ tiêm thuốc dưới da, không tiêm tĩnh mạch hoặc tiêm bắp.
Thuốc Insunova không được dùng chung bơm tiêm hoặc phối hợp các loại thuốc chứa Insulin khác.
Nên ăn trong vòng 30-40 phút sau tiêm và thức ăn chứa Carbohydrate.
Trong quá trình dùng thuốc cần thường xuyên kiểm tra đường huyết theo sự hướng dẫn của bác sĩ điều trị nhằm kiểm soát đường huyết tốt.
Khi quên liều
Do thời điểm tiêm Insulin rất quan trọng. Nến khi quên tiêm thuốc nên kiểm tra lại đường huyết.
- Nếu đường huyết cao thì dùng Insulin tác dụng nhanh.
- Nếu đường huyết không quá cao nên đợi đến liều tiêm tiếp theo.
Khi quá liều
Khi quá liều Insulin gây ra hạ đường huyết có các triệu chứng: mệt mỏi, đói, bồn chồn, run tay chân, toát mồ hôi, co giật, bất tỉnh.
Xử trí
Nếu hạ đường huyết nhẹ
Nên ăn đồ ngọt (nước ngọt, kẹo, bánh quy…) hoặc uống nước đường glucose.
Kiểm tra lại đường máu sau 15-20 phút nếu vẫn hạ thì ăn thêm.
Nếu không thấy các triệu chứng cải thiện hoặc sau 2 giờ mà đường máu vẫn thấp nên gọi đến sự trợ giúp của nhân viên y tế.
Nếu hạ đường huyết nặng (co giật, bất tỉnh)
Tiêm tĩnh mạch hoặc tiêm dưới da 0,5-1 mg glucagon.
Sau 10-15 phút mà bệnh nhân không tỉnh thì tiêm tĩnh mạch glucose.
Nếu tình trạng của bệnh nhân không cải thiện nên gọi cấp cứu hoặc đưa bệnh nhân đến bệnh viện.
Tác dụng phụ
Tại chỗ tiêm: ngứa, cứng da, viêm nóng đỏ.
Toàn thân
- Teo hoặc phì đại tổ chức mỡ
- Dị ứng
Chống chỉ định
Người mẫn cảm với các thành phần của thuốc Insunova
Người bị hạ đường huyết
Thận trọng khi sử dụng thuốc
Ở những bệnh nhân đái tháo đường tuýp 1 nếu dùng không đủ liều hoặc ngừng thuốc có thể gây tăng đường huyết và nhiễm toan acid ceton. Các triệu chứng của tăng đường huyết là: khát, đái nhiều, khô miệng, ăn kém, buồn nôn, nôn, buồn ngủ, dị cảm ở da, hơi thở có mùi ceton. Các triệu chứng này xuất hiện từ từ sau một thời gian.
Thuốc có nắp bảo vệ bằng nhựa màu. Không nên mua thuốc khi không có nắp bảo vệ.
Thuốc có dạng hỗn dịch màu trắng đục. Nếu sau khi lăn lọ thuốc nhẹ trong lòng bàn tay mà thuốc không trở về dạng trắng đục đồng nhất thì không nên dùng thuốc.
Thương hiệu
Nhà sản xuất: Công ty TNHH MEGA LIFESCIENCES
Nước sản xuất: Ấn Độ
Cách tiêm thuốc Insulin
Vị trí tiêm
Vị trí tiêm Insulin khác nhau giữa các vùng vì liên quan đến sự hấp thu thuốc ở các vùng đó. Cụ thể như sau:
Bụng > cánh tay > đùi > mông
Không nên tiêm lặp đi lặp lại tại một vị trí nhiều lần.
Cách tiêm
- Sát khuẩn tay
- Lấy thuốc vào bơm tiêm (với bút tiêm thì cần lắp và làm như tờ hướng dẫn sản phẩm)
- Dùng 2 ngón tay trỏ và ngón tay cái véo cố định vùng da cần tiêm lên.
- Với bơm tiêm đâm một góc 45 độ hoặc 90 độ với mặt da sao cho kim tiêm đi vào lớp mô dưới da.
Với bút tiêm luôn đâm một góc 90 độ so với mặt da.
- Bơm thuốc từ từ trong vòng 5-10 giây
- Sau đó rút kim/bút tiêm ra khỏi da.
Hủy bơm tiêm/đầu kim bút tiêm sau khi sử dụng.
Không dùng chung bút tiêm với người khác, không bơm lại thuốc vào bút tiêm.
Người bệnh đái tháo đường nên và không nên ăn gì?
Nên
Ăn nhiều loại thực phẩm để cung cấp đủ và đa dạng chất dinh dưỡng.
Ăn nhiều bữa trong ngày để không làm tăng đường huyết sau ăn và hạ đường huyết cách xa bữa ăn. Thông thường bệnh tiểu đường nên ăn 3 bữa chính và 2 bữa phụ.
Các thực phẩm ít tăng đường huyết: gạo lứt, thịt nạc, rau xanh, trái cây ít ngọt (bưởi, ổi, dâu tây, kiwi, bơ…)
Không nên
Ăn các loại gây tăng đường huyết nhanh: kẹo, bánh, nước ngọt, trái cây ngọt.
Ăn các thực phẩm chế biến sẵn do có nhiều muối và chất béo không tốt như mì gói, xúc xích, đồ hộp…
Ăn nhiều thực phẩm có nhiều chất béo: da động vật, lòng đỏ trứng, nội tạng, đồ chiên rán…
Uống rượu, bia do tăng khả năng rối loạn chuyển hóa trong cơ thể không tốt với bệnh tiểu đường.
Chế độ tập luyện cho người đái tháo đường
Một số lợi ích khi tập luyện với người bệnh đái tháo đường
Hạn chế gia tăng lượng đường huyết sau ăn
Tăng sức mạnh cơ bắp, tim phổi và cơ xương khớp
Nâng cao thể lực và cải thiện tình trạng huyết áp, chuyển hóa mỡ trong cơ thể
Giúp kiểm soát đường huyết ổn định
Giúp cái thiện chất lượng cuộc sống: giảm stress, thư giãn, dễ ngủ…
Kết hợp các bài tập
Với những người bị bệnh tiểu đường nên tập luyện như sau:
- Với các bài tập thể lực (chạy bộ, đạp xe, bơi lội…) nên tập ít nhất 3 buổi/ tuần và mỗi lần ít nhất 30 phút.
- Còn với các bài tập cơ bắp (gym, tạ, hít đất…) nên tập ít nhất 2 buổi/lần.
- Kết hợp 2 loại hình thức tập này để cho hiệu quả tốt nhất nếu điều kiện sức khỏe cho phép.
Lưu ý khi tập luyện
Nên tập sau khi ăn 30 phút đến 2 giờ để hạn chế tình trạng gia tăng đường huyết sau ăn.
Không nên cố gắng tập trong các điều kiện không tốt cho cơ thể như mệt mỏi, sốt, trời quá nóng hoặc quá lạnh, sáng sớm, tối muộn…
Chọn các bài tập phù hợp với tình trạng sức khỏe mỗi người. Có thể hỏi thêm ý kiến của các chuyên gia, bác sĩ.
Ngừng tập khi có các triệu chứng sau
Run tay chân, chóng mặt, vã mồ hôi
Khó thở, hồi hộp
Đau các khớp
Các đối tượng cần chú ý trước khi áp dụng chế độ tập luyện
Người mắc bệnh đái tháo đường có các bệnh hoặc triệu chứng kèm theo sau đây không nên tập hoặc cần có sự chỉ dẫn của bác sĩ
- Suy thận nặng
- Huyết áp cao
- Chưa kiểm soát đường huyết tốt
- Đau và thoái hóa các khớp
- Biến chứng bàn chân do đái tháo đường
Địa chỉ uy tín để mua thuốc Insunova
Nếu bạn có đang quan tâm đến vấn đề mua thuốc Insunova hoặc cần tư vấn hãy liên hệ tới nhà thuốc Apharma thuộc Công ty cổ phần dược phẩm Apharma. Với phương châm đem lại sự hài lòng tốt nhất đến khách hàng, chúng tôi sẽ mang lại chất lượng sản phẩm, dịch vụ và giá cả tốt nhất.
Ngoài ra, nhà thuốc đã triển khai dịch vụ giao hàng tận nơi áp dụng trên toàn quốc. Quý khách có thể mua thuốc online một cách dễ dàng.
Chi tiết xin liên hệ Hotline: 1900 888 675 hoặc Website https://apharma.vn/