Mặc dù hầu hết các loại vi khuẩn đều vô hại, nhưng vẫn có những loại vi khuẩn gây hại đến sức khỏe con người dẫn đến các chứng bệnh nhiễm khuẩn như: nhiễm khuẩn đường hô hấp, nhiễm khuẩn da và các mô mềm, nhiễm khuẩn đường tiêu hóa,…
Để điều trị và ngăn ngừa các bệnh nhiễm khuẩn đó, người ta thường dùng thuốc kháng sinh trị nhiễm khuẩn Erythromycin. Hôm nay hãy cùng nhà thuốc Apharma tìm hiểu về loại thuốc này nhé!
Erythromycin là thuốc gì?
Erythromycin là một loại thuốc kháng sinh nằm trong nhóm macrolid. Thuốc Erythromycin có khả năng tác động lên nhiều chủng vi khuẩn khác nhau, nói cách khác thì đây là thuốc có phổ tác dụng khá rộng so với các loại thuốc kháng sinh khác. Các vi khuẩn chủ yếu mà thuốc này kìm bao gồm các loại vi khuẩn Gram (+), đối với các loại vi khuẩn Gram (-) thì thuốc có phổ tác dụng hẹp hơn.
Phương thức hoạt động của thuốc Erythromycin là gắn thuận nghịch với tiểu đơn vị 50S của ribosom vi khuẩn nhạy cảm. Sau khi quá trình gắn thuận nghịch đó, việc tổng hợp protein cùng sự phát triển của các tế bào vi khuẩn sẽ bị ức chế.
Các dạng bào chế chính của thuốc kháng sinh Erythromycin bao gồm: dung dịch, dạng gel, dạng viên nén,…
Công dụng thuốc Erythromycin bạn cần biết
Như đã nói ở mục trên, Erythromycin là thuốc kháng sinh thuộc nhóm thuốc macrolid nên công dụng chính của thuốc là để điều trị các dạng bệnh nhiễm khuẩn – các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn gây ra. Bằng cách kìm hãm và ngăn chặn sự tăng trưởng của vi khuẩn, sử dụng thuốc Erythromycin là phương pháp trị bệnh nhiễm khuẩn hiệu quả.
Một lưu ý về công dụng là thuốc Erythromycin chỉ có tác dụng với những bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn, không có tác dụng với bệnh nhiễm trùng do virus (như bệnh cảm cúm). Cần tham khảo ý kiến bác sĩ kỹ lưỡng trước khi sử dụng thuốc để tránh những tác dụng phụ không mong muốn.
Các công dụng khác của thuốc Erythromycin không được liệt kê chính thức nhưng vẫn có thể được bác sĩ kê đơn cho bạn như trị một số bệnh dạ dày liên quan đến liệt dạ dày, tiêu hóa chậm. Nếu được chỉ định thì bạn có thể sử dụng thuốc. Không nên sử dụng thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ.
Chỉ định của nhà sản xuất về sử dụng thuốc Erythromycin
- Erythromycin được sử dụng để điều trị các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn, bệnh nhiễm khuẩn như bệnh bạch hầu, hạ cam, viêm ruột do vi khuẩn Campylobacter gây ra,…
- Có thể sử dụng Erythromycin đối với các tình trạng viêm phổi, viêm phế quản, viêm tai giữa cấp tính, viêm kết mạc ở trẻ sơ sinh, các bệnh viêm kết mạc do vi khuẩn Chlamydia gây ra, các bệnh nhiễm khuẩn do vi khuẩn Legionella gây ra, bệnh ho gà, viêm phổi,…
- Cũng có thể dùng thuốc Erythromycin để điều trị các bệnh nhiễm khuẩn da hay trị các loại mụn trứng cá. Cả 2 dạng của thuốc Erythromycin là uống và gel thoa trực tiếp đều sử dụng để trị mụn trứng cá hiệu quả.
- Đối với bệnh nhân viêm xoang hay viêm vùng chậu, sử dụng Erythromycin kết hợp với Neomycin sẽ có tác dụng chống nhiễm khuẩn khi phẫu thuật ruột hiệu quả.
- Có thể sử dụng thuốc Erythromycin thay thế Penicilin trong trường hợp dự phòng dài hạn thấp khớp cấp.
Chống chỉ định
Chống chỉ định sử dụng thuốc đối với người mẫn cảm với erythromycin và các thành phần khác của thuốc, người bị rối loạn chuyển hóa porphyrin cấp, người có tiền sử bệnh về tim, rối loạn nhịp tim, nhịp tim chậm, tim thiếu máu hay người bệnh rối loạn điện giải.
Sử dụng thuốc Erythromycin đúng cách
Người bệnh sử dụng thuốc Erythromycin theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ. Thời điểm mà thuốc hấp thụ tốt nhất là khi bụng đói, dạ dày còn rỗng. Tuy nhiên, uống thuốc trước bữa ăn đôi khi ảnh hưởng không tốt đến dạ dày, có thể dẫn đến tình trạng nôn mửa, nên tốt nhất người bệnh nên uống thuốc Erythromycin sau bữa ăn.
Một lưu ý khác khi sử dụng thuốc Erythromycin đó là thuốc có vị khá đắng. Để dễ uống hơn bạn nên nuốt trọn thay vì nghiền nhỏ thuốc. Và để giữ cho lượng thuốc trong cơ thể ổn định, người bệnh nên uống thuốc vào thời gian nhất định trong ngày, như vậy khoảng cách giữa những lần uống sẽ đều nhau.
Với thuốc Erythromycin dạng gel bôi ngoài da, trước khi sử dụng, người bệnh cần vệ sinh vùng da cần bôi sạch sẽ. Chú ý không sử dụng thuốc dạng gel quá 3 tháng. Và lưu ý quan trọng đó là người bệnh không được tự ý dùng thuốc khi chưa có chỉ định từ bác sĩ, đồng thời không nên ngưng sử dụng thuốc quá sớm nếu các triệu chứng bệnh của mình chưa khỏi, dù là đang sử dụng thuốc Erythromycin dạng gel hay dạng viên nén.
Liều lượng sử dụng Erythromycin
Đối với người lớn
Người lớn có thể uống thuốc Erythromycin theo liều lượng 1g/ngày chia đều thành 2,3 đến 4 lần. Cụ thể là
- 4 lần uống, mỗi lần 250mg
- 3 lần uống, mỗi lần 333mg
- 2 lần uống, mỗi lần 500mg
Với người bị nhiễm khuẩn nặng có thể tăng liều lượng sử dụng tới 4g/ngày. Đồng thời lưu ý bắt buộc phải chia ra uống làm nhiều lần và phải chia đều liều uống trên 3 lần mỗi ngày khi liều uống thuốc của người bệnh là trên 1g/ngày.
Đối với trẻ em
Liều dùng Erythromycin ở trẻ em nhỏ gấp 2-3 lần so với người lớn, tức là khoảng 30 – 50mg/ngày và phải chia đều liều dùng thành 2 – 4 lần.
Với trường hợp bị nhiễm khuẩn nặng có thể tăng liều lượng sử dụng lên gấp đôi nhưng không được vượt quá 4g/ngày. Đồng thời lưu ý bắt buộc phải chia ra uống làm nhiều lần và phải chia đều liều uống trên 3 lần mỗi ngày khi liều uống thuốc của người bệnh là trên 1g/ngày.
Đối với tình trạng viêm mắt ở trẻ em và người lớn
Thực hiện bôi thuốc Erythromycin lên vị trí bị viêm mắt và phạm vi bôi là khoảng 1,25cm. Nên bôi thuốc 2-6 lần mỗi ngày cho đến khi khỏi hẳn.
Bôi thuốc Erythromycin với mụn trứng cá
Thực hiện bôi thuốc lên phần da mụn 2 lần mỗi ngày. Chú ý vệ sinh sạch sẽ vùng da mụn và lau khô trước khi bôi thuốc Erythromycin.
Thuốc Erythromycin trị mụn trứng cá
Liều lượng sử dụng thuốc Erythromycin cho trẻ em phân theo độ tuổi
Tùy theo độ tuổi mà liều lượng sử dụng thuốc Erythromycin sẽ khác nhau. Cụ thể là:
- Trẻ em từ 1 tháng tuổi đến dưới 2 tuổi: Dùng thuốc với liều lượng là 125mg x 4 lần mỗi ngày.
- Trẻ em từ 2 tuổi đến 8 tuổi: Dùng thuốc với liều lượng là 250mg x 4 lần mỗi ngày.
- Trẻ em trên 8 tuổi: Dùng thuốc với liều lượng từ 250mg đến 500mg x 4 lần mỗi ngày hoặc có thể sử dụng thuốc với liều lượng như người lớn.
Có thể tăng liều lượng sử dụng thuốc Erythromycin lên gấp đôi nếu bị tình trạng nhiễm khuẩn nặng. Lưu ý rằng liều lượng sử dụng chỉ mang tính chất tham khảo, còn tùy vào tình trạng bệnh mà sẽ có liều lượng dùng thuốc khác nhau. Nên tham khảo ý kiến bác sĩ và dùng đúng liều đã được chỉ định.
Tác dụng phụ của thuốc Erythromycin
Các tác dụng phụ không mong muốn của thuốc Erythromycin phổ biến là các triệu chứng như đau bụng, tiêu chảy, ăn không ngon miệng, buồn nôn hoặc nôn,… Một số triệu chứng nghiêm trọng hơn và hiếm gặp hơn bao gồm:
- Xuất hiện hiện tượng phát ban, mẩn ngứa
- Ăn khó nuốt, khó ăn
- Cảm thấy khó thở, thở khò khè
- Da vàng hơn
- Nước tiểu đậm màu hơn
- Phân có màu nhạt hơn
- Phần trên bên phải dạ dày bị đau
- Tim đập nhanh hơn bình thường
- Đôi khi xuất hiện thêm triệu chứng co giật, cơ thể cảm thấy mệt mỏi rã rời.
- Thậm chí nặng hơn là bị tiêu chảy nặng
Mặc dù các biểu hiện nghiêm trọng rất hiếm gặp nhưng bạn cũng cần phải lưu ý. Khi gặp phải các tác dụng phụ trên, bạn cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất để khám và điều trị kịp thời.
Bên cạnh đó, khi sử dụng thuốc Erythromycin, bệnh nhân cũng cần tìm hiểu sự tương tác của thuốc với các loại thuốc khác. Vì vậy, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ ở các nhà thuốc gần đây và cho biết tất cả các loại thuốc bạn đang dùng trước khi sử dụng Erythromycin điều trị bệnh nhiễm khuẩn.
Thông tin quy chế thuốc Erythromycin
Erythromycin là thuốc nằm trong danh mục các loại thuốc thiết yếu của Việt Nam ban hành lần thứ 4 năm 1999. Thuốc dạng tiêm truyền phải được kê đơn và sử dụng theo đơn thuốc.
Chế độ ăn uống của bệnh nhân bị nhiễm khuẩn
Đối với bệnh nhân nhiễm khuẩn cấp
Bệnh nhân nhiễm khuẩn cấp có thể ăn được khá đa dạng các thức ăn khác nhau tùy khẩu vị và theo từng loại bệnh (cơm, phở, bún, mì, cháo,…). Cần đảm bảo lượng dưỡng chất đầy đủ, bao gồm:
- Năng lượng mỗi ngày: 600-1200kcal
- Lượng Protid mỗi ngày: 0.5-1.5g
- Lượng Lipid mỗi ngày: 10g-30g, ăn ít chất béo để tiêu hóa tốt hơn.
- Lượng nước uống những ngày đầu điều trị là từ 2-4 lít, sau đó duy trì uống nước đều đặn từ 2 đến 2.5 lít mỗi ngày.
- Ăn rau củ quả để bổ sung thêm vitamin, tăng sức đề kháng
- Ăn vừa đủ muối
- Nên ăn đồ nhẹ, dễ ăn, dễ tiêu hóa nhưng vẫn cung cấp đủ dưỡng chất như súp, cháo, thịt, cá, trứng, sữa, đồng thời uống nước hoa quả, nước khoáng và nước rau.
- Chia thành nhiều bữa ăn trong ngày.
Đối với bệnh nhân nhiễm khuẩn dài ngày
Bệnh nhân nhiễm khuẩn dài ngày cần chú ý đến khẩu phần ăn của mình những điều sau:
- Tăng cường bổ sung Protid mỗi ngày với lượng từ 1.2g đến 1.5g
- Ăn đủ mỗi ngày 300g rau xanh và 300g hoa quả, đồng thời bổ sung đủ canxi và yếu tố vi lượng cùng vitamin cần thiết, cụ thể là: E: 2200-2400 kcal/N, P: 100g, L: 30g, G: 350g.
- Uống đủ 2 đến 2,5 lít nước mỗi ngày.
- Nên ăn các thực phẩm giàu dưỡng chất như: thịt, cá, trứng, sữa, sữa đậu nành, hải sản, rau và hoa quả tươi.
- Chia làm nhiều bữa ăn trong ngày (khoảng 3-4 bữa ăn mỗi ngày).
Chế độ hoạt động của bệnh nhân nhiễm khuẩn
Bên cạnh chế độ ăn uống thì bệnh nhân nhiễm khuẩn cũng cần chú ý đến hoạt động và chế độ sinh hoạt của mình. Nên kết hợp giữa nghỉ ngơi và sinh hoạt lành mạnh. Tùy từng loại bệnh sẽ có lưu ý về sinh hoạt và nghỉ ngơi khác nhau, bệnh nhân nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để nắm được điều này.
Địa chỉ mua thuốc Erythromycin uy tín?
Công ty CP Dược phẩm Apharma là địa chỉ bán thuốc Erythromycin đáng tin cậy. Những sản phẩm được bán bởi Apharma đều có nguồn gốc rõ ràng với mức giá phải chăng nhất. Nếu bạn muốn mua thuốc online, chúng tôi cũng có cung cấp dịch vụ ship hàng tận nơi trên toàn quốc cho bạn.
Trên đây là những thông tin về thuốc Erythromycin chữa các bệnh nhiễm khuẩn hiệu quả. Cảm ơn các bạn đã đọc bài viết, hi vọng bài viết này đã cung cấp những thông tin hữu ích cho bạn.