Trào ngược dạ dày hay còn được gọi là trào ngược axid là một bệnh khá phổ biến ở Việt Nam, gây khó chịu và ảnh hưởng đến nhiều người.
Một trong những giải pháp để điều trị các chứng bệnh dạ dày nói chung và trào ngược dạ dày nói riêng là sử dụng thuốc Esomeprazole. Vậy Esomeprazole là thuốc gì? Có tác dụng như thế nào? Hãy cùng nhà thuốc trực tuyến Apharma tìm hiểu nhé!
Thuốc Esomeprazole là gì?
Esomeprazole được biết đến là thuốc điều trị dạ dày phổ biến trên biệt dược Nexium. Đây là một loại thuốc có hiệu quả điều trị tốt và ít gây ra tác dụng phụ. Esomeprazole được dùng chủ yếu để điều trị các bệnh liên quan đến dạ dày như trào ngược dạ dày thực quản, trào ngược do acid, viêm dạ dày, điều trị các chứng ợ chua, ợ nóng,…
Thành phần chính, dạng phổ biến của thuốc Esomeprazole
Thuốc Esomeprazole có thành phần chính là Esomeprazole Sodium. Các dạng phổ biến của thuốc bao gồm: Dạng viên nang mềm có tính chất giải phóng chậm, dạng viên nén có tính chất giải phóng chậm, dạng bột và bột đông khô pha tiêm.
Tác dụng điều trị/chỉ định của thuốc Esomeprazole
Esomeprazole là một loại thuốc thuộc nhóm ức chế bơm proton (PPIs). Thuốc có tác dụng làm giảm các triệu chứng ợ nóng, ợ chua, khó nuốt,… do acid trào ngược nhờ vào cơ chế ngăn dạ dày tiết acid trong cơ chế hoạt động. Thời gian để thuốc phát huy tác dụng của mình trong khoảng 1 đến 4 ngày sau khi uống thuốc.
Các ứng dụng/chỉ định điều trị bệnh của thuốc Esomeprazole bao gồm:
- Điều trị các bệnh lý dạ dày liên quan như trào ngược dạ dày thực quản, viêm dạ dày hay loét dạ dày.
- Điều trị các hội chứng khác liên quan như viêm thực quản do acid dạ dày trào ngược và hội chứng Zollinger – Ellison.
- Giảm thiểu và ngăn ngừa tình trạng viêm loét dạ dày khi nguyên nhân là do tác dụng phụ của dùng thuốc kháng viêm không Steroid hay do nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori.
- Bên cạnh đó, còn nhiều mục đích điều trị khác có thể sử dụng thuốc Esomeprazole mà không được liệt kê chính thức. Để biết thêm, bạn cần tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên môn.
Chống chỉ định của nhà sản xuất khi sử dụng thuốc Esomeprazole
Người bệnh bị dị ứng với các thành phần của thuốc lưu ý không sử dụng Esomeprazole. Bên cạnh đó, các dược phẩm cùng nhóm với Esomeprazole như: Lansoprazole, pantoprazole , omeprazole , rabeprazole , Nexium , Prevacid , Dexilant,… cũng không nên sử dụng nếu bị dị ứng với Esomeprazole.
Một số trường hợp cần thận trọng khi sử dụng thuốc bao gồm:
- Bệnh nhân bị chứng ợ nóng. Bệnh nhân cần phân biệt được chứng ợ nóng do trào ngược acid dạ dày với bệnh tim mạch bởi 2 triệu chứng này khá dễ nhầm lẫn với nhau. Để phân biệt được rõ ràng, cần tham khảo ý kiến của bác sĩ, hoặc tốt hơn hết nên đến cơ sở y tế gần nhất để khám và điều trị đúng bệnh và đúng cách.
- Thuốc Esomeprazole nói riêng và các loại thuốc ức chế bơm proton nói chung có thể che đi những biểu hiện của bệnh ung thư dạ dày. Vì vậy, bệnh nhân khi dùng thuốc cần đặc biệt cẩn thận, sử dụng thuốc theo đúng hướng dẫn của bác sĩ.
- Uống thuốc Esomeprazole trong thời gian dài có thể dẫn đến nguy cơ viêm teo dạ dày.
Ngoài ra cũng cần lưu ý:
- Mặc dù chưa có nghiên cứu và khuyến cáo nào về ảnh hưởng của thuốc Esomeprazole lên phụ nữ có thai nhưng đối tượng này chỉ nên sử dụng thuốc khi có yêu cầu của bác sĩ và thật sự cần thiết để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé.
- Đối với phụ nữ đang trong giai đoạn cho con bú, nên ngưng dùng thuốc Esomeprazole hoặc ngưng cho con bú, tùy theo tầm quan trọng của phác đồ điều trị. Bởi vì thuốc Esomeprazole có thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của trẻ.
- Bệnh nhân cần đặc biệt thận trọng khi dùng Esomeprazole khi có tiền sử những chứng bệnh sau: bệnh gan, thận, bệnh lupus, loãng xương, nồng độ Magie trong máu thấp…
Cách sử dụng thuốc Esomeprazol
Bệnh nhân cần dùng thuốc Esomeprazole theo đúng hướng dẫn của nhà sản xuất và đúng như chỉ định của bác sĩ. Một liệu trình điều trị bằng Esomeprazole thông thường sẽ mất khoảng 4 tuần đến 8 tuần. Sau một liệu trình, bác sĩ sẽ đánh giá tình trạng của bệnh nhân và xem xét thực hiện liệu trình thứ 2 nếu tình trạng bệnh chuyển biến chậm.
Một số điều bạn cần lưu ý khi dùng thuốc Esomeprazole đó là:
- Thời điểm tốt nhất để uống thuốc Esomeprazole là trước bữa ăn khoảng 1 tiếng.
- Không nghiền nát hay làm bất cứ điều gì tác động phá vỡ kết cấu của thuốc như nhai hay nghiền nát mà cần uống Esomeprazole nguyên viên.
- Thuốc Esomeprazole có thể sử dụng đồng thời với thuốc Sucralfate (thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày). Một lưu ý về thời điểm uống 2 loại thuốc nên để cách nhau 30 phút, tránh uống 2 loại cùng lúc.
- Cần chấp hành nghiêm chỉnh liều lượng thuốc đã được bác sĩ kê cho, không ngưng uống thuốc trước khi đủ liều kể cả khi chứng bệnh của bạn đã thuyên giảm.
Liều dùng thuốc Esomeprazole theo chỉ định
Đối với bệnh nhân là người lớn
Tùy vào chứng bệnh mà bệnh nhân gặp phải sẽ sử dụng thuốc Esomeprazole với liều lượng khác nhau. Cụ thể là:
- Bệnh nhân bị trào ngược dạ dày thực quản: Uống 20mg Esomeprazole Magnesium/1 lần, mỗi ngày uống 1 lần và uống liên tục trong 14 ngày. Uống 24,65mg Esomeprazole Strontium/1 lần, mỗi ngày uống 1 lần và uống liên tục trong 4 tuần.
- Bệnh nhân bị viêm thực quản ăn mòn: Uống 20 – 40mg Esomeprazole magnesium/1 lần, mỗi ngày uống một lần và uống liên tục trong 4 tuần. Uống 24,65 – 49,3mg Esomeprazole strontium, mỗi ngày uống một lần và uống liên tục trong 4 tuần – 8 tuần. Sau giai đoạn điều trị đầu tiên này nếu bệnh chưa thuyên giảm thì sẽ cần tiếp tục sử dụng thuốc theo liều lượng như sau: 20mg esomeprazole magnesium/ 1 lần/ 1 ngày và 24,6mg esomeprazole strontium/ 1 lần/ 1 ngày.
Chưng dừng lại ở đó:
- Đối với bệnh nhân bị bệnh viêm thực quản và trào ngược dạ dày thực quản: Thực hiện việc tiêm tĩnh mạch với liều lượng là 20mg hoặc 40mg/ 1 lần/ 1 ngày và tiêm tối đa trong vòng 10 ngày.
- Đối với bệnh nhân nhiễm khuẩn HP dạ dày: Có thể sử dụng thuốc Esomeprazole kết hợp với 2 đến 3 loại thuốc kháng sinh trị bệnh khác.
- Đối với bệnh nhân bị viêm loét dạ dày do uống thuốc chống viêm không steroid, cần sử dụng thuốc theo liều lượng như sau: Uống 40mg Esomeprazole magnesium 2 lần mỗi ngày và uống 49,3mg Esomeprazole strontium 2 lần mỗi ngày. Liều lượng này cũng được áp dụng cho bệnh nhân bị chứng tăng tiết acid và bệnh nhân bị hội chứng Zollinger-Ellison.
- Đối với dự phòng viêm loét dạ dày tá tràng, liều lượng sử dụng thuốc Esomeprazole bao gồm liều khởi đầu (truyền tĩnh mạch 80mg esomeprazole sodium trong vòng 30 phút) và liều duy trì là 8mg mỗi giờ truyền và truyền liên tục trong 72 giờ.
Đối với bệnh nhân là trẻ nhỏ
Bệnh nhân là trẻ nhỏ thì tùy vào loại bệnh, tùy độ tuổi và cân nặng khác nhau mà liều lượng sử dụng thuốc Esomeprazole cũng sẽ khác nhau. Hãy cùng tìm hiểu kỹ hơn qua từng chứng bệnh.
Với bệnh nhân bị trào ngược dạ dày thực quản:
- Liều dùng cho trẻ từ 1 tuổi đến 11 tuổi là: 10mg Esomeprazole Magnesium/ 1 lần/ 1 ngày và dùng liên tục trong 8 tuần.
- Liều dùng cho trẻ từ 12 tuổi đến 17 tuổi là: 20mg Esomeprazole Magnesium/ 1 lần/ 1 ngày và dùng liên tục trong 4 tuần.
Truyền tĩnh mạch Esomeprazole Sodium:
- Đối với trẻ từ 1 tháng tuổi đến 1 tuổi: Thực hiện truyền 0,5mg trong khoảng 10 đến 30 phút.
- Đối với trẻ từ 12 tháng tuổi đến 17 tháng tuổi: Thực hiện truyền 10mg trong khoảng 10 đến 30 phút.
Với bệnh nhân bị viêm thực quản ăn mòn, tùy vào độ tuổi và cân nặng sẽ có liều lượng sử dụng khác nhau. Cụ thể là:
Đối với trẻ trong độ tuổi từ 1 tháng tuổi đến 1 tuổi:
- Nếu trẻ có cân nặng trong khoảng 3kg đến 5kg: Uống thuốc Esomeprazole Magnesium ngày 1 lần, mỗi lần 2,5mg.
- Nếu trẻ có cân nặng trong khoảng 5kg đến 7,5kg: Uống thuốc Esomeprazole Magnesium ngày 1 lần, mỗi lần 5mg.
- Nếu trẻ có cân nặng trong khoảng 7,5kg đến 12kg: Uống thuốc Esomeprazole Magnesium ngày 1 lần, mỗi lần 10mg.
Đối với trẻ trong độ tuổi từ 1 tuổi đến 11 tuổi:
- Nếu trẻ có cân nặng dưới 20kg: Dùng thuốc Esomeprazole Magnesium ngày 1 lần, mỗi lần 10mg và dùng liên tục trong vòng 8 tuần.
- Nếu trẻ nặng trên 20kg: Dùng thuốc Esomeprazole Magnesium ngày 1 lần, mỗi lần từ 10mg đến 20mg và dùng liên tục trong vòng từ 4 tuần đến 8 tuần.
Liều dùng nêu trong bài mang tính chất tham khảo, người bệnh cần đến nhà thuốc hoặc bệnh viện để được tư vấn sử dụng thuốc Esomeprazole đúng liều lượng phù hợp với mình nhất.
Các tác dụng phụ có thể xảy ra khi sử dụng thuốc Esomeprazole
Một số tác dụng phụ thường gặp khi dùng thuốc Esomeprazole có thể kể đến các biểu hiện như: buồn ngủ, khô miệng, nhức đầu, đôi khi là bị tiêu chảy nhẹ hoặc táo bón, buồn nôn hay ợ hơi, đau dạ dày,…
Bên cạnh đó, bệnh nhân còn có thể gặp phải các triệu chứng nghiêm trọng hơn dù những triệu chứng này hiếm gặp, đó là: Co giật, ho, nghẹn ở cổ, run, bị chuột rút các cơ, cảm giác bồn chồn, tim đập nhanh, rối loạn nhịp tim, cảm thấy bồn chồn, tiểu ít hoặc xuất hiện tình trạng tiểu ra máu,…
Lưu ý rằng những tác dụng phụ vừa được liệt kê chưa đầy đủ và không xuất hiện ở tất cả mọi người sử dụng thuốc Esomeprazole. Khi gặp phải các triệu chứng trên, đặc biệt là các triệu chứng nghiêm trọng, cần liên hệ ngay với bác sĩ để có phương án khắc phục tốt nhất.
Thông tin quy chế thuốc Esomeprazole
Tên gốc của thuốc là Esomeprazole, thuốc có thể biệt dược là Nexium ®, Nexium ® 24HR và thuộc phân nhóm thuốc ức chế bơm proton.
Bệnh nhân bị trào ngược dạ dày thực quản nên ăn gì?
Sau đây là những loại thức ăn mà bệnh nhân bị trào ngược dạ dày thực quản nên bổ sung trong bữa ăn của mình:
1, Bột yến mạch, bánh mì – lựa chọn hàng đầu cho người bệnh
Bánh mì và bột yến mạch có tác dụng rất tốt cho việc hút lượng acid dư thừa trong dạ dày. Vì vậy có thể nói đây là lựa chọn hàng đầu trong số những loại thực phẩm mà người bệnh trào ngược dạ dày thực quản (trào ngược do acid) nên ăn.
2, Bổ sung thêm các loại hạt đỗ, đậu
Trong đỗ, đậu chứa nhiều dưỡng chất như chất xơ, amino acid rất tốt cho người bệnh. Tuy nhiên, cần lưu ý khi ăn một số loại đậu gồm đậu Hà Lan, đậu đen, đậu xanh, đậu tương,… có thể khiến đầy hơi do chứa carbohydrate phức hợp. Vì vậy, người bệnh chỉ nên ăn từng lượng đậu nhỏ để cơ thể thích ứng và nên ngâm các loại hạt đậu khô qua đêm.
3, Giảm đau với kẹo cao su
Đúng vậy, kẹo cao su có khả năng giúp bạn làm dịu cơn đau nhanh chóng bởi quá trình nhai kẹo sẽ kích thích tạo ra nước bọt có tính kiềm, và tính kiềm sẽ trung hòa rồi đẩy acid xuống dạ dày. Nhưng lưu ý là không nên ăn kẹo cao su vị bạc hà bởi bạc hà sẽ ảnh hưởng xấu đến cơ thắt của thực quản dưới của người bệnh.
4, Chọn các loại đạm dễ tiêu để ăn
Người bệnh trào ngược dạ dày không nên ăn thịt vịt vì tính lạnh, và cũng không nên ăn thịt gà vì thịt gà có tính nóng. Thay vào đó thì người bệnh nên chọn những thực phẩm chứa đạm dễ tiêu hóa như thịt ngan, tim, thịt thăn hay thịt lưỡi lợn,…
5, Nên bổ sung gia vị gừng trong các món ăn
Gừng là một trong những loại gia vị “đa tác dụng” nhất và rất tốt cho sức khỏe. Đối với người bệnh trào ngược dạ dày thực quản, gừng có tác dụng chống viêm rất tốt.
Những lưu ý trong chế độ sinh hoạt của người bị trào ngược dạ dày thực quản
- Người bệnh cần đi khám định kỳ tại cơ sở y tế uy tín
- Tránh sử dụng các chất kích thích, bia rượu, thuốc lá, cafe,…
- Tránh ăn hoa quả có lượng acid cao, đồ ăn cay nóng không tốt cho dạ dày
- Tập luyện thể thao tăng cường sức khỏe
- Duy trì nhịp sinh hoạt điều độ.
Mua thuốc Esomeprazole chính hãng ở đâu?
Bạn có thể đến các nhà thuốc hoặc mua thuốc online trên các nhà thuốc trực tuyến uy tín. Công ty CP Dược phẩm Apharma là địa chỉ bán thuốc Erythromycin đáng tin cậy. Những sản phẩm được bán bởi Apharma đều có nguồn gốc rõ ràng với mức giá phải chăng nhất, bạn sẽ không phải lo đến chất lượng của thuốc. Còn nếu bạn quá bận hoặc không có thời gian đến nhà thuốc để mua và muốn mua thuốc online, công ty Apharma cũng có cung cấp dịch vụ ship hàng tận nơi trên toàn quốc cho bạn.
Trên đây là những thông tin về thuốc Esomeprazole chữa các bệnh liên quan đến trào ngược dạ dày, trào ngược acid. Cảm ơn các bạn đã đọc bài viết, hi vọng bài viết này đã cung cấp những thông tin hữu ích cho bạn. Đừng quên theo dõi website của Công ty Apharma để nắm được thông tin mới về các loại thuốc hiện nay nhé!