Cây lá ngón là một loại cây thường gặp ở vùng núi, chúng được biết đến là loai cây gây chết người do có chứa chất kịch độc. Chỉ sau khoảng 5-10 phút là đã ngấm toàn bộ vào đường tiêu hóa và giết chết một người trong vòng 1-7 tiếng. Tuy nhiên, loại cây này lại rất dễ nhầm lẫn với các loại khác, gây nguy hiểm khôn lường. Bài viết dưới đây sẽ chỉ ra đặc điểm nhận dạng của lá ngón và cách xử lý khi bị ngộ độc.
Đặc điểm nhận dạng cây lá ngón
Cây lá ngón là một loại cây độc chết người, chúng có thân quấn, màu xanh, phần cành không có lông, có độ dài khoảng 12m. Lá ngón độc, có hình thuôn dài, đầu nhọn, bóng nhẵn, mọc đối xứng nhau
Theo một số tài liệu được tìm thấy, lá ngón có thân và phần cành không có lông. Trên phần thân hơi có khía dọc. Lá ngón có hình thuôn dài, mọc đối xứng, đầu nhọn, bóng nhẵn, có chiều dài khoảng 7-12 cm và bề rộng 2,5 – 5,5 cm.
Hoa lá ngón có màu vàng tươi, 5 cánh, thường nở rộ vào tháng 6,8,10. Quả của chúng có màu nâu, rộng 0,5 cm, không có lông bao quanh. Bên trong có hạt nhỏ, màu nâu nhạt.
Cây lá ngón khi còn non sẽ có màu xanh lục nhạt, khi cây già, lá chuyển sang màu xám nâu nhạt.
Tên gọi
- Tên thường goi: Lá ngón, cây lá ngón
- Tên khác: Đoạn trường thảo, cây rút ruột, co ngón, hồ mạn trường, hồ mạn đằng, hoàng đằng, đoạn trường thảo, câu vẫn.
- Thuộc họ: Gelsemiaceae
Nơi phân bố
Cây lá ngón thường được tìm thấy ở vùng núi, những nơi dân tộc vùng cao tại các tỉnh như Hòa Bình, Tuyên Quang, Lạng Sơn, Lào Cai,…Ở Trung Quốc, lá ngón được sử dụng để đầu độc.
Hình ảnh cây lá ngón
Có ăn được lá ngón hay không?
Theo nhiều thí nghiệm của chuyên gia, lá ngón có độc là do các ancaloit chứa trong toàn bộ cây. Cụ thể, có tới 17 đơn phân ancaloit đã được chiết ra từ lá ngón như koumin, gelsenicin, gelsamydin I, gelsemoxonin, 19α-hydroxygelsamydin. Trong đó hàm lượng koumin là cao nhất còn độc tính của gelsenicin tính theo LD50 trên chuột là cao nhất.
Vì vậy, ăn lá ngón sẽ gây ra ngộ độc và chết người sau khi ăn 3 lá trong thời gian khoảng 1-7 tiếng. Bạn cần hết sức cẩn thận khi tiếp xúc với loại cây này bởi chúng rất dễ nhầm lẫn với các loại cây ăn quả khác.
Cách xử lý khi bị ngộ độc cây lá ngón
Người bị ngộ độc cây lá ngón sẽ có các triệu chứng như:
- Hoa mắt, chóng mặt, khát nước, buồn nôn.
- Đau rát cổ họng, tim đập yếu, khó thở.
- Răng cắn chặt, sùi bọt mép, giãn đồng tử
Theo các bác sĩ, khi có người bị ngộ độc cây lá ngón cần phải tiến hành sơ cứu trước 1 tiếng để ngăn chặn các chất độc ngấm vào cơ thể. Các bước thực hiện như sau:
- Tìm mọi cách để người bệnh có thể nôn lá ngón ra, dùng tay chọc sâu cổ họng để đưa lá ngón ra ngoài.
- Nhanh chóng đưa bệnh nhân đến bệnh viện để thực hiện cấp cứu.
Tại bệnh viện, người bệnh sẽ cho người bệnh nằm nghiêng và hút đờm bên trong để thông thoáng đường thở. Dùng các biện pháp để rửa dạ dày, đặt ống nội khí quản,… để duy trì mạch, huyết áp cho bệnh nhân. Đồng thời, sử dụng than hoạt tính để hấp thụ các chất độc bên trong cơ thể và đường tiêu hóa.
Sau khi làm xong các biện pháp ban đầu, người bệnh sẽ được truyền dịch, lọc máu, ổn định huyết áp. Hiện nay, người bệnh ăn phải lá ngón đều có thể chữa trị kịp thời nếu được sơ cứu trong 1 tiếng.
Tổng kết
Cây lá ngón không được dùng để làm thuốc, Apharma chỉ giới thiệu cho bạn đọc để tránh và biết cách sơ cứu khi trót ăn phải loại cây độc này. Hy vọng những thông tin này sẽ giúp bạn có thêm nhiều kiến thức hữu ích trong cuộc sống. Cảm ơn bạn đã quan tâm!