Mất ngủ hay khó ngủ là tình trạng rất thường gặp ở lứa tuổi trung niên. Tuy nhiên, ngày nay lứa tuổi gặp phải các triệu chứng này đang ngày càng trẻ hóa. Vì tính chất nguy hiểm và tiềm ẩn của rối loạn giấc ngủ, hãy bỏ ít thời gian để đọc hết bài viết này. Nhà thuốc Apharma sẽ cùng bạn tìm hiểu và tìm ra giải pháp cải thiện giấc ngủ nhé!
Tìm hiểu về bệnh mất ngủ
Người bị khó vào giấc ngủ sẽ gặp nhiều hệ lụy cho cuộc sống của họ. Nếu tình trạng này không được khắc phục kịp thời, sẽ dễ chuyển thành bệnh mãn tính. Đặc biệt hơn, căn bệnh này là tiền đề của khá nhiều bệnh liên quan tới thần kinh như tăng huyết áp, trầm cảm, đột quỵ, thần kinh yếu,… Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu một chút về căn bệnh này thông qua những thông tin dưới đây.
- Khó ngủ (Insomnia) là một triệu chứng nói về tình trạng khó vào giấc ngủ thường hay gặp phải. Người bị tình trạng này, giấc ngủ cơ bản bị suy giảm rõ rệt về chất lượng (Giấc ngủ chập chờn, hay gặp ác mộng rồi tỉnh giấc, khó ngủ, tỉnh giấc nhiều lần) và cả về số lượng (Thiếu ngủ, ngủ được rất ít, ngủ không đủ giấc). Nếu để tình trạng này diễn ra trong thời gian dài sẽ dẫn đến hậu quả nghiêm trọng như mất tập trung, trầm cảm, giảm năng lượng, giảm trí nhớ, đau đầu, rối loạn tâm và sinh lý.
- Người bị bệnh khó ngủ thường chiếm khoảng từ 5% tới 48%. Khoảng 33% dân số thế giới mắc một hoặc một vài triệu chứng của mất ngủ. Tỉ lệ người ngủ gật vào ban ngày là 15%, có đến 18% người không hài lòng về giấc ngủ của chính mình. Người bị thiếu ngủ do liên quan đến các bệnh tâm thần chiếm khoảng 30%.
- Chuyên gia khoa thần kinh đã nghiên cứu và cho ra kết quả rằng số lượng bệnh nhân đến thăm khám về tình trạng mất ngủ chiếm đa số và đang không ngừng gia tăng. Còn một điều đáng quan ngại hơn là số người đang bị chứng mất ngủ đang dần có xu hướng trẻ hóa (Những người trong độ tuổi 18-30 chiếm 25% tổng số). Tuy nhiên, hiện tượng khó ngủ có thể xảy ra cho bất kỳ đối tượng nào, bất kể ai, vì nó không phân biệt độ tuổi, giới tính hay cả địa vị xã hội. Nó dường như vô hình đã tạo thành một thói quen đối với những người xem nhẹ căn bệnh tiềm ẩn nhiều rủi ro này.
Trên thực tế, nữ giới thường sẽ bị chứng thiếu ngủ nhiều hơn nam giới. Nhất là đối với phụ nữ gần tuổi tiền mãn kinh, do khí huyết thay đổi thất thường. Càng lớn tuổi thì các triệu chứng mất ngủ biểu hiện càng trầm trọng hơn.
Phân loại chứng mất ngủ
Bệnh mất ngủ thường được chia thành hai loại khác nhau là mất ngủ thứ phát và nguyên phát.
Mất ngủ thứ phát (Secondary) gồm có:
- Thói quen sinh hoạt: Hay làm đêm, ăn quá khuya, đánh răng trước khi đi ngủ, mở nhạc quá ồn khi đi ngủ, sử dụng các thiết bị điện tử liên tục trước khi đi ngủ, ăn quá nhiều hoặc đồ ăn khó tiêu, sử dụng các chất kích thích.
- Thiếu hoặc giảm khả năng giải quyết vấn đề, gây lo nghĩ, bất an.
- Bắt nguồn từ những lý do khách quan bên ngoài gây ra như ồn ào, đèn quá sáng,…
- Mắc các bệnh về thể chất: Mỏi, tê, đau, ngứa ngáy, khó chịu,… làm khó ngủ, khó vào giấc ngủ.
- Mắc bệnh về thần kinh (Trầm cảm).
- Dùng thuốc hay các chất kích thích: Thuốc ngủ, cà phê, trà, thuốc lá.
Mất ngủ nguyên phát (Primary insomnia):
- Do nghịch lý: Mặc dù nhiều kết quả kết luận rằng bệnh nhân có giấc ngủ rất ngon và không hề có các vấn đề về giấc ngủ nhưng sau mỗi giấc ngủ, người bệnh đều cảm thấy mệt mỏi, uể oải như bị mất ngủ.
- Không xác định rõ được nguyên nhân gây ra bệnh. Có thể đã tiềm ẩn và xuất phát từ rất lâu thời thơ ấu.
- Tâm sinh lý: Những bất thường có thể xảy ra trong khả năng thích ứng với hoàn cảnh.
Nguyên nhân dẫn đến bệnh khó ngủ
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng khó ngủ, giấc ngủ không sâu:
- Sử dụng các chất kích thích thường xuyên: Các chất hóa học, cà phê, trà, rượu, bia,… dùng trước khi đi ngủ sẽ dẫn đến kích thích hưng phấn hệ thần kinh trung ương, gây nên tình trạng khó đi vào giấc ngủ.
- Nhiều stress trong công việc và cuộc sống: Suy nghĩ nhiều, căng thẳng, mệt mỏi, áp lực công việc, tình cảm , gia đình, những mối quan hệ bạn bè, xã hội, lo âu,… là các nguyên nhân chủ yếu nhất gây ra tình trạng mất ngủ. Người trẻ tuổi thường gặp tình trạng mất ngủ thường xuyên là do nguyên nhân phổ biến này gây ra.
- Lệch múi giờ: Di chuyển giữa các vùng có múi giờ khác nhau cũng gây ra rối loạn chu kỳ ngủ-thức tự nhiên trong sinh lý cơ thể người. Những người không thích ứng được sẽ bị tình trạng khó ngủ tạm thời.
- Môi trường sinh sống bị ô nhiễm: Tiếng ồn, đèn sáng, nhiệt độ, khí hậu cũng là các nguyên nhân làm phá hủy không gian ngủ cần thiết cho cơ thể.
- Lạm dụng thuốc: Sử dụng quá nhiều thuốc và trong thời gian dài sẽ gây nên chứng mất ngủ như sử dụng thuốc chống mất ngủ, chống trầm cảm, thuốc hạ huyết áp.
- Do thói quen sinh hoạt không hợp lý: Có rất nhiều người có thói quen không hợp lý, lành mạnh như ăn quá nhiều đồ ăn khó tiêu hóa trước khi ngủ, hoặc ăn quá no, lạm dụng các thiết bị điện tử, vận động, tập thể thao muộn. Các nguyên nhân kể trên cũng sẽ gây ra tình trạng khó đi vào giấc ngủ.
- Mắc phải các bệnh mãn tính: Bệnh nhân mắc các bệnh như tiểu đường, viêm dạ dày, trào ngược dạ dày, viêm đau khớp,… thường mang lại các triệu chứng khó chịu dai dẳng vào ban đêm làm người bệnh khó có được giấc ngủ ngon. Người lớn tuổi thường là đối tượng hay gặp phải nhất.
Các nguyên nhân kể trên sẽ kích thích cơ thể sản sinh rất nhiều gốc tự do tấn công mạch máu não. Kế tiếp sẽ thúc đẩy hình thành xơ vữa động mạch và cục huyết đông ngăn cản quá trình máu di chuyển lên não. Khi thiếu oxy do máu cung cấp sẽ gây rối loạn cơ thể, đây là nguyên nhân chính gây ra tình trạng mất ngủ.
Triệu chứng, biểu hiện và dấu hiệu nhận biết bệnh khó ngủ
Triệu chứng của rối loạn giấc ngủ có nhiều biểu hiện khác nhau mà mọi người thường gặp phải như:
- Hay quên: Người bệnh thường có dấu hiệu suy giảm trí nhớ và có những biểu hiện trầm cảm nhẹ.
- Với những người bệnh có hiện tượng mất ngủ kéo dài trong một thời gian thì người bệnh khó có thể ngủ sâu giấc và khó có thể đi vào giấc ngủ.
- Stress thời gian dài: Giai đoạn đầu của bệnh thường kèm theo những dấu hiệu stress.
- Khi đang ngủ mà bị đánh thức thì khó có thể ngủ lại được và sẽ tỉnh dậy sớm hơn.
- Thị lực bị suy giảm: Xuất hiện những triệu chứng chóng mặt, hoa mắt, tầm nhìn bị hạn chế.
- Chán ăn, ăn không thấy ngon miệng, có cảm giác ăn thức không tiêu nên không có cảm giác thèm ăn và ăn rất ít.
- Hay tiểu đêm, tiểu nhiều lần làm chất lượng giấc ngủ giảm sút.
- Giấc ngủ hay chập chờn, đứt quãng, không ngủ được sâu.
Tác hại của bệnh mất ngủ
Nếu tình trạng mất ngủ kéo dài và không được điều trị sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến người bệnh. Mất ngủ trầm trọng khiến cơ thể trở nên suy nhược, dễ cáu gắt, tinh thần không minh mẫn, mất tập trung trong công việc, cuộc sống và các mối quan hệ xã hội. Bệnh mất ngủ là tiền đề của nhiều căn bệnh nguy hiểm như: Trầm cảm, tăng huyết áp, suy nhược thần kinh, suy nhược cơ thể, tăng cân, đau đầu, rối loạn cảm xúc.
Cách điều trị bệnh rối loạn giấc ngủ
Điều trị mất ngủ cần thông qua quá trình thăm khám bác sĩ, để tùy vào tình trạng bệnh mà có các phương pháp điều trị hiệu quả cho từng bệnh nhân. Tuy nhiên, nếu đang ở giai đoạn đầu của bệnh, các triệu chứng bệnh còn nhẹ thì cũng có thể cải thiện bằng những phương pháp sau đây:
- Vệ sinh giấc ngủ của bạn: Tạo tâm trạng thư thái, thư giãn để dễ đi vào giấc ngủ. Giường ngủ cần thoải mái, đặt nơi thoáng mát, sạch sẽ,…
- Chế độ dinh dưỡng: Có thể ăn các loại thực phẩm có lợi cho giấc ngủ như các loại hạt quả, đậu phộng, hạt sen, táo tàu, sữa ong chúa tươi, long nhãn, mật ong, đậu xanh, đậu đen,… giúp điều hòa giấc ngủ. Song song, việc ăn đầy đủ các chất và có lượng rõ ràng.
- Chế độ luyện tập: Tập một số bài dưỡng sinh, các động tác thư giãn, động tác tam giác, xoa đầu mặt cổ, bấm huyệt có thể cải thiện giấc ngủ của bạn.
Làm gì để phòng ngừa tình trạng mất ngủ?
Quan tâm và thay đổi những nguyên nhân gây nên tình trạng khó ngủ là cách tốt nhất để phòng ngừa căn bệnh nguy hiểm này, góp phần giúp bạn ngon giấc hơn. Để phòng ngừa tình trạng mất ngủ, bạn cần phải:
- Tăng cường tập luyện thể dục, thể thao.
- Hình thành thói quen đi ngủ đúng giờ.
- Thực hiện chế độ dinh dưỡng khoa học.
- Tránh lạm dụng thuốc ngủ và các chất kích thích.
- Không sử dụng các thực phẩm có chất kích thích quá nhiều.
Cải thiện tình trạng giấc ngủ các phương pháp tự nhiên
Đồ ăn nhẹ có tác dụng gây buồn ngủ
Theo các nghiên cứu của Trung tâm y khoa của Mỹ kết luận: Thực phẩm gây ngủ tốt nhất là sự kết hợp của carbohydrate và protein. Nên ăn nửa quả chuối với 1 thìa bơ đậu phộng hoặc bạn lúa mạch và 1 ít phô mai trước khi ngủ 30 phút.
Sữa ấm
Khi bị mất ngủ, bạn nên uống một ly sữa ấm trước khi ngủ. Sữa hạnh nhân và óc chó là nguồn cung cấp canxi tuyệt hảo, giúp não tạo ra melatonin giúp điều hòa giấc ngủ. Bên cạnh đó, uống sữa ấm còn giúp cơ thể dễ chịu, thoải mái nên sẽ dễ ngủ hơn.
Cúc La Mã
Cúc La Mã hay Chamomile là thảo mộc lâu đời và nổi tiếng ở Hy Lạp, Ai Cập, La Mã. Tinh dầu hoa cúc La Mã được sử dụng như một giải pháp điều hòa giấc ngủ nhờ tính an thần, thư giãn. Hãy sử dụng có định lượng, tránh lạm dùng quá mức. Không nên sử dụng nếu từng dị ứng với hoa hướng dương, hoa cúc hay nấm mốc.
Rễ cây nữ lang
Rễ cây nữ lang được sử dụng để cải thiện các vấn đề về giấc ngủ. Rễ cây được dùng làm thuốc an thần, chống mất ngủ. Tuy nhiên, sử dụng vài tuần trở lên mới đem lại kết quả. Các dạng bào chế của thảo dược này là thuốc ngâm rượu, trà, thuốc viên uống. Nên trao đổi với bác sĩ trước khi sử dụng.
Trà tim sen
Tim sen hay tâm sen được dùng làm trà thảo mộc có tính an thần, thanh nhiệt, giúp ngủ ngon giấc. Tim sen có chứa alkaloid flavonoid và các axit amin, có tác dụng giúp ngủ ngon nhưng cũng dễ gây độc với cơ thể khi dùng quá liều.
Nên chọn lựa tim sen có nguồn gốc rõ ràng, không bị nấm mốc để tránh bị nhiễm độc khi uống phải. Khi dùng nên pha loãng, sau mới được tăng liều dùng đến khi có giấc ngủ ngon để cơ thể thích ứng được dần. Không nên sử dụng tim sen quá thường xuyên và kéo dài liên tục trong một tháng. Ngoài ra, có thể ăn chè hạt sen, chè củ sen, củ năng, chè hạt sen long nhãn cũng rất tốt cho giấc ngủ.
Thiền và yoga
Gia tăng hoạt động của trí não và cơ bắp phải suy nghĩ nhiều dẫn đến ảnh hưởng giấc ngủ. Thiền và yoga thường xuyên sẽ làm tăng nồng độ melatonin trong máu, làm bạn ngon giấc hơn. Bất kỳ ai cũng có thể học được các phương pháp này, tuy nhiên phải thực hành từ vài tuần mới có thể thuần thục. Ngoài ra, châm cứu hay xoa bóp cũng góp phần làm cải thiện giấc ngủ.
Kết luận
Việc có giấc ngủ ngon rất quan trọng, giúp cơ thể nghỉ ngơi và phục hồi năng lượng sau những giờ hoạt động mệt mỏi. Khi ngủ, cơ thể được nghỉ ngơi, các mạch máu giãn ra, chất dinh dưỡng cũng như oxy sẽ được bổ sung. Đồng thời, các chất độc có hại bị loại bỏ khỏi cơ thể, giúp cơ thể hoạt động tốt hơn. Mất ngủ thường kèm các triệu chứng hoa mắt, mệt mỏi, đau đầu, chóng mặt, suy nhược cơ thể, suy nhược thần kinh. Vì vậy, dù là mất ngủ mãn tính hay thoáng qua cũng cần điều trị triệt để.
Bài viết trên đây của Apharma đã cung cấp những thông tin cần thiết về nguyên nhân, cách điều trị cũng như phòng bệnh mất ngủ. Nếu bạn và người thân đang mắc phải những triệu chứng trên của căn bệnh mất ngủ, hãy đi thăm khám bác sĩ để nhận được lời khuyên. Tuy nhiên, nếu mức độ nhẹ có thể tự cải thiện tại nhà bằng phương pháp tự nhiên. Vào website nhà thuốc Apharma để tham khảo các thực phẩm chức năng hỗ trợ cải thiện giấc ngủ bạn nhé, hiện tại sữa ong chúa tươi đang là thực phẩm hot giúp giấc ngủ của bạn trở nên ngon và sâu hơn đó.