Theralene – Biệt dược chống dị ứng của Việt Nam

Theralene

Theralene là thuốc gì? Có tác dụng gì? Cách dùng như thế nào? Người dùng thuốc nên lưu ý những điều gì? Hôm nay, nhà thuốc Apharma sẽ giải đáp thắc mắc của các bạn độc giả về loại thuốc trị mất ngủ, chống dị ứng này qua bài viết dưới đây.

Giới thiệu thuốc Theralene

Thuốc Theralene được gọi là thuốc biệt dược vì tên của nó được nhà sản xuất, hoặc nhà khoa học đặt và không phụ thuộc vào tên hóa học của hoạt chất chính có trong thuốc. Còn thuốc được đặt tên theo tên hóa học của chất chính có trong nó, hoặc đặt theo tên cội nguồn của chất đó thì gọi là thuốc gốc. 

Theralene là thuốc ETC (thuốc kê theo đơn của bác sĩ), thuộc nhóm thuốc chống dị ứng, phân loại thuốc là thuốc đối kháng thụ thể Histamin H1. Theralene được sản xuất bởi Công ty TNHH Sanofi-Aventis VietNam (Sanofi-Aventis VietNam Company Limited). Thuốc thường được dùng để trị căng thẳng mệt mỏi dẫn đến mất ngủ, và những trường hợp có biểu hiện dị ứng. 

Theralene
Theralene – Biệt dược chống dị ứng của Việt Nam

Công dụng của thuốc Theralene

Thuốc có công dụng điều trị chứng mất ngủ do căng thẳng mệt mỏi, và trị các triệu chứng dị ứng do nhiều nguyên nhân như: phấn hoa, thời tiết, bụi, thực phẩm… Thuốc có tác dụng điều trị những triệu chứng khó chịu do bệnh gây ra, làm ức chế cảm giác ho, ngứa và có tác dụng an thần, gây ngủ. Khi được biết về công dụng của thuốc, rất nhiều người cảm thấy khá thắc mắc, bởi 2 chứng mất ngủ và dị ứng dường như không liên quan gì với nhau. Nhưng thực chất chúng đều chịu sự chi phối của Histamin nhóm 1 (một loại receptor). 

Vậy Histamin H1 là gì?

Histamin H1 phân bố không đều, thường xuất hiện trong mô tế bào ở nhiều cơ quan trên cơ thể như da, ruột, phổi. Khi cơ thể ở trạng thái bình thường, nó tồn tại dưới dạng phức hợp protein và có sự vận động như các chất dẫn truyền thần kinh nên có khả năng điều chỉnh giấc ngủ và duy trì sự tỉnh táo của cơ thể. Lúc này Histamin H1 sẽ không gây bất kỳ ảnh hưởng gì đến cơ thể, thậm chí còn đóng vai trò quan trọng trong hệ miễn dịch cục bộ và chức năng sinh lý của ruột.

Tuy nhiên với những người có cơ địa dị ứng, khi gặp phải một số kích thích bên ngoài sẽ làm Histamin sản sinh quá mức cho phép, gây ra các phản ứng dị ứng như ngứa, khó thở, nổi mẩn ngứa, sưng phù… Đây là phản ứng tự vệ hoàn toàn tự nhiên trước tác nhân mà cơ thể cho là có hại. Lúc này, người bệnh cần sử dụng thuốc kháng Histamin để ngăn chặn cơ thể tạo ra Histamin.

Theralene có thành phần chủ yếu là Alimemazin (Một dẫn chất phenothiazin) có tác dụng kháng Histamin, nên làm tốt nhiệm vụ này. Dị ứng ở mức độ nặng được gọi là sốc phản vệ và có thể gây tử vong chỉ trong vài phút. Vì vậy không thể xem nhẹ các triệu chứng dị ứng.

Theralene
Một số triệu chứng của dị ứng và sốc phản vệ.

Những trường hợp chỉ định sử dụng thuốc Theralene

  • Tạm thời hoặc thi thoảng mất ngủ (do căng thẳng mệt mỏi, do đi xa, say tàu xe,…)
  • Điều trị triệu chứng của biểu hiện dị ứng như: Viêm mũi theo mùi hoặc không theo mùa, ho do dị ứng, nổi mề đay,…
  • Điều trị ho khan, ho về đêm.

Các trường hợp sau không nên sử dụng thuốc Theralene:

  • Người quá mẫn cảm với bất cứ thành phần khác của thuốc.
  • Đối với dạng viên không dùng cho trẻ em dưới 6 tuổi.
  • Trẻ em dưới 2 tuổi không được dùng thuốc kể cả là dạng siro.
  • Phụ nữ có thai dưới 3 tháng, phụ nữ cho con bú.
  • Người bị bí tiểu do rối loạn tuyến tiền liệt hoặc rối loạn niệu đạo.
  • Các bệnh nhân có tiền sử thiếu hụt bạch cầu đa nhân trung tính, bạch cầu ưa base, bạch cầu ưa acid…
  • Người mắc bệnh Parkinson, người bị động kinh.
  • Người có bệnh về rối loạn chức năng gan thận.
  • Quá liều do barbituric, rượu, opiat
  • Người hôn mê.
  • Bệnh nhân đã sử dụng nhiều thuốc an thần.

Quy cách

Thuốc có 2 dạng chính là:

  • Hộp 40 viên nén bao phim (2 vỉ x 20 viên).

Hộp thuốc Theralene dạng viên nén bao phim.

  • Hộp một chai chứa 90ml thuốc ở dạng siro.
Theralene
Thuốc Theralene dạng siro.

Xuất xứ

  • Nhà sản xuất: Công ty TNHH Sanofi-Aventis VietNam.
  • Nơi sản xuất: Việt Nam.

Thành phần của thuốc Theralene

Đối với dạng viên nén: 

Chủ yếu là Alimemazin với hàm lượng 5mg.

Tá dược:

  • Trong viên nhân chứa lactose monohydrate, magnesi stearat, erythrosin, tinh bột mì, colloidal anhydrous silica. 
  • Lớp bao: erythrosin vừa đủ cho một viên, macrogol 6000, PEG 6000, hydroxyproyl…

Đối với dạng siro: 

  • Alimemazin tartrat 0.05g/100ml.
  • Tá dược: Acid citric khan, glycerin, caramel, acid ascorbic, dung môi ethanol 96°, hương framboise, đường tinh luyện, nước tinh khiết vừa đủ, methyl parahydroxy benzoat, nipasol,… 

Liều lượng và cách dùng thuốc Theralene

Đối với viên nén bao phim 5mg:

Dùng trong trường hợp kháng Histamin, chống ho:

  • Người lớn: uống nhiều lần trong ngày khi có nhu cầu, nhưng không quá 4 lần trong một ngày, mỗi lần uống 1 đến 2 viên.
  • Trẻ em trên 6 tuổi (cân nặng tiêu chuẩn 20kg): uống nhiều lần trong ngày nhưng không quá 4 lần. mỗi lần nửa viên đến 1 viên.

Điều trị mất ngủ: Uống thuốc trước khi đi ngủ.

  • Người lớn: uống 1 đến 4 viên.
  • Trẻ em từ 10 đến 15 tuổi (cân nặng tiêu chuẩn 40 đến 50kg): 2 viên.
  • Trẻ em từ 6 đến 10 tuổi (cân nặng tiêu chuẩn từ 20 đến 40kg): 1 viên.
  • Trẻ 6 tuổi (cân nặng tiêu chuẩn 20kg): ½ viên đến 1 viên.

Đối với dạng siro:

  • Kháng Histamin, chống ho:
  • Người lớn: uống lặp lại không quá 4 lần, mỗi lần uống 10 đến 20ml.
  • Trẻ em trên 2 tuổi: uống mỗi lần 0.25 – 0.50ml/kg.

Điều trị mất ngủ: uống thuốc trước khi đi ngủ

  • Người lớn: 10 đến 40ml.
  • Trẻ em trên 3 tuổi: uống mỗi lần 0.5 đến 1ml/kg.
  • Trẻ em từ 2 đến 3 tuổi: tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.

Chỉ nên dùng thuốc trong vài ngày, dùng khi cần thiết, không nên dùng trong thời gian dài.

Tác dụng phụ thường gặp của thuốc Theralene

  • Giảm tỉnh táo, buồn ngủ, đặc biệt là trong giai đoạn đầu khi điều trị.
  • Tập trung kém, chóng mặt (triệu chứng này hay gặp ở người già).
  • Rối loạn trí nhớ, có thể gây lú lẫn hoặc ảo giác. Ngoài ra có thể gây rối loạn thị giác.
  • Miệng khô, bí tiểu, táo bón, huyết áp hạ, hồi hộp.

Lưu ý khi dùng thuốc và cách xử lý khi quá liều

Lưu ý khi dùng thuốc Theralene

  • Thuốc có tính an thần, không nên dùng cho người lái xe hoặc vận hành máy móc, nên dùng thuốc để điều trị vào buổi tối.
  • Triệu chứng buồn ngủ sẽ tăng lên dùng đồ uống có cồn, do vậy trong suốt thời gian dùng thuốc không nên dùng đồ uống có cồn.
  • Nếu có hiện tượng sốt dai dẳng, xanh tái, đổ mồ hôi bất thường thì cần báo ngay cho bác sĩ.
  • Không dùng thuốc để trị ho có đờm, ho mãn tính.
  • Thuốc chỉ trị triệu chứng dị ứng chứ không cắt đứt nguyên nhân gây bệnh, do vậy cần tìm ra nguyên nhân gây dị ứng.
  • Thuốc có tương tác với nhiều thuốc khác, do vậy trước khi dùng cần báo với bác sĩ tất cả các loại thuốc đang sử dụng.
  • Thuốc này là thuốc bán theo đơn của bác sĩ, do đó không nên sử dụng khi chưa có sự cho phép của bác sĩ chuyên môn.

Cách xử lý khi quá liều Theralene

Trong suốt quá trình dùng thuốc để điều trị nếu có xuất hiện bất cứ triệu chứng khác thường như: nhịp tim tăng, thân nhiệt hạ, rối loạn thị giác, co giật (thường gặp ở trẻ em), hôn mê, khó thở… thì cần đến ngay cơ sở y tế chuyên khoa để được cấp cứu kịp thời.

Chế độ ăn uống lành mạnh cho người có cơ địa dị ứng

Chế độ ăn uống phù hợp luôn đóng vai trò quan trọng trong việc điều trị bất cứ bệnh nào. Đối với người có cơ địa dị ứng càng nên thận trọng với thức ăn, vì có rất nhiều thực phẩm quen thuộc trong bữa ăn thường ngày nhưng lại chứa nhiều Histamin. 

Thực phẩm nên tránh

  • Thực phẩm chứa Histamin: Thực phẩm lên men, đồ uống có cồn, cá đóng hộp, xúc xích,… 
  • Thực phẩm kích thích cơ thể tăng tiết Histamin: chocolate, dâu tây, đồ ăn chứa nhiều đạm như thịt bò,…
  • Hải sản: Hải sản vừa là thực phẩm chứa nhiều Histamin vừa làm tăng các triệu chứng dị ứng trên da như nổi mẩn, mề đay, ngứa,…
  • Thực phẩm ngọt: Đồ ngọt sẽ làm tăng lượng đường trong máu, dẫn đến tình trạng mẫn cảm hơn, làm cho các phản ứng dị ứng diễn ra thường xuyên hơn.
  • Đồ mặn: khi lượng muối trong cơ thể quá cao sẽ làm người bệnh bị ngứa nhiều và thường xuyên hơn do dây thần kinh ngoại biên bị kích thích.
  • Một số loại hạt: Hạt lạc, hạt dẻ, hạt óc chó, thông, hạnh nhân là các loại hạt gây dị ứng mạnh, chỉ một lượng nhỏ tiếp xúc qua da hoặc ăn cũng đều gây ra phản ứng dữ dội. Tỷ lệ người dị ứng với các loại hạt khá cao, chiếm tới 0,5% dân số trên thế giới, và bệnh hiếm khi tự khỏi.
Một số thực phẩm dễ gây dị ứng.

Một số người bị dị ứng với một hoặc một số loại thực phẩm nhất định, thì nên kiêng hoàn toàn các thức ăn chứa loại thực phẩm đấy.

Thực phẩm nên ăn

  • Thực phẩm giàu vitamin A: Vitamin A tham gia vào hệ thống miễn dịch của cơ thể, cấu trúc của da và niêm mạc. Do vậy bổ sung thực phẩm nhiều vitamin A sẽ giúp giảm triệu chứng dị ứng trên da, đồng thời tăng cường miễn dịch cho cơ thể. Một số thức ăn giàu vitamin A như: Cà rốt, trái cây khô, rau diếp, đu đủ,…
  • Thực phẩm giàu vitamin C: Vitamin C giúp tăng cường đề kháng, có tính chống oxy hóa mạnh, làm giảm quá trình giải phóng Histamin dưới da đồng thời thúc đẩy phân hủy Histamin giúp làm giảm trình trạng dị ứng biểu hiện trên da như nổi mề đay, viêm da do dị ứng thời tiết. Một số thực phẩm chứa nhiều vitamin C như: cà chua, cam, bưởi, tái, các loại rau xanh được trồng ở nơi đầy đủ ánh sáng mặt trời,… 
Các loại thực phẩm nên ăn để chống ngứa, chống dị ứng.
  • Thực phẩm chứa vitamin B: Người bị dị ứng ăn nhiều thực phẩm chứa vitamin B giúp giảm ngứa rát khó chịu, giúp hệ miễn dịch hoạt động mạnh. Một số thực phẩm giàu vitamin B như : Gạo lứt, chuối, cam, táo,…
  • Thực phẩm giàu magie: thực phẩm giàu magie sẽ làm giảm triệu chứng dị ứng trên đường hô hấp, giảm khó thở, giúp phế quản được thư giãn. Magie có nhiều trong các loại thực phẩm như: bơ, chuối, đậu hũ,…

Một số biện pháp chủ động phòng tránh dị ứng

Ngoài việc kiêng một số thực phẩm gây dị ứng, người bị dị ứng cũng nên thực hiện một số biện pháp chủ động phòng tránh như:

  • Luôn kiểm tra kỹ thành phần của thực phẩm trước khi sử dụng.
  • Ăn uống khoa học, đúng giờ, ngủ đủ giấc, giữ tinh thần thoải mái.
  • Tập thể dục đều đặn. Khi bị dị ứng thì nên tập với cường độ vừa phải đủ để khiến bản thân thấy thoải mái, không nên tập luyện đến mệt khi đang bị dị ứng.
  • Không chà xát vào vùng da đã bị mẩn ngứa.
  • Trong trường hợp tham gia các bữa tiệc bên ngoài thì nên đem theo sẵn thức ăn cho mình, để tránh ăn phải thực phẩm dị ứng.
  • Ăn chín uống sôi, đảm bảo vệ sinh khi ăn uống, không ăn thực phẩm không lành mạnh hoặc có dấu hiệu ôi thiu.
  • Khi có dấu hiệu bị dị ứng nên chủ động thăm khám để được điều trị kịp thời.

Tổng kết

Dị ứng ở dạng nhẹ không gây nguy hiểm đến tính mạng, nhưng sốc phản vệ (dị ứng ở dạng nặng) có thể gây tử vong trong thời gian rất ngắn, do vậy không nên chủ quan với hiện tượng dị ứng. Bài viết trên đã giúp các bạn độc giả hiểu được phần nào về dị ứng và cách phòng tránh, đồng thời biết được công dụng của biệt dược Theralene. Nếu bạn cần tư vấn và mua thuốc Theralene, các thuốc chống dị ứng không theo đơn của bác sĩ, hoặc các loại thuốc chữa các bệnh khác, hãy liên hệ ngay với nhà thuốc Apharma để được tư vấn và mua thuốc với giá cả hợp lý.

Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *