Cây rẻ quạt là một loại cây được sử dụng để làm dược liệu và thường xuất hiện trong các bài thuốc Đông y để trị các bệnh như ho, viêm amidan, viêm họng,… Loại cây này khá quen thuộc và thường mọc nhiều trong vườn nhà, và nó có rất nhiều công dụng hữu hiệu khác trong đời sống.
Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về cây thảo dược rẻ quạt để biết được cách nhận diện cây như thế nào? Công dụng chữa bệnh của dược liệu này ra sao? rẻ quạt có độc không, sử dụng có ảnh hưởng gì đến sức khỏe không? Tất cả câu đáp án cho những câu hỏi này đều có trong bài viết dưới đây.
Tìm hiểu các thông tin về cây rẻ quạt
Cây rẻ quạt có tên gọi khoa học là: Belamcanda sinensis (L) DC, loại cây này thuộc họ lay-ơn.
Cây thảo rẻ quạt dược này còn có một số tên gọi khác như: cây lưỡi đồng, cây xạ can, cây phược dược, cây quỷ phiến, cây dạ can, cây ô phiến căn, cây dẻ quạt, cây biển trúc căn, cây dã huyên thảo, cây hoàn viễn, cây ngọc yến, …

Nguồn gốc xuất xứ của rẻ quạt đến từ Nhật Bản và vùng phía Bắc của Trung Quốc. Và loại cây này đã được du nhập về Việt Nam từ rất lâu đời, thường được dùng để làm cây cảnh nhờ nó có hoa rất đẹp. Đồng thời được chuyên sử dụng để làm thuốc chữa bệnh, đặc biệt là các bệnh về đường hô hấp.
1. Khu vực phân bố cây rẻ quạt
Cây rẻ quạt thường mọc dại nhiều ở các khu vực vùng đồi núi trung du, ven suối, lưng đồi, ven sông. Ở Việt Nam loại cây thảo dược này được tìm thấy nhiều ở các tỉnh như: Lào Cai, Lạng Sơn, Hòa Bình, một số vùng núi ở Nghệ An, Cần Thơ, Cà Mau, Hà Nội,…
Loại cây này rất dễ sống trong điều kiện tự nhiên, trong mọi kiểu thời tiết cây rẻ quạt đều có thể phát triển tốt và ra hoa rực rỡ. Hiện tại, ở nước ta cũng đã có nhiều người chủ động trồng rẻ quạt để làm cây cảnh và để làm dược liệu.
2. Đặc điểm nhận dạng của cây rẻ quạt
Rẻ quạt là một loại cây thuộc dạng thân thảo thấp, có chiều cao trung bình khoảng nửa mét (0.5m). Chúng ta có thể nhận biết rẻ quạt với các đặc điểm cụ thể như sau:
- Lá rẻ quạt: là dạng lá mảnh dẻ có gân lá song song với nhau, tán lá rộng khoảng từ 1cm đến 3cm, chiều dài của lá khoảng 25cm – 30cm. Các lá rẻ quạt mọc xen kẽ nhau tạo thành một bản lá dài phẳng và xòe ra giống rẻ quạt. Thông thường các lá sẽ mọc bao bọc thân cây từ dưới lên trên và càng lớn thì lá tách, tỏa ra ngoài giống như hình chiếc quạt.
- Quả rẻ quạt có hình quả trứng, nhỏ khoảng bằng trứng chim sẻ, màu của quả hơi đen và bóng.
- Hoa rẻ quạt rất rực rỡ và đẹp mắt, thường mọc thành từng cụm trên đầu của ngọn cây. Mỗi chùm hoa có chứa 6 mảnh hoa nhỏ với màu vàng cam xen kẽ các đốm đỏ nhỏ.

3. Thu hái và sơ chế cây rẻ quạt
Người ta thường sử dụng rẻ quạt với mục đích chữa bệnh nên sẽ thu hái phần thân và phần rễ của cây để làm dược liệu.
Loại thảo dược này có thể thu hái quanh năm, thông thường người ta sẽ thu hoạch rẻ quạt vào thời điểm cuối thu lúc hoa đã tàn và cũng là thời điểm dinh dưỡng cùng các hoạt chất của cây tập trung nhiều ở rễ và thân. Khi này thu hoạch sẽ cho củ rẻ quạt to hơn và có công dụng tốt hơn.
Khi thu hái thảo dược rẻ quạt thì chỉ cần thực hiện như sau:
- Nhổ hết cây lên, cắt lấy phần thân cây. Lấy rễ/củ rẻ quạt lên, tước bớt lá và cắt bỏ bớt những rễ nhỏ xung quanh củ.
- Tiếp theo, đem rửa sạch, loại bỏ đất cát và để tiêu trừ hết độc tố của thân, lá và củ thì cần ngâm vào nước vo gạo trong vòng 1 ngày đêm, để cây không bị phát tính độc làm ảnh hưởng đến sức khỏe người dùng.
- Cuối cùng mang củ rẻ quạt đi thái mỏng và đem phơi khô tất cả là xong.
Bảo Quản: Sau khi đã phơi khô xong thì nên bảo quản dược liệu này trong túi bóng kín và đặt ở nơi khô ráo, thoáng mát. Tránh những nơi ẩm thấp và gần hóa chất độc hại. Lưu ý trong những ngày thời tiết ẩm ướt thì nên đổ ra và sấy thảo dược lên để tránh bị ẩm mốc, tránh cho vi khuẩn không phát triển. Chỉ nên sử dụng rẻ quạt được bảo quản trong vòng từ 3 tháng – 5 tháng, chứ không nên để lâu hơn.
4. Thành phần hóa học của rẻ quạt
Cây rẻ quạt có các thành phần hóa học bao gồm:
Thân và rể rẻ quạt chưa các chất: glucozit belamcandin, glucozit iridin, irisfloretin, shekanin, tectoridin,…. Đây là những hoạt chất có tác dụng trị chứng bệnh viêm họng, ho có đờm, viêm amidan, rối loạn tiêu hóa và giúp chữa trị các vết thương ngoài da.
Cây rẻ quạt có công dụng gì?
Dược liệu này có tính hàn hơi độc, có vị đắng và tác động được vào 2 kinh là can và phế trong hệ thống kinh mạch trên cơ thể. Vậy nên tác dụng của cây rẻ quạt là thanh nhiệt, giải độc, tiêu viêm, hóa đờm, chữa trị nhiều bệnh về họng và tốt cho tiêu hóa.
Cụ thể một số công dụng của thảo dược rẻ quạt như:
- Chữa bệnh viêm họng, viêm phế quản mãn tính, viêm thanh quản, cây rẻ quạt chữa amidan viêm
- Chữa ho khan, ho có đờm, hen suyễn, ho gà, giảm đau rát hầu họng do các cơn ho gây ra
- Rẻ quạt chữa bệnh quai bị
- Chữa các chứng chướng bụng, tích nước trong bụng bằng rẻ quạt
- Trị chứng bí đại tiện và tiểu tiện nhờ rẻ quạt
- Dược liệu rẻ quạt rất tốt cho tiêu hóa
- Chữa chứng tắc sữa, sưng vú bằng rẻ quạt
- Chữa bệnh nấm da từ bài thuốc rẻ quạt
- Chống viêm, ức chế phản ứng viêm, cây rẻ quạt trị viêm xoang
- Chữa bệnh đau răng bằng Rẻ quạt
- Chữa vết thương do rắn cắn, côn trùng cắn, các vết thương ngoài da, chữa bong gân,…
Một số bài thuốc trị bệnh hiệu quả từ cây rẻ quạt
Rẻ quạt được xem là một trong những dược liệu quý mang đến hiệu quả cao trong việc trị bệnh. Đồng thời nó cũng mang lại sự an toàn và không gây nhiều tác dụng phụ gây nguy hiểm cho người sử dụng.

Sau đây sẽ là một số bài thuốc trị bệnh hiệu quả từ cây rẻ quạt
1. Bài thuốc cây rẻ quạt chữa ho
Một số bài thuốc chữa bệnh ho hiệu quả bằng thảo dược rẻ quạt.
- Bài 1 – chữa bệnh ho có đờm bằng thảo dược rẻ quạt: Dùng 10g cây rẻ quạt khô đem sắc với 800ml nước, uống mỗi ngày cho đến khi khỏi bệnh.
- Bài 2 – Thuốc chữa bệnh ho khan, ho kéo dài: Dùng rẻ quạt, tế tấn, gừng tươi, tử uyển, khoản đông hoa, đại táo, mỗi loại dùng từ 6g – 10g. Đem tất cả rửa sạch và sắc với 5 chén nước trên lửa nhỏ cho đến khi còn 1 chén thuốc thì chắt ra để uống khi còn ấm. Mỗi ngày dùng 1 thang, sử dụng trong 2 tuần liên tục để có kết quả tốt nhất.
2. Bài thuốc rẻ quạt giúp nhuận tràng, tốt cho tiêu hóa, lợi tiểu
Dùng 10g rễ của cây rẻ quạt khô đem rửa sạch qua với nước rồi sắc với nửa lít nước. Đun cho đến khi còn 150ml – 170ml rồi chia nước thuốc này thành 3 phần dùng uống trong ngày. Sử dụng uống liên tục từ 7 ngày – 10 ngày sẽ thấy hiệu quả rõ rệt.
3. Rẻ quạt chữa chứng tích nước ở bụng
Dùng 20g cây rẻ quạt tươi đem rửa thật sạch và để ráo. Sau đó giã nát và chắt lấy nước để uống. Sử dụng liên tục mỗi ngày cho đến khi thấy hiệu quả đỡ hẳn hoặc biến mất chứng chướng bụng. Thông thường sử dụng bài thuốc này trong khoảng 10 ngày sẽ thấy hiệu quả.
4. Bài thuốc chữa viêm họng từ cây rẻ quạt
Sau đây sẽ là một số bài thuốc chữa các loại bệnh viêm họng từ cây rẻ quạt gồm:
Bài thuốc chữa bệnh viêm họng nhẹ:
- Dùng 9g rẻ quạt + 6g bạc hà + 6g cam thảo, đem sắc lấy nước uống mỗi ngày.
Bài thuốc chữa viêm họng nặng:
- Dùng 12g rẻ quạt + 12g cát cánh + 8g hoàng cầm + 8g cam thảo. Đem sắc lấy nước uống hoặc đem các vị thuốc này tán thành bột, trộn lẫn với nhau sau đó dùng nước sôi để nguội pha uống cũng rất hiệu quả.
Bài thuốc trị viêm họng và viêm amidan cấp tính:
- Dùng khoảng từ 15g – 20g rẻ quạt tươi rửa sạch với nước muối hoặc nước vo gạo, sau đó nhúng qua một lần với nước sôi.
Sau đó cho rễ cây vào cối và giã nát cùng với một muỗng nhỏ muối hạt.
- Chắt lấy nước cốt để ngậm súc miệng rồi nhổ ta và từ từ nuốt chất còn lại trong khoang miệng xuống thành họng.
- Dùng phần bã mang đi hơ nóng rồi đắp lên vùng cổ đang bị đau rát nhất.
Kiên trì thực hiện sử dụng bài thuốc rẻ quạt tươi này từ 5 ngày – 7 ngày dùng mỗi ngày từ 2 lần – 3 lần sẽ thấy hiệu quả cao.
5. Chữa cây rẻ quạt trị bệnh viêm phế quản mãn tính
Dùng 5g rẻ quạt khô + 2g cát cánh + 2g cam thảo + 2g hoàng cầm, đem tất cả sắc lấy nước uống mỗi ngày 1 thang.
6. Bài thuốc cây rẻ quạt chữa viêm họng hạt:

- Bài thuốc 1:
Dùng rễ rẻ quạt phơi khô đem sao vàng hạ thổ + hạt gấc đã bóc hết lớp màng ở ngoài. Đem 2 dược liệu này tán thành bột mịn và trộn lại với tỷ lệ bằng nhau. Sau đó cho một ít đường trắng và một ít nước vào và vo thành từng viên nhỏ, rồi đem đi hong khô trong nhiều ngày để sử dụng dần. Bảo quản thuốc trong bình thủy tinh, sử dụng ngày 2 lần mỗi lần 2 viên sau bữa ăn. Khi dùng ngậm cho đến khi thuốc tan rồi nuốt từ từ xuống. Nên kiên trì sử dụng sau 1 tháng trở lên để có hiệu quả rõ rệt và lâu dài.
- Bài thuốc 2:
Sử dụng củ rẻ quạt tươi đem rửa sạch rồi trộn với muối và nướng chín thật kỹ lên. Sau đó đựng vào hũ thủy tinh, đậy kín nắp để bảo quản. Mỗi ngày ngậm một ít và nuốt từ từ xuống cổ họng, thực hiện 3 lần 1 ngày. Lưu ý không nhai, vì nhai và nuốt bã thuốc này sẽ có thể khiến niêm mạc bị phồng, bỏng.
-
Bài thuốc 3:
Dùng rễ cây rẻ quạt đem rửa sạch rồi phơi khô, khi sử dụng thì nhai cùng với muối hạt để giúp sát trùng cổ họng.
- Bài thuốc 4:
Dùng rễ cây rẻ quạt đem sao vàng sắc uống từ 2 lần – 3 lần trong ngày.
- Bài thuốc 5:
Dùng từ 5g – 6g rễ và thân rẻ quạt đem sắc lấy nước uống hằng ngày. Ngoài ra, có thể thêm 1 – 2 lá mạch môn và 1 – 2 củ sâm đại hành + 1g cam thảo vào sắc uống cùng để có công dụng tốt hơn.
- Bài thuốc 6:
Dùng lá của rẻ quạt đem cắt thành từng đốt nhỏ, rồi đem giã nát. Sau đó thêm vào một ít nước ấm và khuấy đều lên, rồi chờ lắng cặn thì chắt lấy nước uống từ từ, trong thời gian khoảng 1 phút thì cổ họng sẽ có cảm giác nóng rát và sau đó thì cảm giác đau hay khó nuốt do viêm họng hạt sẽ biến mất. Sử dụng mỗi buổi tối liên tục từ 3 đến 5 ngày sẽ khỏi hẳn.
- Bài thuốc 7:
Dùng 8g rễ rẻ quạt khô + 10g sài đất khô + 8g cam thảo tươi + 8g hạt đậu chiều sao vàng, đem tất cả sắc với 400ml nước cho đến khi cạn còn ¼ thì lấy nước thuốc chia thành nhiều lần uống hết trong ngày.

7. Bài thuốc trị bệnh hen suyễn ở trẻ em bằng rẻ quạt
Dùng 6g rẻ quạt + 9g tử uyển + 9g bán hạ chế + 6g khoản đông hoa + 2g sinh khương + 2g tế tân + 2g ma hoàng + 2g ngũ vị tử. Đem rửa sạch với nước và nấu với 3 bát nước cho đến khi sắc còn 1 bát thì chắt uống. Mỗi ngày dùng 1 thang, mỗi thang sắc thành 2 lần để uống vào buổi sáng và buổi tối. Dùng kiên trì ít nhất là 1 tháng để thấy hiệu quả tốt.
8. Bài thuốc chữa viêm yết hầu bằng rẻ quạt
Dùng 10g cây rẻ quạt khô + 10g kim ngân hoa + 10g cam thảo + 10g bạc hà + 10g ngưu bang tử. Đem sắc với 500ml nước cho đến khi còn 200ml thì dùng để uống nhiều lần trong ngày. Nên giữ nước thuốc luôn ấm để có hiệu quả tốt hơn khi dùng và nên uống sau khi đã ăn no.
9. Bài thuốc từ cây rẻ quạt giúp thông tuyến sữa cho phụ nữ
Dùng rẻ quạt đã phơi khô đem đun với 800ml nước cho đến khi sôi thì đun thêm 15 phút. Sau đó chắt lấy nước chia thành 2 lần uống sau mỗi bữa ăn sáng và tối.
Đây cũng là bài thuốc hữu hiệu cho các chị em phụ nữ giảm được cơn đau bụng và đau lưng khi đến chu kỳ kinh nguyệt.
10. Bài thuốc chữa vết thương bị rắn cắn từ rẻ quạt
Dùng một nắm lá xạ can đem rửa thật sạch với nước muối pha loãng và để thật ráo. Sau đó giã nát phần lá này rồi lấy cả bã và nước lá đắp lên miệng vết thương bị rắn cắn hay côn trùng cắn hoặc vết thương ngoài da. Rồi dùng băng gạc để cố định thuốc vào vết thương, sau vài giờ thì tháo ra. Sử dụng 2 lần một ngày cho đến khi thấy lên da non thì dừng.
Một số lưu ý khi sử dụng thảo dược rẻ quạt để chữa bệnh
Cây rẻ quạt có rất nhiều lợi ích cho sức khỏe, tuy nhiên để đảm bảo được sự an toàn khi sử dụng và có được hiệu quả tốt nhất khi sử dụng thì chúng ta cần lưu ý một số điều như sau:
- Chỉ dùng từ 5g – 7g rẻ quạt tươi mỗi lần, vì nếu dùng quá nhiều có thể gây nóng và bỏng rát trong miệng, trong cổ họng.

- Không sử dụng dược liệu này quá 3 lần/ 1 ngày.
- Không sử dụng cho các đối tượng gồm: phụ nữ mang thai, trẻ em, người có tỳ vị yếu, khí huyết hư.
- Phân biệt chính xác cây rẻ quạt để tránh sử dụng nhầm với loại cây khác, để không làm ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng.
- Nên kết hợp chế độ ăn uống và lối sống lành mạnh phù hợp trong quá trình dùng thuốc chữa bệnh. Nhằm giúp hỗ trợ quá trình hấp thu dưỡng chất được tốt nhất.
- Nên kiên trì sử dụng thuốc ít nhất là theo đúng thời gian chuẩn để thấy hiệu quả. Vì tác dụng của thuốc là nhanh hay chậm sẽ phụ thuộc vào cơ địa của người bệnh.
- Nên sử dụng dược liệu rẻ quạt ở dạng khô sẽ tốt hơn. Còn nếu sử dụng ở dạng tươi thì nên sơ chế kỹ để loại bỏ lượng độc tố nhỏ có trong thảo dược bằng cách ngâm với nước vo gạo 1 ngày đêm sau đó phơi khô qua. Đây cũng là đáp án cần lưu ý cho những ai đang thắc mắc về cây rẻ quạt có độc không?
Địa chỉ cung cấp sản phẩm từ cây rẻ quạt chất lượng
Trên thị trường hiện nay có rất nhiều nơi bán sản phẩm dược liệu từ cây rẻ quạt. Tuy nhiên, cũng có nhiều nơi không đảm bảo được chất lượng dược liệu, làm ảnh hưởng đến quyền lợi của khách hàng sử dụng. Vậy nên mua dược liệu từ rẻ quạt ở đâu?
Bạn nên đến với nhà thuốc Apharma – nơi chuyên cung cấp các loại thuốc, dược liệu, thảo dược uy tín trên toàn quốc. Đồng thời có dịch vụ chăm sóc khách hàng tận tình, chu đáo giúp mang đến hiệu quả cao nhất cho người tiêu dùng.
Bạn cũng có thể mua các sản phẩm thuốc tại tiệm thuốc online của Công ty cp dược phẩm Apharma để hoàn toàn yên tâm về dược liệu mình sử dụng luôn là loại có chất lượng tốt nhất nhé!