Cây sống đời là một trong những dược liệu dân gian nổi tiếng với tên gọi cây lá bỏng. Dược liệu này có tính bình, mát, vị hơi chua, có tác dụng tiêu độc, cầm máu, chống viêm, chữa bỏng, đau nhức xương khớp, bệnh trĩ và viêm họng một các hiệu quả. Vậy các bạn đã biết được những bài thuốc chữa bệnh nổi tiếng của loại dược liệu này chưa? Nếu chưa thì hãy cùng Apharma tìm hiểu vị thuốc này qua bài viết dưới đây nhé!
Tìm hiểu về cây sống đời
1. Một số thông tin về cây sống đời
Cây hoa sống đời còn có tên khác là cây lá bỏng, cây trường sinh, cây thuốc bỏng, diệp căn sinh, đá bất tử.
2. Hình ảnh cây sống đời
- Cây sống đời là một loại dược liệu thuộc dạng thân thảo, các thân được phân thành nhánh. Cây có chiều cao tối đa lên đến 1 mét. Thân cây tròn, nhẵn có màu tím tía hoặc màu xanh.
- Lá sống đời có màu xanh, dày, mọng nước và ở trong chứa chất nhớt. Các lá mọc đối xứng nhau, cuống là ngắn, được phát triển từ thân hoặc từ các cành của cây. Viền lá có màu tím, dưới dạng răng cưa, có thể xẻ thùy hoặc không. Điểm đặc biệt của cây sống đời so với những loại cây khác là có cây con mọc ra từ lá. Trên một lá có thể mọc ra nhiều cây con từ các vết khía ở ngoài mép lá.
- Hoa cây sống đời thường nở rộ vào mùa xuân, trong khoảng thời gian tù tháng 2 đến tháng 5. Khi hoa mọc thì thành những cụm có màu đỏ, vàng, cam, trắng hoặc hồng. Hoa có hình dạng nhiều cánh xếp chồng lớp lên nhau, mọc rủ xuống. Cuống hoa phát triển từ kẽ lá.
3. Địa điểm trồng cây sống đời
Cây sống đời được trồng và phổ biến ở nhiều quốc gia trên thế giới như Việt Nam, Úc, Ấn độ. Dược liệu này phát triển mạnh mẽ ở những nơi có nhiều ánh sáng. Cây còn có thể mọc dại trên các sườn đồi đá hoặc ở ven suối. Ở nước ta, cây sống đời thường được trồng để làm cảnh trong sân nhà. Tong khi đó, người dân thành phố chủ yếu chơi hoa sống đời trong chậu cảnh.
4. Bộ phận của cây được dùng để làm thuốc
Tất cả bộ phận của cây sống đời đều được dùng làm thuốc. Đặc biệt trong đó các lá già được dùng để làm thuốc nhiều nhất
5. Thu hoạch và tiến hành sơ chế thuốc
Cây sống đời là loại cây có thể phát triển quanh năm nên chúng ta bất kỳ lúc nào cũng có thể thu hái về để làm thuốc. Sau khi thu hoạch thì đem lá rửa sạch, ngâm với nước muối pha loãng và có thể dùng ngay ở dạng tươi. Nếu không dùng tươi được thì phơi khô lá để dùng và tích trữ dần.
6. Thành phần hóa học có trong cây sống đời
Cây sống đời chứa các thành phần chính gồm:
- Kaempferol 3-glucosid
- Acid malic
- Quercetin 3-o’arabinoside
- Isocitric
- Acid citric
- Axit izoxitric
- Acid p-coumaric
- Oxalic
- P-hydroxybenzoic
- Bryophylin
- Axit pyruvic
- Axit cis-aconitic
Tác dụng của cây sống đời đối với sức khỏe con người
Cây sống đời có rất nhiều thành phần hóa học mang lại tác dụng tốt đối với sức khỏe của chúng ta. Vậy mời các bạn tìm hiểu những tác dụng đó dưới mục sau đây nhé!
1. Theo y học cổ truyền từ xưa
Cây sống đời có tác dụng cầm máu, giúp giảm sưng viêm hiệu quả, sinh cơ, giảm đau nhức , kích thích lưu thông máu, đồng thời đào thải độc tố cho cơ thể.
- Bệnh viêm loét dạ dày
- Bệnh trĩ nội, trĩ ngoại
- Bỏng ngoài da
- Viêm mũi
- Viêm xoang
- Đau đầu
- Say rượu
- Sốt
- Lòi dom ( sa trực tràng )
- Xương khớp đau nhức
- Lên sởi
- Vết bầm tím trên da
- Viêm họng
- Nốt đốt của côn trùng
- Phong ngứa và nhiều căn bệnh khác
2. Theo nghiên cứu hiện đại
- Đối với gan: Theo một số nghiên cứu thì khi uống nước ép từ lá sống đời tươi có thể giúp khắc phục các bệnh về gan nổi bật là bệnh vàng da. Nước ép từ dược liệu có tác dụng cải thiện tình trạng nhiễm độc đáng kể.
- Đối với thận: Uống nước chiết lá sống đời giúp cơ thể tăng cường chống oxy hóa mạnh mẽ, từ đó làm giảm tác động tiêu cực của các thuốc kháng sinh đối với thận.
- Đối với hệ hô hấp: Nước chiết lá sống đời có khả năng ổn định hệ miễn dịch, đồng thời ức chế các phản ứng gây dị ứng ở đường hô hấp.
- Phòng chống bệnh ung thư: Dịch chiết lá sống đời có tác dụng vô cùng tốt trong việc điều trị và chống lại sự phát triển của các tế bào gây mầm mống của bệnh ung thư.
- Đối với người mắc bệnh Leishmanzheim: Nước ép lá cây sống đời có chứa những chất có tác dụng giúp ức chế sự phát triển của bệnh Leishmania Zheim một cách hiệu quả.
Liều lượng và cách sử dụng cây sống đời
1. Liều lượng sử dụng
Bệnh nhân chú ý sử dụng cây sống đời với liều lượng quy định là từ 20 – 40g mỗi ngày, tùy theo từng loại bệnh và mức độ bệnh nặng hay nhé của từng bệnh nhân.
2. Cách sử dụng
Dược liệu được khuyên nên sử dụng theo một trong 2 cách sau:
- Dùng trong: Nên uống sống bằng cách ép nước, sắt thuốc.
- Dùng ngoài: Giã nát lá tươi rồi trực tiếp đắp lên vùng da bị tổn thương. Có thể dùng để điều chế thuốc mỡ để bôi hằng ngày.
3. Độc tính của cây sống đời
Theo nghiên cứu hiện nay thì trong lá sống đời không chứa chất độc nào gây hại cho cơ thể vì vậy các bạn có thể yên tâm sử dụng loại dược liệu này để chữa bệnh.
Bài thuốc chữa bệnh sử dụng cây sống đời
Cây sống đời là một nguyên liệu vô cùng quan trọng trong rất nhiều bài thuốc chữa bệnh của y học cổ truyền như:
1. Điều trị bệnh phù thũng
Dùng dược liệu tươi ép lấy 60ml nước uống, uống mỗi ngày 2 lần để cải thiện tình trạng bệnh.
2. Trị tình trạng đi đại tiện xuất hiện máu
Kết hợp 30g lá cây sống đời cùng với 10g ngải diệp, cỏ nhọ nồi để sắc thuốc, sắc đủ 1 thang thuốc thì chia vài lần để uống trong ngày.
3. Chữa bệnh hôi nách
Hái lá sống đời tươi đem rửa sạch, sau đó giã nát để lấy nước. Phần nước có thể dùng để uống hoặc xoa vào nách để rồi rửa bằng nước cho sạch. Áp dụng bài thuốc này mỗi ngày 1 lần sau khi vừa tắm xong sẽ đạt được hiệu quả như mong muốn.
4. Điều trị đau mỏi xương khớp, đau lưng
Dùng vài lá dược liệu đem hơ sơ trên bếp than cho nóng sau đó đắp vào nơi bị đau. Sau khi lá đã nguội thì đem chườm lên chỗ đau mỏi cơ trong khoảng 15 phút. Lặp lại vài lần trong ngày để có tác dụng giảm sưng và xoa dịu cơn đau hiệu quả.
5. Điều trị bệnh kiết lỵ và bệnh trĩ
Kết hợp 20g lá cây sống đời và 20g cây rau sam đi sắc nước chia làm 3 lần uống trong ngày sẽ có tác dụng chữa bệnh trĩ, bệnh kiết lỵ
6. Điều trị bệnh nhiễm trùng đường ruột, các bệnh về đường ruột, viêm loét dạ dày cấp tính và đi ngoài ra máu
Dùng 50g lá sống đời nấu nước uống vào buổi sáng và buổi chiều để điều trị bệnh tận gốc.
7. Chữa bệnh rối loạn giấc ngủ, ngủ không yên giấc
Dùng 8 lá sống đời giã ra uống cả nước lẫn bã. Uống bài thuốc này mỗi ngày hai lần hoặc vào buổi tối trước lúc đi ngủ khoảng 1 tiếng để trị dứt điểm bệnh mất ngủ liên miên.
8. Chữa các vết bỏng nặng, vết bầm tím, vết thương do tai nạn.
Hái lá cây tươi, sau đó rửa sạch với nước muối, giã đắp trực tiếp vào vết thương đang bị lở loét.
9. Chữa mụn nhọt, mề đay, mụn trứng cá
Nấu lá cây sống đời tươi lấy nước, để nguội, sau đó giã nát và đắp vào chỗ da bị mụn để giảm tình trạng đau nhức và thâm mụn.
10. Giải rượu nhanh chóng và an toàn
Hái lá sống đời đưa cho người bị say rượu ăn sống sẽ giúp cơ thể tỉnh táo hơn sau khoảng 10 phút mà không cần phải dùng thuốc.
11. Chữa bệnh ghẻ, bệnh chốc lở, mụn nhọt ở trẻ em
Nấu lá sống đời, sau đó lấy 40ml chia đều cho trẻ uống vào buổi sáng và buổi tối. Kết hợp uống trong với giã đắp dược liệu bên ngoài tổn thương để nhanh lành bệnh.
12. Điều trị chảy máu cam và bệnh viêm xoang
Hái lá sống đời giã lấy nước sau đó thoa vào mũi 4 – 5 lần trong ngày để có tác dụng cầm máu, sát khuẩn và làm mau lành tổn thương ở niêm mạc mũi xoang.
13. Điều trị các loại bệnh không xác định được nguyên nhân gây bệnh
Dùng lá sống đời nấu cùng với lá cây răm dại, lá thương nhĩ và lá cây vô hoạn tử với lượng bằng nhau. Sau khi nấu xong thì để nguội và tiến hành xông hơi người để thải các chất độc ra ngoài cơ thể.
14. Điều trị bệnh sốt xuất huyết
Sắc 1 nắm dược liệu tươi, sau đó nấu nước uống cho đến khi hết bệnh. Liều lượng sử dụng phải tùy theo các thời điểm và giai đoạn của bệnh như sau:
- Ngày sốt đầu tiên: Uống từ 3 – 4 lần mỗi ngày, mỗi lần uống khoảng 100ml
- Ngày sốt thứ 2 trở đi: Uống từ 2 lần mỗi ngày, mỗi lần uống khoảng 60ml
15. Bài thuốc cho trẻ bị mắc bệnh ho gà và ho lâu ngày
Dùng 6 – 8 lá sống đời sắc cùng với 200ml nước. Khi sắc thuốc còn 20ml thì chia thuốc làm 2 lần uống trong ngày cho bé, lưu ý nên uống khi còn ấm
Giúp hạ huyết áp, chữa đau đầu, bồn chồn, hồi hộp k yên
Dùng dược liệu tươi sắc uống mỗi ngày 2 lần, mỗi lần uống 60ml để trị dứt điểm bệnh đau đầu.
16. Trị nóng sốt, táo bón và khó ngoài khó ở trẻ
Dùng nhiều lá sống đời đã già đem đi nấu nước uống với liều lượng quy định như sau:
- Trẻ em bị táo bón: Uống ngày 2 lần, mỗi lần chỉ uống khoảng 60ml
- Trẻ bị sốt: Mỗi ngày uống từ 2 – 4 lần, mỗi lần uống 30ml khi bé lên cơn sốt.
17. Điều trị ho, viêm họng và sưng đau cổ họng trầm trọng
Một ngày hai lần cần hái lá cây sống đời, rửa sạch, giã nát hoặc nhai kỹ, sau đó nuốt nước dược liệu để điều trị tình trạng viêm họng. Nếu bệnh tình trở nên trầm trọng thì tiếp tục hái thêm lá bỏng để nhai nuốt tương tự. Nếu thuốc có tác dụng thì sau khoảng 3 ngày tình trạng bệnh sẽ giảm rõ rệt.
18. Điều trị bệnh viêm tai giữa cấp tính
Dùng lá dược liệu giã tươi để lấy nước cốt, sau đó nhỏ vào tai đang bị viêm.
19. Làm dịu vùng da đang bị cháy đỏ vì dang nắng
Giã nát lá sống đời sau đó đắp lên khu vực bị cháy đỏ sẽ có tác dụng làm mát, giúp xoa dịu tình trạng nóng rát trầm trọng trên da, giúp ngăn ngừa sự nhiễm khuẩn.
20. Trẻ bị ra nhiều mồ hôi trộm vào ban đêm
Giã lá sống đời để lấy nước cốt cho trẻ uống 2 lần một ngày, mỗi lần uống lượng 60ml.
21. Hỗ trợ và điều trị bệnh viêm đại tràng cấp tính
Bệnh nhân bị viêm đại tràng mỗi ngày cần ăn khoảng 20 cái lá cây dược liệu để cải thiện các triệu chứng bệnh và giảm tần suất sử dụng thuốc tây để tránh các tác dụng phụ. Một nửa dùng ăn vào buổi sáng và một nửa dùng ăn vào buổi chiều. Đối với trẻ em thì chỉ nên ăn liều bằng 1/2 so với người lớn.
22. Điều trị bệnh đau mắt hột và đau mắt đỏ
Giã nát lá sống đời, sau đó cho vào một cái khăn mỏng sạch đắp lên mắt. Để qua đêm để giảm tình trạng đau mắt.
23. Làm vết thương nhanh lành, chống sẹo
Giã lá thảo dược cho nhuyễn rồi tiến hành đắp vào vết thương. Mỗi ngày đắp 2 lần để chống tình trạng nhiễm trùng, kích thích vết thương mau lên da non và lâu lành.
Cách trồng và chăm sóc cây sống đời đúng cách
- Sống đời là một loại cây rất dễ sống trong nhiều điều kiện môi trường, chỉ cần cắm xuống đất là cây có thể phát triển bình thường. Nhiệt độ thích hợp cho loại cây này phát triển tốt là 20 đến 32 độ C. Tuy nhiên dù sống trong điều kiện khắc nghiệt thì cây vẫn có thể sinh trưởng và phát triển một cách bình thường
- Người dùng có thể mua các hạt giống tại các cửa hàng để tiến hành gieo hạt cây tại nhà. Tuy nhiên phương pháp này khá mất thời gian vì người dùng thường chọn cách mua cây con trồng sẽ nhanh hơn.
Kết luận:
Trên đây là những tác dụng của cây sống đời và cách sử dụng dược liệu làm thuốc trị bệnh đúng cách. Khi sử dụng thuốc theo phương thức đắp ngoài thì người sử dụng cần đảm bảo rửa lá sạch sẽ và tiệt trùng bằng nước muối loãng để loại bỏ vi khuẩn hoàn toàn.
Nếu bạn nào đang muốn tìm hiểu thông tin về các sản phẩm thuốc, dược liệu được chiết xuất từ cây sống đời thì có thể tham khảo trên website của Nhà thuốc Apharma nhé. Nếu khách hàng nào có bất kỳ thắc mắc về các sản phẩm dược liệu khách thì có thể lập tức liên hệ với công ty cổ phần dược phẩm Apharma trên trang web nhà thuốc online. Chúng tôi cam kết sẽ hỗ trợ khách hàng một cách nhanh chóng và tận tình nhất.
Trên đây là những công dụng tuyệt vời của loại cây này. Cây sống đời không chỉ dùng làm thuốc chữa bệnh mà còn mang nhiều ý nghĩa trong việc trang trí nhà cửa và phong thủy.